Siêu nhanh giải chủ đề 2 HĐTN 7 Cánh diều
Giải siêu nhanh chủ đề 2 HĐTN 7 Cánh diều. Giải siêu nhanh HĐTN 7 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 7 Cánh diều phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 2. EM ĐANG TRƯỞNG THÀNH
Khám phá bản thân
1. Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập
Câu 1: Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn.
Gợi ý:
Những môn học em có điểm mạnh:
Em cảm thấy hứng thú khi học
Em có thể tập trung học
Những môn học em còn gặp khó khăn:
Em thấy khó khăn trong tiếp nhận kiến thức môn học
Em khó tập trung, mệt mỏi khi học.
Giải rút gọn:
Những môn học mà em có điểm mạnh: văn, toán, anh.
Những môn học em còn gặp khó khăn: lý, hóa.
Câu 2: Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả.
Giải rút gọn:
Môn toán: nắm vững các công thức, giải nhiều bài tập, học nhóm.
Môn văn: vẽ sơ đồ tư duy cho các bài văn.
Môn anh: xem phim, nghe nhạc, podcast tiếng anh
Câu 3: Lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn.
Giải rút gọn:
Học ở nơi thoải mái, yên tĩnh để có thể tập trung.
Học nhóm để giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề của bài học.
Áp dụng các phương pháp học khoa học để tập trung hơn: Học tập trung 25 phút sau đó nghỉ 5 phút rồi tiếp tục như vậy,…
2. Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống
Câu 1: Hãy liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý dưới đây:
Điểm mạnh:
Những việc nào em thường làm tốt nhất?
Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất.
Người khác nhận xét em có điểm mạnh gì?
Điểm hạn chế:
Em thường thấy khó khăn khi làm những việc gì?
Những kiến thức, kĩ năng nào em còn hạn chế?
Người khác đánh giá điểm hạn chế của em là gì?
Giải rút gọn:
Điểm mạnh:
Những việc em thường làm tốt nhất: khả năng phản biện.
Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất: nhận được giải cao trong cuộc thi hùng biện tại trường
Người khác nhận xét em có điểm mạnh: nhanh nhẹn, tập trung.
Điểm hạn chế:
Em thường thấy khó khăn khi: học các môn tự nhiên như toán, lý, hoá,...
Những kiến thức, kĩ năng em còn hạn chế: kĩ năng tính toán, suy nghĩ nhanh,...
Người khác đánh giá điểm hạn chế của em: còn nóng nảy, vội vã.
Câu 2: Chia sẻ với bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
Giải rút gọn:
Điểm mạnh của mình là có năng khiếu nghệ thuật. Mình vừa biết đánh đàn piano, vừa biết thổi sáo. Ngoài ra còn có thể nhảy và vẽ tranh khá đẹp. Tuy nhiên mình rất nhút nhát, rụt rè. Mình không dám đứng trước đám đông để thể hiện những khả năng của bản thân.
3. Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống
Câu 1: Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
Giải rút gọn:
Các điểm hạn chế | Cách khắc phục | Dự kiến việc sẽ làm | Kết quả mong đợi |
Khả năng Tiếng Anh còn hạn chế | Tích cực luyện tập nhiều hơn, mỗi ngày dành ít nhất 30 để luyện tập | - Học thuộc 5 từ mới mỗi ngày. - Nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Anh. | Nói và giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh |
Câu 2: Trao đổi với bạn và người thân về kế hoạch đó.
Giải rút gọn:
HS trao đổi với bạn và người thân về kế hoạch mình vừa lập.
4. Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc
Câu 1: Chia sẻ những câu chuyện về tấm gương kiên trì, chăm chỉ mà em biết.
Giải rút gọn:
Câu chuyện về Thomas Edison: Thomas Edison là một nhà phát minh vĩ đại với hàng nghìn phát minh, trong đó có bóng đèn điện. Ông là một người rất chăm chỉ và kiên trì. Ông đã thất bại hơn 10.000 lần trong quá trình nghiên cứu bóng đèn điện. Tuy nhiên, ông không nản chí mà tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng đã thành công.
Câu chuyện về Trạng nguyên Nguyễn Hiền: Nguyễn Hiền là một trạng nguyên nổi tiếng thời Trần. Ông là một người rất thông minh và chăm chỉ. Ông đã học chữ khi mới 5 tuổi và đã trở thành trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
Câu 2: Nêu những biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ.
Giải rút gọn:
Luôn cần cù, nỗ lực, chịu khó, quyết tâm hoàn thành công việc đã đặt ra.
Trong học tập: chăm chỉ học bài, làm bài tập về nhà và chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.
Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trở ngại và không ỷ lại vào người khác
Câu 3: Thảo luận cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc.
Giải rút gọn:
Nội dung cần rèn luyện | Cách rèn luyện |
Tự giác | - Xác định rõ điều mình muốn và cần đạt được. - Lập kế hoạch chi tiết về những việc cần làm. - Đặt báo thức, nhắc nhở để biết thời gian cần hoàn thành hay thời gian bắt đầu làm việc. |
Câu 4: Chia sẻ và thực hiện việc rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ hằng ngày.
Giải rút gọn:
Học sinh chia sẻ việc rèn luyện đã làm ở câu trên với người thân, bạn bè và thực hiện hằng ngày.
5. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
Câu 1: Nêu biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người.
Giải rút gọn:
Đối xử tử tế, lễ độ với mọi người.
Hiểu và tôn trọng thói quen, sở thích, sự khác biệt của mỗi người.
Tiếp thu ý kiến người khác dành cho mình.
Luôn giữ thái độ bình tĩnh, điều chỉnh cảm xúc phù hợp.
Câu 2: Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt.
Giải rút gọn:
Luôn quan tâm và lắng nghe để biết họ đang gặp vấn đề gì.
Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác.
Biết cách chia sẻ và đồng cảm với người khác.
6. Hành động vì sự khác biệt
Câu 1: Thực hiện các sản phẩm để thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nhau và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.
Giải rút gọn:
Gợi ý một số sản phẩm.
Câu 2: Giới thiệu sản phẩm.
Giải rút gọn:
HS lựa chọn sản phẩm và thực hiện giới thiệu trước lớp hoặc với bạn bè lý do tại sao mình lại chọn sản phẩm này.
Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
1. Nhận biết cảm xúc của bản thân
Câu 1: Mô tả các tình huống làm nảy sinh các cảm xúc của bản thân mà em nhận biết được.
Giải rút gọn:
STT |
Các cảm xúc |
Mức độ xuất hiện | Mô tả tình huống làm em có cảm xúc | ||
Trong học tập | Trong mối quan hệ với các bạn | Trong mối quan hệ với bố mẹ, thầy cô | |||
1 | Tức giận | Thi thoảng | Giữa em và bạn xảy ra bất đồng ý kiến | Em và bạn cãi nhau | Em bị bố mẹ mắng oan |
2 | Buồn | Thi thoảng | Em bị điểm kém | Em và bạn thân giận nhau | Em bị thầy cô trách phạt |
Câu 2: Chia sẻ về các tình huống làm nảy sinh cảm xúc của em.
Giải rút gọn:
Nhờ nỗ lực trong học tập, em đạt được thành tích tốt trong kì thi cuối năm. Điều này khiến em rất vui sướng, tự hào và hạnh phúc và tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập hơn nữa.
2. Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
Câu 1: Hãy xác định mức độ kiểm soát cảm xúc của bản thân.
Gợi ý:
Giải rút gọn:
Em là người có khả năng kiểm soát cảm xúc yếu vì trong nhiều trường hợp, em có chưa thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân và chưa thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực, đôi khi còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra.
Câu 2: Đánh giá mức độ kiểm soát cảm xúc của em trong tình huống sau:
Giải rút gọn:
Trong tình huống, em có thể kiểm soát cảm xúc tốt. Em sẽ bình tĩnh và thẳng thắn góp ý để lần sau các bạn không trêu đùa mình như vậy nữa.
Câu 3: Chia sẻ điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Sự bình tĩnh, tỉnh táo trước mọi vấn đề.
Lạc quan, không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người.
3. Luyện tập kiểm soát cảm xúc
Câu 1: Luyện tập kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong các tình huống sau:
Giải rút gọn:
Tình huống 1: hít sâu, thở đều và bình tĩnh giải thích với bố.
Tình huống 2: Thư giãn đầu óc bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách và tự kiểm tra các lỗi sai và rút kinh nghiệm
Tình huống 3: Bình tĩnh lắng nghe quan điểm của bạn và nhẹ nhàng giải thích cho bạn hiểu để cùng nhau tìm lí do dẫn tới bất đồng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải HĐTN 7 Cánh diều chủ đề 2, Giải chủ đề 2 HĐTN 7 Cánh diều, Siêu nhanh Giải chủ đề 2 HĐTN 7 Cánh diều
Bình luận