Siêu nhanh giải bài 6 Sinh học 10 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 6 Sinh học 10 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Sinh học 10 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Sinh học 10 Kết nối tri thức phù hợp với mình.

BÀI 6 - THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ PHÂN TỬ SINH HỌC

1. Mục đích

  • Ôn tập lại kiến thức.
  • Tiến hành được thí nghiệm nhận biết các thành phần hóa học có trong tế bào.
  • Áp dụng được nguyên lí của các phản ứng hóa học đặc thù để nhận biết từng loại phân tử sinh học.
  • Rèn luyện các kĩ năng thao tác trong phòng thí nghiệm 

2. Kết quả

a. Kết quả thí nghiệm nhận biết đường glucose

Dung dịch chuyển dần từ màu xanh lục sang vàng và cam, xuất hiện chất kết tủa CuO màu đỏ gạch.

b. Kết quả thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương

Xuất hiện huyền phù màu trắng sữa trong ống nghiệm. 

c. Kết quả thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret

Dung dịch sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu xanh tím.

3. Giải thích và kết luận

a. Giải thích và kết luận thí nghiệm nhận biết đường glucose

Dung dịch copper sulphate trong môi trường kiềm có màu xanh đặc trưng, khi phản ứng với glucose với xúc tác của nhiệt độ ® kết tủa màu đỏ gạch.

  • Có thể nhận biết glucose bằng phép thử Benedict.

b. Giải thích và kết luận thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương

Dầu ăn là một loại lipid không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ ® khi cho dầu ăn vào trong cồn tuyệt đối ® bị hòa tan ® hiện tượng nhũ tương hóa.

  • Có thể nhận biết sự có mặt của lipid thông qua phép thử nhũ tương.

c. Giải thích và kết luận thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret

Albumin hay lòng trắng trứng đều chứa protein. Tất cả các protein đều có các liên kết peptide chứa nitrogen. Trong môi trường kiềm (NaOH), các hợp chất có chứa từ hai liên kết peptide trở lên phản ứng với CuSOtạo thành phức chất màu xanh tím, tím hoặc tím đỏ, tùy thuộc vào số lượng liên kết peptide nhiều hay ít.

  • Có thể nhận biết protein bằng phép thử Biuret.

4. Trả lời câu hỏi

Quy trình thí nghiệm nhận biết protein và glucose trong thực phẩm có gì khác với quy trình nhận biết lipid? Vì sao lại có sự khác nhau đó?

Giải rút gọn:

  • Điểm khác: cách pha loãng dung dịch thí nghiệm: đối với glucose và protein albumin có thể dùng nước pha loãng, còn dầu ăn thì phải dùng cồn.
  • Vì lipid không tan trong nước, ngược lại glucose và protein albumin tan trong nước.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Sinh học 10 Kết nối tri thức bài 6, Giải bài 6 Sinh học 10 Kết nối tri thức, Siêu nhanh Giải bài 6 Sinh học 10 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác