Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 4: Sống có trách nghiệm

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều chủ đề 4: Sống có trách nghiệm có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm của em đối với công việc được giao?

  • A. Thay đổi kế hoạch theo thời gian biểu.
  • B. Lên kế hoạch cụ thể để thực hiện.
  • C. Sắp xếp thời gian hợp lí để thực hiện kế hoạch.
  • D. Tìm sự giúp đỡ từ người tin tưởng.

Câu 2: Đâu không phải là một bài học có thể rút ra khi thực hiện có trách nhiệm công việc được giao?

  • A. Cách tổ chức công việc hợp lí và khoa học.
  • B. Cách thể hiện ý kiến cá nhân.
  • C. Cách khắc phục hạn chế của bản thân.
  • D. Cách phát triển mối quan hệ khi thực hiện nhiệm vụ.

Câu 3: Đâu không phải là cách để khắc phục khó khăn khi nhiệm vụ được giao không phù hợp với khả năng của bản thân? 

  • A. Tìm hiểu kĩ nhiệm vụ được giao. 
  • B. Xác định công việc mình làm được. 
  • C. Tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác.
  • D. Tập trung vào việc mình có thể làm. 

Câu 4: Đâu không phải là một cách để khắc phục khó khăn về mặt thời gian khi thực hiện nhiệm vụ? 

  • A. Nhờ tới sự giúp đỡ của người khác. 
  • B. Sắp xếp lại thời gian biểu. 
  • C. Lên kế hoạch hoạt động. 
  • D. Làm việc quan trọng, ưu tiên. 

Câu 5: Đâu không phải là một trong những cách giải quyết khó khăn khi các thành viên trong nhóm chưa hợp tác? 

  • A. Chủ động kết nối, trao đổi thông tin.
  • B. Giám sát tiến độ của các thành viên.  
  • C. Sẵn sàng hỗ trợ mọi người thực hiện công việc. 
  • D. Giao việc phù hợp với yêu cầu với yêu cầu của thành viên. 

Câu 6: Đâu không phải một trong các bước thực hiện có trách nhiệm nhiệm vụ? 

  • A. Tìm hiểu kĩ về nhiệm vụ được giao. 
  • B. Lập kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ. 
  • C. Thay đổi kế hoạch thực hiện theo sở thích. 
  • D. So sánh kết quả đạt được với mục tiêu. 

Câu 7: Đâu không phải là một trong những lợi ích của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí? 

  • A. Hạn chế hết mức có thể các nguồn tiêu dùng. 
  • B. Chủ động chi tiêu mà không bị thiếu hụt. 
  • C. Tiết kiệm cho các nguồn thu trong tương lai. 
  • D. Sống có nguyên tắc, khoa học. 

Câu 8: Đâu không phải là một trong những nội dung có trong quy tắc của Elizabeth Warren? 

  • A. Tiết kiệm và đầu tư.
  • B. Mong muốn và sở thích cá nhân. 
  • C. Nhu cầu thiết yếu.
  • D. Phụ phí phát sinh. 

Câu 9: Đâu không phải là một trong những nội dung trong quy của T. Harv Eker? 

  • A. Chi tiêu cần thiết. 
  • B. Tài khoản tiết kiệm.  
  • C. Tài khoản nhận vào. 
  • D. Tài khoản đầu tư.  

Câu 10: Đâu không phải là một trong những cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí ?

  • A. Thực hiện theo kế hoạch có sẵn. 
  • B. Xác định quy tắc chi tiêu. 
  • C. Lập danh mục chi tiêu. 
  • D. Kiên định thực hiện kế hoạch chi tiêu. 

Câu 11: Trách nhiệm là:

  • A. là công việc hay nghĩa vụ của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành.
  • B. là nghĩa vụ của mỗi người nên thực hiện hoặc hoàn thành.
  • C. là công việc hay nghĩa vụ của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành.
  • D. là công việc hay nghĩa vụ của mỗi người nên thực hiện hoặc hoàn thành.

Câu 12: Vai trò của trách nhiệm là gì? 

  • A. Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • B. Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao.
  • C. Làm cho con người trưởng thành hơn.
  • D. Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.

Câu 13: Lí do phải sống có trách nhiệm là gì? 

  • A. Làm cho bản thân học giỏi hơn.
  • B. Làm cho bản thân sống có ích hơn.
  • C. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
  • D. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.

Câu 14: Thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao là tiền đề của: 

  • A. thành công. 
  • B. trưởng thành. 
  • C. ý thức. 
  • D. giáo dục. 

Câu 15: Đâu được xem là biểu hiện của người sống có trách nhiệm?

  • A. Đùn đẩy, ỷ lại khi có nhiệm vụ. 
  • B. Bỏ dở công việc.
  • C. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ. 
  • D. Không hợp tác khi làm việc. 

Câu 16: Cách xây dựng ngân sách cá nhân là:

  • A. Không cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
  • B. Phân bổ ngân sách hợp lí cho các khoản chi thường xuyên (ăn uống, học tập), chi phí phát sinh (cho, tặng) và chi tiết kiệm.
  • C. Theo dõi quá trình chi tiêu không nhất quán, không thường xuyên.
  • D. Không nắm rõ các khoản chi tiêu hàng tháng.

Câu 17: Chỉ ra những khoản thu, chi, tiết kiệm, cho tặng của nhân vật trong trường hợp sau:

Ngọc tính toán và lên kế hoạch cho các khoản thu chi trong năm nay. Mỗi tháng, mẹ cho Ngọc 200 000 đồng để ăn sáng và tiêu vặt. Thu nhập từ cộng tác bán hàng trên mạng mỗi tháng được thêm 200 000 đồng. Cuối năm học, ông bà và bố mẹ thưởng cho Ngọc 500 000 đồng vì có thành tích tốt trong học tập. Ngọc định dành 60% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu như ăn sáng, uống nước; 10% cho việc mua quà sinh nhật, quà tặng; 5% để làm từ thiện; 5% chi cho sở thích cá nhân như đi chơi hoặc đi xem phim với bạn bè…; còn lại 20% Ngọc để dành tiết kiệm. 

  • A. Thu từ việc ông bà bố mẹ thưởng; chi 70% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 10%.
  • B. Thu từ việc bán hàng qua mạng; chi 20% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 60% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 20%.
  • C. Thu từ việc mẹ cho để ăn sáng, tiêu vặt; chi 20% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 60%.
  • D. Thu từ việc mẹ cho để ăn sáng, tiêu vặt, bán hàng qua mạng, ông bà bố mẹ thưởng; chi 60% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 20%.

Câu 18: Đâu không phải phải là một trong các bước quản lí tài chính cá nhân? 

  • A. Xác định các khoản thu. 
  • B. Xác định trường hợp phát sinh. 
  • C. Xác định các khoản chi. 
  • D. Cân đối thu - chi.

Câu 19: Trường hợp nào không đúng khi nói về trách nhiệm với nhiệm vụ được giao?

  • A. Phương là học sinh cuối cấp tuy nhiên vì hoàn cảnh gia đình nên bạn luôn cố gắng giúp đỡ công việc gia đình. 
  • B. Lan dù được phân công nhiệm vụ vượt quá khả năng nhưng vẫn tìm cách hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao. 
  • C. Hồng là nhóm trưởng nhưng thiếu sát xao đối với công việc của các thành viên trong nhóm.
  • D. Thành là lớp phó lao động được giao tổ chức nhiều hoạt động tập thể lớp tuy nhiên bạn vẫn luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Câu 20: Việc xây dựng và thực hiện ngân sách cá nhân góp phần: 

  • A. Tiết kiệm một khoản cho đầu tư cho mỗi cá nhân. 
  • B. xây dựng một thị trường công bằng, có tính cạnh tranh cao. 
  • C. xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh trong gia đình. 
  • D. xây dựng ngân sách và phát triển kinh tế gia đình. 

Câu 21: Ý thức trách nhiệm trong công việc là tiền đề cho: 

  • A. thành công kế hoạch hóa cuộc sống.
  • B. khả năng quản lí quản lí cuộc sống gia đình. 
  • C. ý thức trách nhiệm với cuộc sống. 
  • D. thành công trong công việc và cuộc sống. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác