Lý thuyết trọng tâm toán 8 chân trời bài 7: Nhân, chia phân thức

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Toán 8 chân trời sáng tạo bài 7: Nhân, chia phân thức. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHƯƠNG 1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

BÀI 7. NHÂN, CHIA PHÂN THỨC

1. NHÂN HAI PHÂN THỨC

HĐKP1:

khám phá 1 bài 7 Toán 8 tập 1 chân trời

Chiều dài của tấm bạt bé là: $\frac{1}{k}.a$ (m).

Chiều rộng của tấm bạt bé là: $\frac{1}{k}.b$ (m).

Diện tích của mỗi tấm bạt bé là: $\frac{1}{k}.a.\frac{1}{k}.b$ $(m^{2})$.

⇒ Kết luận:

Muốn nhân hai phân thức, ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau

$\frac{A}{B}.\frac{C}{D}=\frac{A.C}{B.D}$

Các tính chất:

a) Tính chất giao hoán:

$\frac{A}{B}.\frac{C}{D}=\frac{C}{D}.\frac{A}{B}$

b) Tính chất kết hợp:

$\frac{A}{B}.\frac{C}{D}.\frac{E}{G}=\frac{A}{B}.\frac{C}{D}.\frac{E}{G}$

c) Tính chất phân phối đối với phép cộng:

$\frac{A}{B}.(\frac{C}{D}+\frac{E}{G})=\frac{A}{B}.\frac{C}{D}+\frac{A}{B}.\frac{E}{G}$

Ví dụ 1: (SGK – tr37)

Ví dụ 2: (SGK – tr37)

 

Thực hành 1:

a) $\frac{3a^{2}}{10b^{3}}.\frac{15b}{9a^{4}}=\frac{3a^{2}.15b}{10b^{3}.9a^{4}}$

$=\frac{3a^{2}.3.5b}{2.5b.b^{2}.3a^{2}.3a^{2}}=\frac{1}{2a^{2}b^{2}}$ 

b) $\frac{x-3}{x^{2}}.\frac{4x}{x^{2}-9}$

$=\frac{(x-3).4x}{x.x.(x+3).(x-3)}=\frac{4}{x.(x+3)}$ 

c) $\frac{a^{2}-6a+9}{a^{2}+3a}.\frac{2a+6}{a-3}$ 

$=\frac{(a-3)^{2}.2.(a+3)}{a.(a+3).(a-3)}=\frac{2.(a-3)}{a}$ 

d) $\frac{x+1}{x}.(x+\frac{2-x^{2}}{x^{2}-1})$

$=\frac{x+1}{x}.[\frac{x.(x^{2}-1)}{x^{2}-1}+\frac{2-x^{2}}{x^{2}-1}]$ 

$=\frac{x+1}{x}.\frac{x^{3}-x+2-x^{2}}{(x+1)(x-1)} =\frac{(x+1).(x^{3}-x^{2}-x+2)}{x.(x+1)(x-1)} =\frac{x^{3}-x^{2}-x+2}{x.(x-1)}$

2. CHIA HAI PHÂN THỨC

HĐKP2.

a) Biểu thức biểu thị số tấn gạo máy A xát được trong 1 giờ là: $\frac{x}{a}$ (tấn)

Biểu thức biểu thị số tấn gạo máy B xát được trong 1 giờ là: $\frac{y}{b}$ (tấn)

b) Công suất của máy A  gấp số lần công suất của máy B là: $\frac{x}{a}:\frac{y}{b}$ (lần).

Biểu thức biểu thị số lần đó là:

$\frac{x}{a}: \frac{y}{b}=\frac{x}{a}.\frac{b}{y}=\frac{bx}{ay}$ (lần)

c) Khi x = 3, a = 5, y = 2, b = 4 ta có:

$\frac{4.3}{5.2}=\frac{12}{10}=1,2$ (lần) 

=> Kết luận:

Muốn chia phân thức $\frac{A}{B}$ cho phân thức $\frac{C}{D}$ (C khác đa thức không), ta nhân phân thức $\frac{A}{B}$ với phân thức $\frac{D}{C}$:

$\frac{A}{B}:\frac{C}{D}=\frac{A}{B}.\frac{D}{C}$

Nhận xét:

Phân thức $\frac{D}{C}$ được gọi là phân thức nghịch đảo của phân thức $\frac{C}{D}$

Ví dụ 3: SGK – tr38

Ví dụ 4: SGK – tr38

Thực hành 2. 

a) $\frac{x^{2}-9}{x-2}:\frac{x-3}{x}=\frac{(x+3).(x-3)}{x-2}.\frac{x}{x-3}$

$=\frac{(x+3).(x-3).x}{(x-2).(x-3)}=\frac{x.(x+3)}{x-2}$ 

b) $\frac{x}{z^{2}}.\frac{x.z}{y^{3}}:\frac{x^{3}}{yz}=(\frac{x}{z^{2}}.\frac{xz}{y^{3}}:\frac{x^{3}}{yz}=\frac{x^{2}z}{y^{3}z^{2}}.\frac{yz}{x^{3}}=\frac{1}{xy^{2}}$ 

c) $\frac{2}{x}-\frac{2}{x} :\frac{1}{x}+\frac{4}{x}.\frac{x^{2}}{2}=\frac{2}{x}-\frac{2}{x}.\frac{x}{1}+2x$

$=\frac{2}{x}-2+2x$ 

$=\frac{2-2x+2x^{2}}{x}$ 

Vận dụng:

Tốc độ của tàu hỏa là: $\frac{s}{a}$ (km/h)

Tốc độ của tàu hỏa là: $\frac{s}{b}$ (km/h)

Tốc độ của tàu hoả gấp số lần tốc độ của ô tô khách là:

$\frac{s}{a} : \frac{s}{b}=\frac{s}{a}.\frac{b}{s}=\frac{b}{a}$ (lần)

Khi s = 350, a = 5, b = 7 ta có: $\frac{7}{5}=1,4$

Vậy khi s = 350, a = 5, b = 7 thì tốc độ của tàu hoả gấp 1,4 lần tốc độ của ô tô khách.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 7: Nhân, chia phân thức, kiến thức trọng tâm toán 8 chân trời bài 7: Nhân, chia phân thức, nội dung chính bài 7: Nhân, chia phân thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác