Siêu nhanh giải bài 23 Sinh học 10 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 23 Sinh học 10 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Sinh học 10 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Sinh học 10 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 23 - THỰC HÀNH: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT THÔNG DỤNG, TÌM HIỂU VỀ CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT VÀ LÀM MỘT SỐ SẢN PHẨM LÊN MEN TỪ VI SINH VẬT

1. Mục đích

  • Thực hiện được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng.

  • Thực hiện được các bước làm dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm của công nghệ vi sinh vật.

  • Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật.

  • Thực hiện được đúng các bước trong quy trình làm sữa chua, dưa chua, lên men rượu ethylic và tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng.

  • Rèn được năng lực tổ chức, sắp xếp, năng lực hợp tác nhóm, kĩ năng thực hành, viết báo cáo, làm tập san tranh ảnh, kĩ năng thuyết trình,…

3. Kết quả

a. Kết quả tìm hiểu về công nghệ vi sinh vật

Sinh 10 Bài 23: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng | Giải Sinh học 10 (ảnh 1)

b. Kết quả thực hành quan sát vi khuẩn, làm sữa chua, dưa chua và lên men rượu.

  • Kết quả thực hành quan sát vi khuẩn trong sữa chua:

Sinh 10 Bài 23: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng | Giải Sinh học 10 (ảnh 1)

  • Vi khuẩn lactic trong sữa chua có dạng hình que, đứng riêng lẻ hoặc tạo thành chuỗi.

  • Kết quả thực hành làm sữa chua: màu sắc sữa từ màu trắng chuyển sang trắng ngà, từ lỏng sang đặc, hương thơm nhẹ, vị ngọt giảm, vị chua tăng.

  • Kết quả thực hành làm dưa chua: màu xanh của rau dưa chuyển sang màu vàng, có vị chua nhẹ.

4. Giải thích và kết luận

  • Những biến đổi khi làm sữa chua: Vi khuẩn lactic biến đường trong sữa chua thành acid lactic, các protein phức tạp chuyển thành các protein đơn giản dễ tiêu; sản phẩm acid và lượng nhiệt sinh ra làm sữa đông tụ. 

  • Những biến đổi khi làm dưa chua: Do sự chênh lệch về nồng độ giữa trong và ngoài tế bào nên nước đã đi từ môi trường nhược trương sang môi trường ưu trương làm cân bằng sự chênh lệch nồng độ đó, giúp cho quá trình lên men lactic xảy ra. Vi khuẩn lactic đã phân giải một số đường có trong rau dưa thành acid lactic khiến rau dưa có vị chua và màu vàng.

5. Trả lời câu hỏi

a. Nhận xét về trạng thái, mùi vị của sữa chua sau khi lên men, giải thích sự biến đổi của sữa sau khi lên men.

b. Vì sao khi làm dưa chua nên phơi héo rau, cần cho thêm đường, đổ nước ngập mặt rau và phải dùng vật nặng nén chặt?

Giải rút gọn:

a.

  • Nhận xét: màu sắc sữa từ màu trắng chuyển sang trắng ngà, từ lỏng sang đặc

  • Giải thích: Vi khuẩn lactic biến đường trong sữa chua thành acid lactic, các protein phức tạp chuyển thành các protein đơn giản dễ tiêu; sản phẩm acid và lượng nhiệt sinh ra làm sữa đông tụ.

b.

  • Khi làm dưa chua nên phơi héo rau vì: Khi phơi nắng làm giảm lượng nước trong dưa, làm dưa muối giòn hơn và ít bị khú. 

  • Khi muối dưa cần cho thêm đường vì để cung cấp thêm thức ăn cho vi khuẩn lactic.

  • Khi muối dưa người ta thường đổ ngập nước và nén chặt để tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Sinh học 10 Kết nối tri thức bài 23, Giải bài 23 Sinh học 10 Kết nối tri thức, Siêu nhanh Giải bài 23 Sinh học 10 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác