Siêu nhanh giải chủ đề 1 HĐTN 9 Cánh diều
Giải siêu nhanh chủ đề 1 HĐTN 9 Cánh diều. Giải siêu nhanh HĐTN 9 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 9 Cánh diều phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
1. Sáng tạo sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường
Thiết kế giới thiệu sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Gợi ý giới thiệu sản phẩm:
+ Hình thức sản phẩm
+ Cách thực hiện thiết kế sản phẩm
+ Ý nghĩa, thông điệp của sản phẩm
Gợi ý:
- Hình thức: cánh buồm ước mơ. - Cách thực hiện: + Bước 1: Tạo khung con thuyền, cánh buồm + Bước 2: Tạo các sản phẩm trang trí con thuyền + Bước 3: Gắn, trang trí con thuyền. - Ý nghĩa, thông điệp: là con thuyền tri thức, đưa các thế hệ học sinh chắp cánh ước mơ. |
2. Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường.
- Chia sẻ về các hoạt động lao động công ích ở trường em.
- Xác định hoạt động lao động công ích em sẽ tham gia ở trường và nêu mục tiêu của hoạt động đó.
- Xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường.
Gợi ý:
- Hoạt động lao động công ích ở trường em:
+ Tên hoạt động: Làm sạch các hiện vật trong phòng truyền thống của nhà trường
+ Những việc em và các bạn thực hiện: Lau hiện vật, quét sàn phòng truyền thống.
+ Kết quả: Phòng truyền thống nhà trường sạch sẽ.
+ Cảm xúc của em: Hào hứng và vui vẻ.
- Các hoạt động lao động em sẽ tham gia ở trường và mục tiêu:
+ Dọn vệ sinh và trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường
+ Vệ sinh đường làng, khu phố, ấp,…
+ Làm sạch phòng Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Ví dụ xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường:
+ Tên hoạt động: Dọn vệ sinh, trồng hoa, trồng cây xanh trong và xung quanh khuôn viên trường.
+ Mục tiêu hoạt động: góp phần tạo môi trường xanh, sạch, đẹp
+ Đối tượng tham gia: Học sinh khối 5 và các thầy cô giáo.
+ Thời gian thực hiện: Chủ nhật
+ Nội dung hoạt động:
Dọn vệ sinh, trồng hoa, trồng cây xanh trong và xung quanh khuôn viên vườn hoa.
Thiết kế những biển báo nhỏ gắn trong vườn hoa
+ Cách thức tiến hành:
Bước 1: Đào hố và trồng cây non
Bước 2: Trồng bổ sung cây hoa, bồn hoa
Bước 3: Làm vệ sinh khuôn viên vườn hoa
Bước 4: Lựa chọn vị trí và đặt biển báo.
+ Phương tiện cần thiết: Chổi, xúc rác, cây hoa, cây xanh, cuốc, xẻng,…
+ Đánh giá hoạt động: hoàn thành xuất sắc, khuôn viên trường sạch, đẹp.
3. Tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Chia sẻ quan điểm của em nếu gặp tình huống sau:
“Nhằm mục đích phát huy truyền thống nhà trường, chi đoàn trường đã phát động cuộc thi viết về chủ đề “Tự hào trường em”. Một số bạn lớp em không hưởng ứng vì cho rằng các hoạt động này mất nhiều thời gian, không bổ ích, học sinh nên tập trung vào việc học thì tốt hơn.”
- Trao đổi về ý nghĩa của các hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên ở trường em và chia sẻ kết quả.
Gợi ý:
- Quan điểm của em:
+ Em không đồng tình với quan điểm của bạn
+ Chúng ta không chỉ nỗ lực trong học tập mà còn tham gia các hoạt động lao động công ích, hoạt động Đoàn...
- Ý nghĩa:
+ Rèn luyện kĩ năng hợp tác, kĩ năng quản lí thời gian.
+ Phát triển phẩm chất
+ Góp phần xây dựng và phát huy truyền thống của nhà trường.
+ Thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với nhà trường, với xã hội.
PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
1. Tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường
- Chia sẻ về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em biết.
Gợi ý:
- Phát thanh về phòng chống bắt nạt học đường.
- Chiến dịch “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bắt nạt học đường.
- Tập huấn kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường
- Tọa đàm “Học sinh nói không với bắt nạt học đường”
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường đã xây dựng.
Gợi ý:
Kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường BẮT NẠT – KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA 1. Mục tiêu: - Tuyên truyền về hành động ứng phó với bắt nạt học đường - Nâng cao trách nhiệm của học sinh toàn trường về phòng chống bắt nạt học đường. 2. Thời gian, địa điểm tổ chức: - Thời gian thực hiện: Tháng 9 - Địa điểm: Trường trung học cơ sở A 3. Các phương tiện cần thiết: - Máy tính - Giấy A0, bút màu - Loa phát thanh 4. Nội dung hoạt động: - Thiết kế áp phích - Thành lập đội ứng phó khẩn cấp - Xây dựng các bài truyền thông về phòng chống bắt nạt học đường. - Phát tờ cam kết “Tôi nói không với bắt nạt học đường”. - Thiết lập hộp thư điện tử “Điều tôi muốn nói”. 5. Phân công nhiệm vụ: - Nhóm truyền thông: In ấn, đăng bài, dàn áp phích, thông báo tới các lớp về sự kiện, tiếp nhận thư gửi qua hòm thư điện tử. - Nhóm thiết kế: Thiết kế áp phích, trang trí các giấy mời, giấy cam kết. - Nhóm nội dung: Xây dựng nội dung truyền thông, các khẩu hiệu, thông điệp tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường. - Nhóm ứng phó khẩn cấp: Trợ giúp kịp thời và kết nối với các lực lượng hỗ trợ khi có hiện tượng bắt nạt xảy ra. |
3. Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
Gợi ý:
- Kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường:
+ Số lượng tham gia: hơn 200 học sinh
+ Các hoạt động đã thực hiện:
Tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường.
Thực hiện cam kết “Tôi nói không với bắt nạt học đường”.
Chia sẻ quan điểm về “Bắt nạt học đường”…
+ Mức độ tích cực tham gia: Rất tích cực.
- Hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường:
+ Kết quả thu được vượt hơn mục tiêu đã đạt ra.
+ Bài học rút ra:
Khi làm việc nhóm muốn hiệu quả cần phải lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác nhau, từ đó đi đến thống nhất.
Khi xây dựng các kế hoạch hoạt động cho nhiều người tham gia, các nội dung cần chi tiết rõ ràng, phân công nhiệm vụ rõ ràng
TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT VÀ SỐNG HÀI HÒA
1. Trao đổi về tôn trọng sự khác biệt
- Chia sẻ sự khác biệt của thành viên trong tổ, lớp em.
- Thảo luận về những biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt.
Gợi ý:
- Các thành viên trong tổ em có sự khác biệt về:
+ Sở thích, tính cách
+ Quan điểm, ý kiến
+ Năng khiếu
+ Điểm mạnh, điểm yếu
+ ……….
- Những biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt:
+ Chấp nhận và tôn trọng những đặc điểm vốn có của mỗi người
+ Không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác
+ Đối xử công bằng, hợp tác với người khác
+ Lắng nghe, tiếp nhận quan điểm, ý kiến khác với mình.
2. Thể hiện tôn trọng sự khác biệt
Thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong các tình huống sau:
+ TH1. M là con gái, có sở thích cắt tóc ngắn và hành động mạnh mẽ, dứt khoát. Thấy vậy, một số bạn trong lớp tỏ thái độ không đồng tình với phong cách của M.
+ TH2. Mỗi khi N thuyết trình trước lớp, một số bạn thường cười và cố tình nhái lại do N nói giọng địa phương.
+ TH3. B là người rất tiết kiệm. mỗi khi các bạn rủ B mua một món đồ gì đó, B đều cân nhắc xem có thật cần thiết không nên các bạn cho rằng B là người keo kiệt.
Gợi ý:
+ TH1. Các bạn trong lớp nên tôn trọng sở thích của bạn M.
+ TH2. Các bạn nên tôn trọng giọng nói của bạn N không nên cười đùa và nhái lại giọng của bạn như vậy.
+ TH3. Bạn B là người biết tiết kiệm. Bạn biết cách tính toán để chi tiêu hợp lí, tránh lãng phí tiền của.
3. Tìm hiểu về biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô
- Chỉ ra các biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô trong những tình huống sau:
+ TH1. Một số thành viên trong lớp của V có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tuy nhà có điều kiện hơn nhưng không vì thế mà V xa lánh các bạn. Trái lại, V thường xuyên động viên, hỗ trợ các bạn trong học tập để cùng nhau tiến bộ.
+ TH2. Thấy T rất nghiêm khắc với học sinh của mình. Mỗi khi học sinh có lỗi, thầy thường phân tích, giảng giải để các em hiểu rõ và yêu cầu sửa ngay. Dù vậy, các bạn học sinh trong trường hợp không hề né tránh và chống đối. Các bạn đều hiểu, yêu quý thấy T và tích cực hoàn thành các nhiệm vụ thầy giao.
- Trao đổi về biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô.
Gợi ý:
- Các biểu hiện:
+TH1: Dù V có hoàn cảnh khó khăn nhưng cách bạn không xa lánh mà còn động viên, hỗ trợ giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
+TH2: Dù thầy T rất nghiêm khắc nhưng các bạn học sinh đều hiểu và yêu quý thầy, hoàn thành nhiệm vụ thầy giao.
- Biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô:
+ Vui vẻ, thân thiện với các bạn, thầy cô
+ Thường xuyên hợp tác cùng với các bạn hoàn thành nhiệm vụ học tập
+ Luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng mực
+ Lắng nghe, thuyết phục khi bất đồng ý kiến trong giao tiếp
4. Phát triển mối quan hệ hài hòa với các bạn, thầy cô
Đóng vai thể hiện sống hài hòa với các bạn và thầy cô trong các tình huống sau:
+ TH1. A là một học sinh học giỏi nhưng ít hợp tác và giúp đỡ các bạn trong lớp.
+ TH2. M là một thành viên trong nhóm. M thường xuyên từ chối nhiệm vụ được phân công vì cho rằng nhiệm vụ đó không phù hợp với mình.
+ TH3. N và H thường phản ứng lại với việc thầy cô yêu cầu chỉnh sửa sản phẩm học tập của nhóm.
+ TH4. C và B thường xảy ra tranh cãi khi thảo luận nhóm.
Gợi ý:
+ TH1. Bạn A nên chủ động hòa nhập cùng các bạn, chia sẻ những kiến thức mình biết giúp đỡ, hỗ trợ các bạn.
+ TH2. Bạn M chủ động đón nhận các nhiệm vụ được giao và cố gắng thực hiện sẽ học thêm được nhiều điều mới.
+ TH3. N và H học cách làm chủ cảm xúc của bản thân. Xin lỗi thầy cô và tiếp nhận ý kiến của thầy cô để sửa sản phẩm học tập của nhóm mình được tốt hơn.
+ TH4. C và B cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc và học cách tôn trọng ý kiến của người khác.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải HĐTN 9 Cánh diều chủ đề 1, Giải chủ đề 1 HĐTN 9 Cánh diều, Siêu nhanh giải chủ đề 1 HĐTN 9 Cánh diều
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận