Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời sáng tạo bài 3 Biểu đồ đoạn thẳng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ

BÀI 3. BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG

1. GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG

HĐKP1:

- Số li bán được lần lượt trong các ngày thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm là: 30; 20; 35. 

- Từ thứ Ba đến thứ Tư, số li bán được giảm; từ thứ Tư đến thứ Năm, số li bán được tăng.

=> Kết luận:

Để biểu diễn sự thay đổi số liệu của một đối tượng theo thời gian, người ta thường dùng biểu đồ đoạn thẳng.

Biểu đồ đoạn thẳng gồm:

- Hai trục vuông góc: trục ngang biểu diễn các mốc thời gian, trục thẳng đứng biểu diễn độ lớn của dữ liệu.

- Các đoạn thẳng nối nhau tạo thành một đường gấp khúc cho ta thấy được sự thay đổi của dữ liệu theo các mốc thời gian.

BTT:

a)Tên biểu đồ: Biểu đồ thứ hạng của bóng đá nam Việt.

Trục đứng biểu diễn thứ hạng của bóng đá Việt Nam, trục ngang biểu diễn thời gian (năm).

b) Mỗi điểm trên biểu đồ biểu diễn thứ hạng của bóng đá nam Việt Nam tại năm tương ứng theo bảng xếp hạng của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA).

2. VẼ BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG

Kết luận:

Các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số liệu thống kê:

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và thẳng đứng vuông góc với nhau.

-  Trục ngang: Ghi các mốc thời gian.

- Trục thẳng đứng: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia.

Bước 2:

- Tại mỗi mốc thời gian trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục thẳng đứng.

- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi của số liệu theo thời gian.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

- Ghi tên cho biểu đồ

- Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng.

- Ghi đơn vị trên hai trục.

Thực hành 1:

 Thực hành 1:

Vận dụng 1:

a) Đoạn dốc lên:

  • Từ thứ Hai đến thứ Ba

  • Từ thứ Ba đến thứ Tư

  • Từ thứ Sáu đến thứ Bảy

  • Từ thứ Bảy đến thứ Chủ nhật

Đoạn dốc xuống:

  • Từ thứ Tư đến thứ Năm

  • Từ thứ Năm đến thứ Sáu

b) Ngày thứ Bảy và Chủ nhật lớp 7A thu gom được trên 100 chai nhựa.

3. ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TỪ BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG

Chú ý: Muốn đọc và phân tích biểu đồ đoạn thẳng, ta cần chú ý các đặc điểm sau:

- Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?

- Đơn vị thời gian là gì?

- Thời điểm nào số liệu cao nhất?

- Thời điểm nào số liệu thấp nhất?

- Số liệu trong những khoảng thời gian nào?

Thực hành 2:

  • Biểu đồ biểu diễn lượng mưa trung bình các tháng năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Đơn vị thời gian là tháng, đơn vị số liệu là mm

  • Tháng 9 có lượng mưa trung bình cao nhất

  • Tháng 2 có lượng mưa trung bình thấp nhất

  • Lượng mưa tăng giữa các tháng: 2 – 3 ; 3 – 4; 4 – 5; 5 – 6; 8 – 9.

  • Lượng mưa giảm giữa các tháng: 1 – 2 ; 6 –7 ; 7 – 8; 9 – 10; 10 – 11; 11 – 12.

Vận dụng 2:

Ta thấy từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình đều trên 100 mm.

Vậy mùa mưa tại Thành phố Hồ Chí Minh thường bắt đầu từ tháng 5 và đến tháng 11 thì kết thúc.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 7 CTST bài 3 Biểu đồ đoạn thẳng, kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời sáng tạo bài 3 Biểu đồ đoạn thẳng, Ôn tập toán 7 chân trời bài 3 Biểu đồ đoạn thẳng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác