Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 1: Xây dựng văn hóa nhà trường

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều chủ đề 1: Xây dựng văn hóa nhà trường có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lao động công ích giúp cho học sinh:

  • A. hiểu được giá trị của lao động từ đó biết trân trọng công sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng. 
  • B. hiểu được giá trị của cuộc sống và từ đó biết trân trọng những công trình công cộng. 
  • C. hiểu được giá trị của lao động và từ đó biết tôn trọng, tuyên dương người lao động với những cống hiến cho xã hội.
  • D. hiểu được giá trị của công sức người lao động để xây dựng các công trình công cộng cho xã hội. 

Câu 2: Đâu không phải một loại hình sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?

  • A. Tác phẩm âm nhạc. 
  • B. Báo cáo kết quả học tập. 
  • C. Trang thông tin điện tử.
  • D. Mô hình. 

Câu 3: Đâu không phải là hoạt động lao động công ích thường có ở trường?

  • A. Sắp xếp bàn ghế, trang thiết bị. 
  • B. Nâng cấp các công trình chung. 
  • C. Vệ sinh phòng học, sân trường. 
  • D. Đóng góp vào kế hoạch nhỏ. 

Câu 4: Đâu không phải là một trong những bước xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường? 

  • A. Sự trợ giúp hoạt động. 
  • B. Mục tiêu hoạt động.
  • C. Thời gian thực hiện.  
  • D. Đối tượng tham gia. 

Câu 5: Đâu không phải là một trong những hoạt động phòng chống bắt nạt học đường? 

  • A. Phát thanh về phòng chống bắt nạt học đường.
  • B. Chiến dịch “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bắt nạt học đường”. 
  • C. Tập huấn kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường. 
  • D. Phát tán các hình ảnh, video về bắt nạt học đường để lên án cá nhân có hành vi sai trái. 

Câu 6: Đặc điểm khi học sinh bị bắt nạt học đường là:

  • A. Có học lực và rèn luyện luôn đứng trong top đầu của lớp. 
  • B. Gia đình có hoàn cảnh và điều kiện kinh tế tốt hơn các bạn khác. 
  • C. Có sức khỏe về mặt thể chất hoặc tinh thần không được tốt
  • D. Gia đình luôn quan tâm và hỗ trợ trong quá trình học tập ở lớp. 

Câu 7: Đâu không phải là một trong những mục lớn cần có trong kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường? 

  • A. Báo cáo kết quả. 
  • B. Mục tiêu.
  • C. Thời gian, địa điểm tổ chức. 
  • D. Các phương tiện cần thiết. 

Câu 8: Đâu không phải là một trong những nội dung hoạt động phòng chống bắt nạt học đường? 

  • A. Thiết kế áp phích về chủ đề phòng chống bắt nạt học đường.
  • B. Thành lập đội ứng phó khẩn cấp. 
  • C. Xây dựng các bài truyền thông về phòng chống bắt nạt học đường.
  • D. Phát tờ khảo sát về mức độ và tổn thương đối với các nạn nhân của bạo lực học đường. 

Câu 9: Đâu không phải là một trong những nhóm nhiệm vụ cần có trong kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?

  • A. Truyền thông. 
  • B. Thiết kế.
  • C. Hỗ trợ hậu kì. 
  • D. Ứng phó khẩn cấp.

Câu 10: Đâu không phải là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?

  • A. Sự hỗ trợ của giáo viên. 
  • B. Số lượng học sinh tham gia. 
  • C. Mức độ tích cực tham gia. 
  • D. Các hoạt động đã thực hiện. 

Câu 11: Tôn trọng sự khác biệt là yếu tố cần thiết để chúng ta:

  • A. giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn. 
  • B. phát triển mối quan hệ hài hòa với thầy cô và các bạn.
  • C. tạo ra mối quan hệ bền lâu với thầy cô và các bạn.
  • D. kéo dài các mối quan hệ xã giao với thầy cô và các bạn. 

Câu 12: Nguyên nhân chủ khách quan của bạo lực học đường là do

  • A. Do kết bạn, chơi cùng các bạn có xu hướng bạo lực.
  • B. Do thiếu sự giáo dục và quan tâm của gia đình.
  • C. Tác động tiêu cực của các trò chơi bạo lực.
  • D. Sự thay đổi và phát triển tâm lí lứa tuổi.

Câu 13: Đâu không phải phải là hậu quả của bạo lực học đường?

  • A. Gây ra vết thương về thể xác, thương tích, thương tật.
  • B. Gây ra sự phản kháng, nổi loạn của nạn nhân.
  • C. Gây ra sự tự ti, chán nản, trầm cảm,...
  • D. Cú sốc tâm lí, ám ảnh không thể quên.

Câu 14: Đâu không đúng khi nói về bạo lực học đường?

  • A. Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.
  • B. Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.
  • C. Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường, giữa những học sinh có sự quen biết và tiếp xúc hoặc có mâu thuẫn từ trước.
  • D. Người có hành vi gây bạo lực sẽ có thể chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân cách.

Câu 15: Những hành vi có tính chất bắt nạt học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?

  • A. Quyền tự do dân chủ, quyền bất khả xâm hại về tính mạng và sức khỏe.
  • B. Quyền tự do ngôn luận,  quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
  • C. Quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
  • D. Quyền bất khả xâm phạm về tải sản, nhân phẩm, danh dự.

Câu 16: Đối tượng mà hoạt động công ích hướng tới thường là: 

  • A. cá nhân tham gia hoạt động. 
  • B. cá nhân có mặt ở nơi diễn ra hoạt động. 
  • C. cộng đồng, tập thể nhận được hỗ trợ. 
  • D. tập thể thực hiện hoạt động. 

Câu 17: Có mấy bước trong xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường? 

  • A. 10
  • B. 8
  • C. 7
  • D. 9

Câu 18: Bắt nạt học đường được coi là:

  • A. hành vi vi phạm pháp luật. 
  • B. thực trạng nhức nhối. 
  • C. vấn đề cũ nhưng nóng hổi. 
  • D. vấn nạn nguy hiểm.

Câu 19: Việc phòng chống bắt nạt học đường là trách nhiệm của:

  • A. phụ huynh học sinh. 
  • B. mọi người trong xã hội. 
  • C. cá nhân mỗi học sinh. 
  • D. nhà trường.

Câu 20: Tôn trọng sự khác biệt là tôn trọng: 

  • A. sự riêng tư của mỗi người. 
  • B. sự tự do và đặc điểm cá nhân mỗi người. 
  • C. quyền cá nhân của mỗi người. 
  • D. quyền sống và làm việc của mỗi người. 

Câu 21: Bình đẳng giới là thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt về:

  • A. cấu trúc và chức năng sinh lí. 
  • B. chức năng và vị trí xã hội. 
  • C. cấu trúc và chức năng sinh học. 
  • D. chức năng và vai trò xã hội. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác