Siêu nhanh giải chủ đề 3 HĐTN 9 Cánh diều

Giải siêu nhanh chủ đề 3 HĐTN 9 Cánh diều. Giải siêu nhanh HĐTN 9 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 9 Cánh diều phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG

1. Nhận diện những căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống

- Trao đổi về những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng

- Trao đổi về những nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập, cuộc sống.

Gợi ý:

- Một số dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng:

+ Về thể chất: mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ, tăng hoặc giảm cân đột ngột…

+ Về cảm xúc: sợ hãi, lo âu, bất an, nóng nảy, run sợ…

+ Về hành vi: rối loạn ăn uống, đập vỡ đồ đạc, làm tổn thương bản thân, la hét…

- Nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập, cuộc sống: 

+ Trong học tập: phương pháp học không hiệu quả, kết quả không như kì vọng…

+ Trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô: mâu thuẫn với các bạn, bị các bạn, thầy cô hiểu lầm,…

+ Trong định hướng phát triển bản thân: không xác định được mục tiêu phấn đấu; mất phương hướng….

2. Tìm hiểu cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống

- Chia sẻ về căng thẳng của em trong học tập, trước áp lực của cuộc sống và cách em đã làm để ứng phó với căng thẳng đó.

- Trao đổi về cách ứng phó với các tình huống căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống.

Gợi ý:

- Căng thẳng của em trong học tập, áp lực của cuộc sống và cách em ứng phó :

+ Trong các môn học, em bị kém môn lịch sử địa lí nên em không đạt được học sinh giỏi xuất sắc.

=> Cách giải quyết: xác định nguyên nhân bị điểm kém do không nhớ được các mốc thời gian lịch sử. Do đó, em đã ghi ra các mốc thời gian và sự kiện vào các giấy note dán ở bàn học. 

- Cách ứng phó các tình huống căng thẳng trong học tập, áp lực của cuộc sống:

+ Thay đổi nhận thức

+ Tạo cảm xúc tích cực

+ Tìm kiếm sự hỗ trợ

3. Thực hành ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống

- Đóng vai thể hiện cách ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống ở các tình huống sau:

+ TH1. Đã 2 giờ sáng nhưng M vẫn chưa ngủ được. Cứ nghĩ đến giờ trả bài kiểm tra giữa kì vào sáng mai là M lại cảm thấy lo lắng.

+ TH2. Trong một lần tranh luận trên mạng xã hội, H và một nhóm bạn cùng trường đã  nảy sinh mâu thuẫn. Một số bạn gửi cho H lời thách thức sẽ “phân thắng bại” sau giờ học. H rất lo sợ và không muốn đi học.

+ TH3. Gần đây, lịch học khá nhiều khiến B cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Tuy nhiên, bố mẹ lại muốn B đăng kí học thêm ngoại ngữ vào cuối tuần.

+ TH4. K dự định sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ cố gắng vào một trường trung học phổ thông mong muốn. Nhưng kết quả học tập gần đây của K vẫn chưa tiến bộ. Bạn thân của K lại rủ K cùng vào học trường nghề cho vừa sức. K thấy bối rối và lo lắng nên thường xuyên mất ngủ.

Gợi ý:

Cách ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống ở các tình huống:

+ TH1. M nên suy nghĩ tích cực, tự tin mình đã ôn luyện tốt để ngủ một giấc thật ngon, sáng mai dậy có tinh thần tốt để làm bài hiệu quả nhất.

+ TH2. H nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bố mẹ hoặc thầy cô.

+ TH3. B nên chia sẻ với bố mẹ về lịch học hiện tại của bản thân, đưa ra mong muốn dời lịch học ngoại ngữ 

+ TH4. K suy nghĩ tích cực, chia sẻ với bố mẹ về khó khăn mình đang gặp phải.

4. Rèn luyện khả năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống.

Thường xuyên rèn luyện khả năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống theo các gợi ý sau và chia sẻ kết quả.

Gợi ý:

+ Suy nghĩ tích cực, tập trung vào điểm tích cực của vấn đề 

+ Lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình hằng ngày để hạn chế phải đối mặt với tình trạng quá tải.

+ Dành thời gian để luyện tập, vận động, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí lành mạnh.

+ Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè.

 

TẠO ĐỘNG LỰC CHO BẢN THÂN

1. Khám phá động lực cho bản thân

- Chia sẻ một số hoạt động và những điều thúc đẩy em tham gia vào hoạt động đó.

Gợi ý:

Động lực bên trong

Động lực bên ngoài

- Giúp em thực hiện được các mục tiêu trong học tập và cuộc sống.

- Phù hợp với khả năng và điểm mạnh của bản thân.

- Sự thú vị của hoạt động

- Những thành quả em sẽ đạt được 

- Được thực hiện cùng nhóm bạn thân thiết.

- Thực hiện do yêu cầu của nội quy, quy định.

- Lời khen gợi, động viên, phần thưởng nhận được

2. Tìm hiểu cách tạo động lực cho bản thân khi thực hiện hoạt động

- Trao đổi về cách tự tạo động lực thúc đẩy bản thân tham gia thực hiện hoạt động

- Trao đổi về những trở ngại có thể gặp phải và cách khắc phục trở ngại để tạo động lực cho bản thân khi tham gia các hoạt động.

Gợi ý:

Cách tạo động lực thúc đẩy bản thân tham gia thực hiện hoạt động:

+ Xác định ý nghĩa của hoạt động 

+ Xác định mục tiêu vừa sức đối với bản thân 

+ Tin tưởng vào khả năng đạt được mục tiêu của bản thân.

+ Tập trung vào những điểm lí thú, hấp dẫn khi thực hiện hoạt động.

+ Dự kiến các kết quả có thể đạt được theo từng mục tiêu cụ thể.

+ Khích lệ bản thân khi đạt được các kết quả 

- Những trở ngại có thể gặp phải và cách khắc phục trở ngại để tạo động lực cho bản thân khi tham gia các hoạt động:

Trở ngại

Cách khắc phục

Các yếu tố thuộc về bản thân:

- Giảm dần hứng thú 

- Dễ bị phân tán bởi các yếu tố xung quanh.

- Dễ thay đổi mục tiêu của việc tham gia hoạt động.

Các yếu tố thuộc về đặc điểm, tính chất của hoạt động:

- Hoạt động lặp lại, ít hứng thú.

- Hoạt động khó.

- Thay đổi thói quen, cách làm việc cũ, tự tạo niềm vui, sự hứng thú cho bản thân

- Loại bỏ các tác nhân gây sao nhãng.

- Đề ra mục tiêu cụ thể, kiên trì thực hiện 

- Tập trung vào những giá trị mà hoạt động mang lại cho bản thân.

- Chia nhỏ công việc và thực hiện các việc làm phù hợp với khả năng của bản thân trước.

3. Thực hành tạo động lực cho bản thân

- Thực hành tạo động lực cho bản thân trong các tình huống sau:

+ TH1. G học khá tốt và đồng đều các môn. Tuy nhiên, dạo gần đây, G thấy có nhiều kiến thức mới và khó khăn ở một số môn, khiến G nản chí và không muốn học.

+ TH2. T có năng khiếu nhưng lại không muốn tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao ở trường. Vì vậy, T thường tìm lí do thoái thác.

+ TH3. N quyết tâm tập thể dục đều đặn hằng ngày để nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng của bản thân. Thời gian đầu, N thực hiện rất chăm chỉ. Nhưng sau một thời gian, N bắt đầu thấy chán và thường xuyên tìm lí do để trì hoãn việc tập luyện.

Gợi ý:

+ TH1. G nên xem những kiến thức mới và khó đó thành một mục tiêu mà mình cần phải chinh phục được.

+ TH2. T tập trung nghĩ đến những giá trị mà hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ở trường mang lại để có những suy nghĩ tích cực, tạo sự hứng thú và vui vẻ tham gia.

+ TH3. N tập trung nghĩ đến lợi ích của việc tập thể dục mang lại để lấy động lực chăm chỉ rèn luyện sức khỏe.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải HĐTN 9 Cánh diều chủ đề 3, Giải chủ đề 3 HĐTN 9 Cánh diều, Siêu nhanh giải chủ đề 3 HĐTN 9 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác