Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 7: Thiên nhiên quanh ta

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều chủ đề 7: Thiên nhiên quanh ta có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Khai thác rừng trái phép.
  • B. Nghiêm cấm hành vi chặt phá rừng.
  • C. Phủ xanh đất trống đồi trọc. 
  • D. Bảo vệ rừng phòng hộ, nguyên sinh.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải mục đích tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Thể hiện niềm tự hào đối với quê hương.
  • B. Khai thác triệt để phục vụ phát triển kinh tế.
  • C. Quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương.
  • D. Thu hút sự chú ý của khách du lịch.

Câu 3: Đâu không phải là một thắng cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh?

  • A. Bến cảng nhà Rồng.
  • B. Dinh Độc Lập.
  • C. Công viên Đầm Sen.
  • D. Dinh vua Mèo.

Câu 4: Đâu không phải là một thắng cảnh của Hà Nội?

  • A. Chùa Bái Đính.
  • B. Đền Ngọc Sơn.
  • C. Hoàng Thành Thăng Long
  • D. Hồ Hoàn Kiếm.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi đề xuất cách bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên quê hương?

  • A. Thực hiện các quy định về bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
  • B. Giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
  • C. Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
  • D. Khai thác vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên cho phát triển du lịch, dịch vụ.

Câu 6: Đâu không phải là nguyên nhân tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường?

  • A. Nguyên vật liệu làm suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên.
  • B. Sự thiếu đồng bộ trong việc sản xuất và kinh doanh.
  • C. Sự thiếu đồng bộ trong việc sản xuất và kinh doanh.
  • D. Khí thải phát ra bầu khí quyển trong quá trình sản xuất.

Câu 7: Đâu không phải là cách thực hiện bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Vô tâm trong các hoạt động bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
  • B. Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh danh lam, thắng cảnh.
  • C. Vận động người dân nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
  • D. Đưa ra các sáng kiến mới để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Câu 8: Đâu không phải là một trong những biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường?  

  • A. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người.
  • B. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. 
  • C. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm các nguồn năng lượng.
  • D. Sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. 

Câu 9: Đâu không phải là một vấn đề môi trường tự nhiên?

  • A. Đất. 
  • B. Nước.  
  • C. Khí tượng.
  • D. Không khí.  

Câu 10: Đâu không phải là một trong những bước thực hiện khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương? 

  • A. So sánh số liệu đã khai báo. 
  • B. Thu thập thông tin khảo sát. 
  • C. Viết báo cáo. 
  • D. Xử lí dữ liệu thu thập được.

Câu 11: Danh lam thắng cảnh là:

  • A. cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
  • B. cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
  • C. cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
  • D. địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

Câu 12: Mục đích của việc giới thiệu danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương là gì?

  • A. Khai thác triệt để tiềm năng du lịch từ các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp của quê hương.
  • B. Đem lại tầm ảnh hưởng và nổi tiếng của quê hương đến với công chúng, thu hút khách du lịch trong nước.
  • C. Chỉ thu hút khách du lịch nước ngoài đến để quảng bá vẻ đẹp quê hương, xứ sở đến bạn bè quốc tế.
  • D. Ca ngợi vẻ đẹp đồng thời quảng bá hình ảnh danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp quê hương đến cộng đồng.

Câu 13: Quảng bá là: 

  •  A. các hình thức tuyên truyền miễn phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.
  • B. các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt hình ảnh đến với người dân.
  • C. các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin đến với người được hướng tới.
  • D. các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí hoặc không trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin đến với mọi người.

Câu 14: Có bao nhiêu hình thức để thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước?

  • A. vô số. 
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 1

Câu 15: Đâu là bước đầu tiên để thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước?

  • A. Lựa chọn hình thức thể hiện. 
  • B. Phân công nhiệm vụ thực hiện. 
  • C. Lựa chọn một danh lam thắng cảnh. 
  • D. Thực hiện thiết kế sản phẩm. 

Câu 16: Đâu là biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả và đơn giản nhất? 

  • A. Tuyên truyền đến các nhà máy, xí nghiệp. 
  • B. Tuyên truyền đến người dân các địa phương. 
  • C. Chính quyền ban hành bộ luật về bảo vệ môi trường. 
  • D. Thiết lập ban quản lí, giám sát môi trường ở các địa phương. 

Câu 17: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Phòng chống ô nhiễm môi trường chính là........”.

  • A. bảo vệ môi trường sống của con người. 
  • B. bảo vệ môi trường sống của các loài động vật trên trái đất.
  • C. bảo vệ sự đa dạng sinh học của trái đất.
  • D. bảo vệ môi trường sống của con người và động vật trên trái đất.

Câu 18: Thực hành giải quyết tình huống sau:

Hoài được giao bán các mặt hàng đồ ăn nhanh tại hội chợ của lớp. Các bạn sau khi mua, ăn xong bèn vứt túi ni lông ngay tại quầy của Hoài.

  • A. Hoài sẽ cùng mọi người xung quanh nhặt rác.
  • B. Hoài sẽ nhắc nhở các bạn vứt rác đúng nơi quy định tránh làm bẩn sân trường
  • C. Hoài sẽ tiếp tục bán hàng và cử bạn khác đi nhặt rác.
  • D. Hoài sẽ lên tiếng phê bình và thông báo với giáo viên của lớp.

Câu 19: Thực hành cách giải quyết tình huống sau: Trong khu dân cư nhà Linh sinh sống có một bãi rác tự phát.

  • A. Linh sẽ làm biển báo phạt tiền nếu vứt rác không đúng quy định.
  • B. Linh sẽ cùng mọi người bắt quả tang những người vứt rác bừa bãi.
  • C. Linh sẽ làm biển báo và báo cáo với tổ dân phố để giải quyết vấn đề.
  • D. Linh sẽ lên tiếng phê bình và thông báo với tổ dân phố.

Câu 20: Đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhà kính?

  • A. Khí H2 ngày càng tăng bởi các hoạt động sản xuất hóa chất công nghiệp.
  • B. Khí CO2 ngày càng tăng bởi hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người.
  • C. Khí H2 ngày càng tăng bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp và du lịch.
  • D. Khí CO2 ngày càng tăng bởi các hoạt động sinh hoạt, khai thác của con người.

Câu 21: Đâu là danh lam thắng cảnh được UNESCO 3 lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

  • A. Hoàng thành Thăng Long. 
  • B. Hang Sơn Đoòng.
  • C. Vịnh Hạ Long
  • D. Đảo Cô Tô. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác