Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 3: Vượt qua áp lực

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều chủ đề 3: Vượt qua áp lực có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong học tập và trước các áp lực cuộc sống?

  • A. Nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè.
  • B. Kết quả học tập không như kì vọng. 
  • C. Mâu thuẫn với bạn bè. 
  • D. Mất phương hướng trong con đường học tập. 

Câu 2: Đâu không phải là cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước các áp lực cuộc sống?

  • A. Đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch phù hợp. 
  • B. Suy nghĩ nhiều, tiêu cực.
  • C. Tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết.
  • D. Ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục, giải trí phù hợp. 

Câu 3: Đâu không phải là biểu hiện về thể chất khi gặp phải áp lực cuộc sống và căng thẳng trong học tập? 

  • A. Đau đầu. 
  • B. Tăng hoặc giảm cân bất thường. 
  • C. Suy giảm trí nhớ.
  • D. Lo âu, bất an, sợ hãi. 

Câu 4: Đâu không phải là một trong những nguyên nhân gây ra căng thẳng trong học tập? 

  • A. Nhận được hướng dẫn của giáo viên.
  • B. Có nhiều bài tập và nhiệm vụ. 
  • C. Kết quả học tập không tốt. 
  • D. Chưa xác định được mục tiêu học tập. 

Câu 5: Đâu không phải là một trong những nguyên nhân gây ra áp lực trong mối quan hệ với người thân? 

  • A. Bị kiểm soát về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. 
  • B. Bị áp đặt suy nghĩ, hành động. 
  • C. Thiếu thời gian để chia sẻ cùng nhau. 
  • D. Nhận được sự quan tâm về tinh thần, sức khỏe. 

Câu 6:  Đâu không phải là một nguyên nhân khiến em thiếu động lực thực hiện hoạt động?

  • A. Chưa được ghi nhận, động viên.
  • B. Chưa theo kịp nội dung.
  • C. Hoạt động được đầu tư kỹ lưỡng.
  • D. Hoạt động nhàm chán.

Câu 7: Đâu không phải là cách tọa động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động?

  • A. Đặt áp lực lên bản thân phải làm tốt hơn những gì đã đặt ra.
  • B. Khám phá về những giá trị, ý nghĩa hoạt động.
  • C. Chia sẻ mong muốn được ghi nhận những nỗ lực của bản thân.
  • D. Tìm phương pháp thực hiện hoạt động hiệu quả hơn.

Câu 8: Đâu không phải là một trong những bước ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống? 

  • A. Thay đổi nhận thức, suy nghĩ tích cực. 
  • B. Tạo cảm xúc tích cực cho bản thân. 
  • C. Tìm sự hỗ trợ của người xung quanh. 
  • D. Thay đổi môi trường và hoàn cảnh sống. 

Câu 9: Đâu không phải là một trong những cách tạo cảm xúc tích cực cho bản thân? 

  • A. Nhận biết, bộc lộ cảm xúc. 
  • B. Tìm kiếm cách giải tỏa căng thẳng.  
  • C. Giữ kín cảm xúc tiêu cực. 
  • D. Thay đổi không gian hoạt động.  

Câu 10: Đâu không phải là điều cần tránh khi ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống? 

  • A. Xin lời khuyên từ người thân. 
  • B. Đổ lỗi cho bản thân cho người khác. 
  • C. Sử dụng chất kích thích. 
  • D. Tự cô lập bản thân. 

Câu 11: Căng thẳng là:

  • A. một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình.
  • B. một phản ứng của não bộ khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình.
  • C. một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống vượt quá khả năng xử lý với sức chịu đựng của mình.
  • D. một phản ứng của não bộ khi đối diện với các tình huống không thể giải quyết bằng năng lực của mình.

Câu 12: Theo em, áp lực cuộc sống là:

  • A. thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ công việc khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
  • B. thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ gia đình khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
  • C. thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ xã hội khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
  • D. thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ cuộc sống khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.

Câu 13: Căng thẳng là một: 

  • A. hiện tượng sinh lí của cá nhân. 
  • B. dạng thức tâm lí của cá nhân.  
  • C. phản ứng tâm sinh lí của cá nhân. 
  • D. phản ứng tâm lí của cá nhân. 

Câu 14: Đâu là biểu hiện của cơ thể khi gặp áp lực cuộc sống và căng thẳng trong học tập?

  • A. Chán ăn.
  • B. Lo âu.
  • C. Buồn chán.
  • D. Cáu giận.

Câu 15: Đâu là biểu hiện về tâm lí khi gặp áp lực cuộc sống và căng thẳng trong học tập?

  • A. Chán ăn. 
  • B. Mất ngủ. 
  • C. Khó kiểm soát hành vi.
  • D. Mệt mỏi.

Câu 16: Chỉ ra áp lực trong học tập và đời sống trong trường hợp sau:

Hôm nay, mẹ Hân biết điểm thi giữa kì của Hân không cao nên nói với bạn rằng “ Bố mẹ đã tạo điều kiện tốt nhất cho con sao con vẫn không học tốt hơn vậy? Mẹ thấy rất phiền lòng!” Hân cảm thấy buồn và áp lực. 

  • A. Hân bị áp lực do chính bạn tạo ra khi không đạt kết quả như bạn mong muốn. 
  • B. Hân bị áp lực bởi sự kì vọng quá lớn đến từ bố mẹ khi bạn không đạt kết quả như bố mẹ mong muốn.
  • C. Hân bị áp lực từ hai phía bao gồm từ bố mẹ và từ chính bản thân bạn.
  • D. Hân bị áp lực vì kì vọng của bố mẹ quá cao và sự cạnh tranh giữa các bạn trong lớp.

Câu 17: Thực hành cách giải quyết tình huống sau:

Tình huống: Năm nay là năm cuối cấp nên Minh phải dành rất nhiều thời gian cho học tập. Bố mẹ luôn nhắc nhở bạn cho nên bạn thấy căng thẳng, mệt mỏi.

  • A. Minh nên dành thời gian nhiều cho việc giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn.
  • B. Minh nên giữ im lặng với bố mẹ để bố mẹ không nhắc nhở bạn nữa.
  • C. Minh nên nói cho bạn bè nghe về những áp lực của em đồng thời giữ im lặng với bố mẹ để tránh gây ra sự hiểu lầm.
  • D. Minh nên chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của em cho bố mẹ nghe và hứa sẽ chăm chỉ học tập để bố mẹ yên tâm.

Câu 18: Đâu là lợi ích của việc nhận ra những biểu hiện về cơ thể và tâm lí khi gặp những căng thẳng trong quá trình học tập và các áp lực của cuộc sống?

  • A. Giúp điều trị các biểu hiện sớm của các chứng bệnh như trầm cảm, tăng động....
  • B. Giúp ta dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh lại bản thân, tránh gây ra hậu quả không tốt.
  • C. Giúp tạo ra một thói quen trong sinh hoạt tránh các bệnh về tâm lí.
  • D. Giúp điều chỉnh các hành vi sao cho đáp ứng nhu cầu thực tiễn đời sống.

Câu 19: Yếu tố chính giúp bản thân ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống là gì? 

  • A. Sự đồng cảm, cổ vũ của người thân yêu.
  • B. Sự chia sẻ, thấu hiểu và lắng nghe chính mình.
  • C. Sự cố gắng, kiên trì và thái độ tích cực của bản thân.
  • D. Sự thăm khám, chăm sóc của bác sĩ và người nhà.

Câu 20: Đâu là dấu hiệu nhận biết những người tự biết tạo động lực cho bản thân?

  • A. Nhờ vào sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành công việc của mình.
  • B. Cho phép bản thân chấp nhận sự thua cuộc để cố gắng hơn.
  • C. Biết sử dụng các công cụ hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ.
  • D. Luôn cố gắng hướng đến mục đích tốt đẹp.

Câu 21: Yếu tố tạo nên động lực là:

  • A. Sở trường.
  • B. Sở đoản.
  • C. Ý chí.
  • D. Môi trường sống.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác