Siêu nhanh giải chủ đề 7 HĐTN 7 Cánh diều
Giải siêu nhanh chủ đề 7 HĐTN 7 Cánh diều. Giải siêu nhanh HĐTN 7 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 7 Cánh diều phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 7. CUỘC SỐNG QUANH TA
Hiệu ứng nhà kính
1. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính
Câu 1: Tìm hiểu và chia sẻ những hiểu biết của em về các vấn đề được mô tả trong từng hình ảnh dưới đây:
Gợi ý:
Chỉ ra vấn đề được mô tả trong hình ảnh;
Nêu hậu quả của vấn đề;
Liên hệ thực tiễn tại địa phương em.
Giải rút gọn:
Hình 1 + 2: khói bụi từ các phương tiện giao thông và nhà máy, khu công nghiệp làm ô nhiễm không khí, khiến thành phố trở nên tràn đầy khói bụi đồng thời cũng khiến người dân sẽ mắc nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hiện nay địa phương em cũng đang mắc phải tình trạng này khi Hà Nội là một trong thành phố có mức độ ô nhiễm không khí nặng nhất.
Hình 3 + 4: nạn chặt phá rừng làm đất đai xói mòn, gây sạt lở, lũ lụt. Điều này mang lại hậu quả nghiêm trọng khi có thể gây ra lũ lụt tàn phá nhà cửa của người dân và có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của những người dân địa phương.
2. Tác động của hiệu ứng nhà kính
Câu 1: Chia sẻ những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính với tự nhiên và con người.
Giải rút gọn:
Những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính với tự nhiên và con người:
Tự nhiên:
Biến đổi khí hậu: gây ra các hiện tượng như thủng tầng ozone, nóng lên toàn cầu, băng tan ở hai cực,...
Sinh vật: nhiều loài sinh vật dần dần biến mất vì không thích nghi được với sự thay đổi môi trường sống.
Nguồn nước: ảnh hưởng đến chất lượng và sự thiếu hụt lượng nước trên trái đất.
Con người:
Sức khoẻ: kéo theo nhiều loại bệnh, dịch bệnh phát tán tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Sự thay đổi khí hậu có thể gây ra các thiệt hại cho các hoạt động kinh tế khiến con người khó thể kiếm được việc làm.
3. Đối thoại về Hiệu ứng nhà kính
Câu 1: Tham gia đối thoại về Hiệu ứng nhà kính trong các vai trò dưới đây:
Giải rút gọn:
Học sinh tự chia nhóm, phân vai trò và tự tiến hành đối thoại với nhau.
Câu 2: Chia sẻ cảm nghĩ, điều em học được sau khi tham gia buổi đối thoại.
Giải rút gọn:
Cảm nghĩ của em: Mỗi cá nhân, tập thể đều có những cách khác nhau để bảo vệ môi trường và chúng ta cũng nên tuyên truyền ý thức này cho các người dân để giảm thiểu tác động của nhà kính, giữ cho môi trường sống lành mạnh.
Bài học: Chúng ta cần rèn luyện cho mình ý thức bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khoẻ của bản thân và mọi người.
4. Chiến dịch truyền thông vì một tương lai xanh
Câu 1: Xây dựng kế hoạch cho chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm hiệu ứng nhà kính.
Giải rút gọn:
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG “KHU PHỐ XANH”
- Thời gian: Sáng chủ nhật
- Địa điểm: Nhà văn hoá phường
- Người tham gia: Đại diện các hộ gia đình trong khu vực
Hoạt động | Mục tiêu | Cách thức | Thời gian | Người thực hiện | Kết quả dự kiến |
Tìm hiểu về “Khu phố xanh” và các tiêu chí | Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng “Khu phố xanh” | Thảo luận, toạ đàm | 30 phút | Thành viên ban tổ chức | Bảng tiêu chí đánh giá “Khu phố xanh” |
Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng “Khu phố xanh” | Có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống của bản thân và những người xung quanh | Làm việc cá nhân, nhóm | 60 phút | Đại diện các hộ gia đình | - Các biện pháp xử lí rác thải trong gia đình |
Triển khai dự án “Khu phố xanh” | Tiến hành “làm xanh” khu phố | Làm việc cá nhân, nhóm | 120 phút | Tất cả những người tham gia | Vệ sinh khu phố sạch sẽ, thông thoáng và trông thêm cây xanh |
Câu 2: Thiết kế thông điệp về giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính và thuyết minh về thông điệp đó.
Giải rút gọn:
"Nóng lên toàn cầu" là một cảnh báo về hiện tượng Trái Đất đang nóng lên do tác động của con người. Hiện tượng này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tự nhiên và con người, đe dọa đến sự sống trên Trái Đất. Vậy nguyên nhân là do đâu? Nóng lên toàn cầu là do sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Khí nhà kính là những chất khí hấp thụ bức xạ nhiệt từ mặt trời, khiến cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Lượng khí nhà kính trong khí quyển tăng lên do các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng,... Hậu quả của nóng lên toàn cầu cũng cần phải chú ý đến khi đã làm thay đổi các mô hình khí hậu, dẫn đến sự biến đổi của các hệ sinh thái trên Trái Đất. Nhiều loài sinh vật không thể thích nghi với sự thay đổi này và có thể bị tuyệt chủng. Hay một số khí nhà kính cũng là các chất gây ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm bệnh tim, phổi và ung thư cho con người. Vì thế để ngăn chặn việc này, chúng ta cần trồng thêm thật nhiều cây xanh, sử dụng những nguồn năng lượng sạch và dùng tiết kiệm nguồn điện, nước,… Nóng lên toàn cầu là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Hãy hành động ngay hôm nay để ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Vượt qua khó khăn
1. Khó khăn của em
Câu 1: Chia sẻ về khó khăn của em.
Gợi ý:
Vấn đề em gặp khó khăn.
Ảnh hưởng của khó khăn đó đến bản thân em.
Cách em đã vượt qua khó khăn.
Giải rút gọn:
Vấn đề em gặp: tự ti, không có khả năng thuyết trình trước đám đông
Ảnh hưởng của khó khăn đó: khiến em mất tự tin, không dám đảm nhận các vai trò nói trước đám đông, khiến bản thân trở nên mờ nhạt.
Cách em đã vượt qua khó khăn:
Chuẩn bị thật kĩ nội dung mình cần nói.
Luyện nói trước gương, trước mặt người thân và sau đó là bạn bè.
Nói bình tĩnh, chậm rãi, ngắt nghỉ rõ ràng.
2. Cách thức vượt qua khó khăn
Câu 1: Chỉ ra khó khăn của Nhi và cách mà Nhi đã làm để vượt qua khó khăn.
Giải rút gọn:
Khó khăn của Nhi: không hiểu một số nội dung trong giờ học toán.
Cách Nhi vượt qua khó khăn: trao đổi với Mai – người học giỏi Toán về bài học. Nếu vẫn chưa hiểu thì sẽ gặp thầy để hỏi lại.
Câu 2: Chia sẻ các bước em đã làm để vượt qua khó khăn trong một tình huống cụ thể.
Giải rút gọn:
Khó khăn gặp phải: không theo kịp kiến thức trên lớp.
Nguyên nhân: nghỉ ốm.
Các phương án và sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn: học nhóm với các bạn để bổ sung kiến thức hoặc nhờ thầy cô giảng lại nếu vẫn chưa hiểu.
3. Chiến thắng thử thách
Câu 1: Vận dụng các bước vượt qua khó khăn để xử lí các tình huống sau:
Giải rút gọn:
Tình huống 1: Bình tĩnh và nói chuyện và đính chính với các bạn những thông tin sai lệch đó.
Tình huống 2: Chờ bố mẹ nguôi giận sau đó mới tìm cơ hội để giải thích cho bố mẹ hiểu.
Tình huống 3: Thảo luận lại với các bạn và trình bày suy nghĩ của mình, hi vọng được phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng hơn.
Ứng phó với các tình huống nguy hiểm
1. Nhận diện tình huống nguy hiểm
Câu 1: Chia sẻ về tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua.
Giải rút gọn:
Thời gian diễn ra tình huống nguy hiểm: sau giờ học.
Địa điểm diễn ra tình huống nguy hiểm: trên đường về nhà.
Dấu hiệu: có người lạ mặt đi theo.
Tình huống diễn ra: trên đường đi học về, bạn N bị một người lạ mặt đi theo. Bạn đi nhanh, người đó cũng đi nhanh. Bạn đi chậm, người đó cũng đi chậm.
Cách xử lí của bạn N: nhanh chóng chạy vào một cửa hàng tạp hoá gần đó để mượn điện thoại và gọi bố mẹ đến đón hoặc đi đến nơi sáng và đông người, sau đó nhờ họ giúp đỡ
Cảm xúc của bạn: cảm thấy may mắn vì bản thân đã bình tĩnh để xử lí tình huống và tự bảo vệ bản thân.
2. Cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm
Câu 1: Thảo luận tình huống trên theo gợi ý sau:
Phân tích tình huống bạn Hà gặp phải.
Giải thích tại sao đó là tình huống nguy hiểm.
Cách bạn Hà đã xử lí tình huống.
Giải rút gọn:
Tình huống bạn Hà gặp phải: bạn bị một người đàn ông lạ mặt bám theo.
Bởi vì bạn và người đàn ông kia không hề quen biết. Ông ta đi theo bạn có thể có mục đích xấu.
Bạn Hà đã chạy thật nhanh vào nhà bác Nam gần đó để đợi bố mẹ đến đón về.
Câu 2: Trao đổi những việc nên làm khi gặp tình huống nguy hiểm.
Giải rút gọn:
Bình tĩnh suy nghĩ, không hoảng hốt.
Liệt kê các phương án ứng phó.
Tìm cách ứng phó phù hợp: đi đến nơi đông người, nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh, gọi điện thoại cho người thân,…
3. Xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm
Câu 1: Quan sát các bức tranh và chỉ ra mối nguy hiểm mà các bạn trong mỗi tranh có thể gặp phải.
Câu 2: Thảo luận cách xử lí và đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm đó.
Giải rút gọn:
Tranh 1: các bạn có thể bị đuối nước.
Cách xử lí: tiếp tục bơi nếu có áo phao hoặc bơi gần bờ có sự giám sát của người lớn.
Tranh 2: bạn gái có thể bị sét đánh.
Cách xử lí: vào nhà gần nhất xin trú nhờ, tuyệt đối không được đứng dưới cây.
Tranh 3: các bạn có thể gây ra tai nạn giao thông.
Cách xử lí: đi đúng làn đường dành cho xe đạp với tốc độ vừa phải, không đi dàn hàng ngang hay vừa đi vừa nói chuyện.
Tranh 4: bạn gái có thể bị đốt.
Cách xử lí: gạt bọ ra khỏi tay mình hoặc nhanh chóng gọi người lớn đến giúp.
Câu 3: Chia sẻ điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.
Giải rút gọn:
Khi gặp tình huống nguy hiểm phải thật bình tĩnh, nhanh chóng suy nghĩ cách giải quyết vấn đề.
Tuân thủ các quy tắc, luật lệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
4. Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm
Câu 1: Thiết kế Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm.
Gợi ý:
Bìa sổ tay
Nội dung: ghi lại các tình huống nguy hiểm và cách ứng phó với các tình huống ấy (có thể sử dụng tranh vẽ, kí hiệu, sơ đồ,...).
Giải rút gọn:
Câu 2: Giới thiệu, chia sẻ cuốn Sổ tay ứng phó với các tình huống nguy hiểm với các bạn và người thân.
Giải rút gọn:
Chiều nay, Hoa đi học về muộn hơn hàng ngày. Khi đi đến đoạn đường vắng, Hoa phát hiện ra có một người đàn ông lạ mặt đang đi theo mình.
=> Cách ứng phó:
+ Bình tĩnh, không hoảng hốt suy nghĩ cách giải quyết
+ Nhanh chóng đi đến nơi đông người hoặc cửa hàng tạp hóa để nhờ sự giúp đỡ
=> Để tránh gặp phải tình huống bị bám theo:
+ Không đi một mình nơi vắng người.
+ Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ
+ Luôn mang theo bên mình điện thoại để có thể gọi bố mẹ khi nguy cấp
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải HĐTN 7 Cánh diều chủ đề 7, Giải chủ đề 7 HĐTN 7 Cánh diều, Siêu nhanh Giải chủ đề 7 HĐTN 7 Cánh diều
Bình luận