Siêu nhanh giải chủ đề 2 HĐTN 9 Cánh diều

Giải siêu nhanh chủ đề 2 HĐTN 9 Cánh diều. Giải siêu nhanh HĐTN 9 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 9 Cánh diều phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA BẢN THÂN

1. Tìm hiểu về giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực

- Trao đổi về những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực.

Gợi ý:

Những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực:

Giao tiếp, ứng xử tích cực

Giao tiếp, ứng xử chưa tích cực

- Chủ động giao tiếp

- Biết kết hợp lời nói với phương tiện phi ngôn ngữ khi giao tiếp.

- Tạo được sự hiểu biết lẫn nhau.

- Biết lắng nghe tích cực

- Thể hiện sự đồng cảm

- Thể hiện sự tôn trọng.

- Né tránh giao tiếp

- Không biết kết hợp lời nói với phương tiện phi ngôn ngữ khi giao tiếp.

- Chỉ tập trung vào ý kiến của bản thân

- Thờ ơ, ngắt lời người khác

- Chỉ trích, phê phán người khác

- Coi thường, hạ thấp người khác.

- Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong các tình huống sau:

+ TH1. T xin phép bố đi chơi với các bạn vào cuối tuần nhưng bố không đồng ý vì đã lâu ở bà ở quê mới có dịp lên chơi. T đã thể hiện thái độ khó chịu và không nói chuyện với bố. Sau khi được chị gái trò chuyện, phân tích, T đã hiểu. T xin lỗi và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà.

+ TH2. H có chuyện buồn nên đến tâm sự với bạn thân của mình là Q. Trong khi trò chuyện, Q liên tục xem điện thoại mà không tập trung vào câu chuyện của bọn mình.

+ TH3. Trong buổi thảo luận vê dự án của nhóm, với tư cách là trưởng nhóm, M luôn cho rằng chỉ có ý kiến của mình là hợp lí, yêu cầu mọi người làm theo.

Gợi ý:

 

Điểm tích cực

Điểm chưa tích cực

Tình huống 1

T xin lỗi và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà.

T đã thể hiện thái độ khó chịu và không nói chuyện với bố.

Tình huống 2

H buồn nên tâm sự với bạn thân Q.

Q chỉ tập trung xem điện thoại mà không để ý đến câu chuyện của H.

Tình huống 3

Cả nhóm tham gia trao đổi, thảo luận nhóm.

M tự cho ý kiến mình hợp lí và yêu cầu mọi người làm theo.

2. Nhận diện điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của bản thân

- Chia sẻ những điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của bản thân.

- Chia sẻ với bạn về những cách em dự định khắc phục những điểm chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của bản thân.

Gợi ý:

Ví dụ: Những điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp ứng xử của bản thân em:

- Những điểm tích cực:

+ Nói năng nhẹ nhàng, vừa phải, rõ ràng.

+ Không làm việc riêng khi đang nói chuyện với người khác.

+ Tôn trọng ý kiến của mọi người khi thảo luận, trao đổi.

- Những điểm chưa tích cực:

+ Thi thoảng không nhận lỗi, còn đổ lỗi

+ Nhìn nhận sự việc theo hướng tiêu cực

+ Thi thoảng nóng giận.

3. Rèn luyện giao tiếp, ứng xử tích cực

- Thường xuyên rèn luyện giao tiếp, ứng xử tích cực theo các gợi ý sau và chia sẻ kết quả.

Gợi ý:

- Lắng nghe tích cực

- Phản hồi hiệu quả

- Kiểm soát cảm xúc

 

KHÁM PHÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA BẢN THÂN

1. Nhận diện các tình huống thay đổi trong cuộc sống

- Chia sẻ các tình huống thay đổi và những khó khăn có thể xuất hiện khi gặp tình huống đó.

Gợi ý:

Các tình huống thay đổi và những khó khăn có thể xuất hiện khi gặp tình huống đó:

Lĩnh vực

Tình huống thay đổi

Khó khăn

Học tập

Học thêm tiếng Anh và nhảy

Lịch học dày đặc không có thời gian nghỉ ngơi.

Quan hệ bạn bè

Bạn thân nói xấu sau lưng và không chơi nữa.

Cảm thấy buồn và cô đơn.

Cuộc sống gia đình

Bố bị gãy chân, mẹ đang đi công tác xa

Cần nhiều thời gian để ở nhà chăm sóc bố 

Quan hệ thầy cô

Thầy giáo chủ nhiệm em 3 năm liên tiếp chuyển công tác.

Cảm thấy buồn và tiếc nuối.

2. Tìm hiểu biểu hiện của khả năng thích nghi

- Chỉ ra khả năng thích nghi của các nhân vật trong tình huống sau:

+ TH1. Bố mẹ H thay đổi công việc nên phải đi làm theo ca. Vì vậy, các công việc và lịch sinh hoạt trong gia đình bị xáo trộn. Ban đầu, cả bố mẹ và hai chị em H đều rất lúng túng. Sau khi phân công công việc và điều chỉnh thời gian biểu, mọi việc ổn định dần và cả nhà đều cảm thấy thoải mái.

+ TH2. Cô giáo dạy ngoại ngữ ở lớp của K có phương pháp dạy rất hay, K đã quen nên kết quả học tập khá tốt. Nhưng hết học kì 1, cô chuyển công tác và lớp K có giáo viên khác thay thế. K chưa quen với cách dạy, cách học mới nên gặp nhiều khó khăn và kết quả học tập kém đi.

+ TH3. Bước vào lớp 9, việc học tập trở lên áp lực hơn đối với Q. Hiểu được điều đó, ngay từ đầu năm học, Q đã lên kế hoạch học tập, tự xác định những điểm yếu của bản thân trong từng môn học để nhờ các bạn và thầy cô hỗ trợ. Với sự nỗ lực của bản thân, Q rất tự tin vào kết quả sắp tới của mình.

Gợi ý:

Khả năng thích nghi của các nhân vật trong tình huống:

+ TH1. Gia đình bạn H có khả năng thích nghi tốt khi nhanh chóng sắp xếp lại công việc và điều chỉnh thời gian biểu phù hợp.

+ TH2. Bạn K chưa thích nghi tốt nên dẫn đến kết quả học tập kém đi trông thấy.

+ TH3. Q có khả năng thích nghi tốt khi biết lên kế hoạch học tập của mình thông qua sự cố gắng của bản thân và sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè.

3. Khám phá khả năng thích nghi của bản thân

- Xác định khả năng thích nghi của bản thân dựa trên mức độ xuất hiện các biểu hiện sau:

Lĩnh vực

Biểu hiện

 

Học tập

Hiểu được sự thay đổi trong học tập

Sẵn sàng đối diện với khó khăn trong học tập.

Chủ động, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

 

Quan hệ bạn bè

Chấp nhận những thay đổi trong mối quan hệ bạn bè (thêm bạn mới, tình bạn rạn nứt, bạn phải chuyển đi xa,…)

Tự tin vào bản thân, tôn trọng sự khác biệt của mọi người.

Chủ động chia sẻ, hợp tác với các bạn

 

Cuộc sống gia đình

Hiểu rõ hoàn cảnh, điều kiện mới của gia đình.

Lạc quan, sẵn sàng đối diện với những thay đổi hoặc khó khăn trong cuộc sống.

Tích cực cùng các thành viên trong gia đình, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau.

- Đánh giá khả năng thích nghi của bản thân

- Chia sẻ kết quả khám phá khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi.

Gợi ý:

Xác định khả năng thích nghi của bản thân dựa trên mức độ xuất hiện các biểu hiện:

Lĩnh vực

Biểu hiện

Mức độ

 

Học tập

Hiểu được sự thay đổi trong học tập

Luôn luôn

Sẵn sàng đối diện với khó khăn trong học tập.

Luôn luôn

Chủ động, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

Luôn luôn

 

Quan hệ bạn bè

Chấp nhận những thay đổi trong mối quan hệ bạn bè (thêm bạn mới, tình bạn rạn nứt, bạn phải chuyển đi xa,…)

Luôn luôn

Tự tin vào bản thân, tôn trọng sự khác biệt của mọi người.

Đôi khi

Chủ động chia sẻ, hợp tác với các bạn

Luôn luôn

 

Cuộc sống gia đình

Hiểu rõ hoàn cảnh, điều kiện mới của gia đình.

Luôn luôn

Lạc quan, sẵn sàng đối diện với những thay đổi hoặc khó khăn trong cuộc sống.

Đôi khi

Tích cực cùng các thành viên trong gia đình, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau.

Luôn luôn

- Đánh giá khả năng thích nghi của bản thân: Thích nghi ở mức TỐT

- Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống là khả năng quan trọng giúp mỗi cá nhân có thể sống hài hòa và thành công.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải HĐTN 9 Cánh diều chủ đề 2, Giải chủ đề 2 HĐTN 9 Cánh diều, Siêu nhanh giải chủ đề 2 HĐTN 9 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác