Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 6: Gia đình yêu thương

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều chủ đề 6: Gia đình yêu thương có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học là:

  • A. Ưu tiên những việc khẩn cấp, quan trọng cần làm trước.
  • B. Cố gắng hoàn thành tất cả các công việc cùng một lúc.
  • C. Ghi nhớ trong đầu những công việc cần làm.
  • D. Ưu tiên các công việc của người lớn trước các công việc của con cái. 

Câu 2: Đâu không phải là biểu hiện của một gia đình hạnh phúc?

  • A. Mọi người quan tâm đến sở thích của các thành viên trong gia đình.
  • B. Các thành viên có trách nhiệm trong việc sắp xếp, thực hiện các công việc trong gia đình.
  • C. Các thành viên biết cách giải quyết khi bất đồng nảy sinh trên cơ sở đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau.
  • D. Bầu không khí trong gia đình thường xuyên nặng nề.

Câu 3: Đâu không phải là một trong những bất đồng có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình? 

  • A. Cách giáo dục con cái.
  • B. Thói quen sinh hoạt.
  • C. Việc dành thời gian trong gia đình.
  • D. Thẳng thắn chia sẻ.

Câu 4: Đâu không phải là một trong những cách phát triển kinh tế gia đình?  

  • A. Mua sắm các thiết bị cho gia đình. 
  • B. Phụ giúp gia đình kinh doanh. 
  • C. Bán các mặt hàng thủ công. 
  • D. Kinh doanh mặt hàng phù hợp. 

Câu 5: Đâu không phải là những lời nói, việc làm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?

  • A. Kể các câu chuyện vui vẻ, hài hước cho người thân nghe.
  • B. Nói lời khen ngợi, tặng quà chúc mừng cho người thân.
  • C. Hỏi thăm về học tập và công việc. Chăm sóc khi người thân mệt, ốm.
  • D. Vô tâm khi người thân không vui hoặc cần sự giúp đỡ.

Câu 6: Đâu không phải là một trong những bất đồng có thể xảy ra giữa bản thân em với các thành viên trong gia đình?

  • A. Không thống nhất với anh chị em trong phân công việc nhà.
  • B. Không hài lòng với ý kiến của bố mẹ về việc kết bạn của mình
  • C. Không thống nhất về biện pháp giải quyết công việc cá nhân.
  • D. Không hài lòng với anh chị em về thói quen sinh hoạt.

Câu 7: Đâu không phải là cách giải quyết bất đồng giữa bản thân em và các thành viên trong gia đình?

  • A. Không kiểm soát cảm xúc của bản thân trong lúc bất đồng.
  • B. Đồng cảm, thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân.
  • C. Chủ động giải thích để người thân hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân.
  • D. Xác định nguyên nhân dẫn đến bất đồng.

Câu 8: Đâu không phải là việc làm giúp tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học trong gia đình?

  • A. Lập thời gian biểu để thực hiện các công việc.
  • B. Phân công công việc hợp lí giữa các thành viên trong gia đình.
  • C. Cân đối thời gian giữa việc học tập, việc gia đình và các hoạt động khác.
  • D. Việc nhà là công việc của người lớn. Các con chỉ cần tập trung vào việc học tập.

Câu 9: Đâu không phải là một trong những việc làm tạo bầu không khó vui vẻ, yêu thương trong gia đình? 

  • A. Giúp anh chị việc gia đình. 
  • B. Cùng bố mẹ làm việc nhà.  
  • C. Nghỉ, ngơi, giải trí một mình. 
  • D. Trò chuyện cùng ông bà.  

Câu 10: Đâu không phải là một nguyên nhân dẫn đến bất đồng trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

  • A. Có thói quen như nhau. 
  • B. Sở thích cá nhân. 
  • C. Phân công việc nhà. 
  • D. Quan điểm cá nhân. 

Câu 11: Biểu hiện của gia đình hạnh phúc là:

  • A. Bầu không khí trong gia đình luôn vui vẻ, thoải mái.
  • B. Các thành viên không tôn trọng nhau, thường xuyên chỉ trích và chê bai nhau.
  • C. Xuất hiện những hành động bạo lực tinh thần và thể xác.
  • D. Mọi người thường xuyên vô tâm với nhau.

Câu 12: Lời nói, việc làm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình là:

  • A. Nói lời cục cằn, thô lỗ khi người thân cần sự giúp đỡ.
  • B. Không quan tâm người thân khi ốm, mệt.
  • C. Không ngừng chỉ trích người thân ngay cả khi đó là lỗi rất nhỏ.
  • D. An ủi người thân khi không vui.

Câu 13: Cách giải quyết bất đồng giữa bản thân em và các thành viên trong gia đình là:

  • A. Để các thành viên lớn tuổi hơn chủ động nói chuyện trước. 
  • B. Thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân nếu người thân chủ động xin lỗi. 
  • C. Luôn phải phân định rõ ràng ai là người đúng và ai là người sai. 
  • D. Thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp với cả hai bên.

Câu 14: Có bao nhiêu việc làm em có thể tham gia để phát triển kinh tế gia đình? 

  • A. Vô số. 
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 1

Câu 15: Đâu là bước đầu tiên để tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình?

  • A. Xác định công việc mỗi thành viên. 
  • B. Thống nhất cùng thực hiện. 
  • C. Lập danh sách các công việc. 
  • D. Điều chỉnh công việc khi cần.

Câu 16: Thực hành cách giải quyết bất đồng trong tình huống sau:

Hai chị em Ngọc ở chung một phòng. Ngọc là người ngăn nắp, gọn gàng. Em gái của Ngọc thì ngược lại, thường xuyên bày bừa đồ dùng, quần áo khắp phòng, khiến Ngọc phải thu dọn, sắp xếp lại. Nhiều lần như vậy, Ngọc rất bực mình và khó chịu với em.

 

  • A. Em còn nhỏ nên dù bực mình và khó chịu với em, Ngọc cũng cố gắng dọn dẹp ngăn nắp cho em.
  • B. Ngọc nói chuyện với em về thói quen sinh hoạt cá nhân của em gái, mỗi người cần có trách nhiệm với việc làm của mình và không để ảnh hưởng đến người thân trong gia đình. Phân công việc dọn dẹp nhà cửa phù hợp cho cả hai chị em.
  • C. Ngọc nói chuyện với bố mẹ để bố mẹ có biện pháp nhắc nhở và yêu cầu em gái dọn dẹp, ngăn nắp hơn.
  • D. Ngọc thu dọn, sắp xếp đồ cá nhân của bản thân. Đồ của em gái Ngọc để mẹ dọn dẹp cho em.

Câu 17: Thực hành cách giải quyết bất đồng trong tình huống sau:

Năm nay anh Thắng học lớp 9, bài tập nhiều nên bố mẹ phân công cho anh làm ít việc nhà hơn Nam. Nam rất ấm ức vì bố mẹ thiên vị anh.

  • A. Nam nên phản đối gay gắt sự phân công này của bố mẹ vì việc học tập của Nam cũng rất quan trọng.
  • B. Nam ấm ức vì nghĩ bố mẹ thiên vị anh nhưng vẫn làm việc nhà cho anh trai vì phải nghe lời bố mẹ.
  • C. Việc học tập của anh Thắng và Nam đều rất quan trọng. Nam sẽ đề nghị bố mẹ cùng anh Thắng sắp xếp cân đối việc học tập và làm việc nhà để anh Thắng làm việc nhà ngang bằng với Nam.
  • D. Anh Thắng học lớp 9 là giai đoạn chuẩn bị thi cấp 3 nên bố mẹ ưu tiên để anh tập trung thời gian cho việc học. Nam không nên ấm ức và nghĩ bố mẹ thiên vị anh trai. Nếu Nam cảm thấy việc nhà quá nhiều, Nam có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong gia đình.

Câu 18: Chỉ ra bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống sau:

Thi hay thức khuya để học bài, làm bài nhóm. Mẹ Thi góp ý về giờ giấc sinh hoạt của Thi vì cho rằng thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mẹ yêu cầu Thi sắp xếp lại thời gian biểu nhưng Thi cho rằng mình học hiệu quả hơn vào đêm khuya. Mẹ Thi không đồng ý với quan điểm của Thi và hai mẹ con đã giận nhau. 

  • A. Mẹ Thi yêu cầu Thảo sắp xếp lại thời gian biểu nhưng Thi cho rằng bản thân học hiệu quả hơn vào đêm khuya.
  • B. Mẹ Thi cho rằng thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Còn Thi cho rằng bản thân học hiệu quả hơn vào đêm khuya.
  • C. Thi cho rằng thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Còn mẹ Thi cho rằng học bài sẽ hiệu quả hơn vào đêm khuya.
  • D. Mẹ Thi cho rằng học bài vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Còn Thi cho rằng bản thân học hiệu quả hơn vào đêm khuya.

Câu 19: Vai trò của việc tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình và biết giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong gia đình là gì? 

  • A. Trân trọng gia đình.
  • B. Góp phần phát triển kinh tế gia đình.
  • C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • D. Chăm lo hạnh phúc gia đình.

Câu 20: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Phát triển kinh tế gia đình góp phần phát triển kinh tế của …..(1)…… Mỗi gia đình có những biện pháp phát triển kinh tế khác nhau, phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình và …..(2)……Các thành viên trong gia đình có thể thực hiện những hoạt động phù hợp để phát triển kinh tế cho …..(3)……mình.

  • A. (1). gia đình; (2). xã hội; (3). địa phương.
  • B. (1). gia đình; (2). địa phương; (3). xã hội.
  • C. (1). địa phương; (2). xã hội; (3). gia đình.
  • D. (1). xã hội; (2). địa phương; (3). gia đình.

Câu 21: Đâu không phải là một trong những công cụ quản lí thời gian?

  • A. Phiếu nhắc việc.
  • B. Thời gian biểu.
  • C. Biểu đồ.
  • D. Lịch bàn.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác