Lý thuyết trọng tâm toán 10 chân trời bài 2: Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 chân trời sáng tạo bài 2 Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHƯƠNG IX. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG

BÀI 2. ĐƯỜNG THẲNG TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ

1. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG

  • Vectơ chỉ phương và vectơ pháp tuyến của đường thẳng:

HĐKP1:

HĐKP1:

a) $\underset{n}{\rightarrow}$. $\underset{u}{\rightarrow}$= a.b + b.(-a) = 0 =>$\underset{n}{\rightarrow} \perp  \underset{u}{\rightarrow}$.

b) Vì M, M$_{0}$ thuộc đường thẳng nên $\underset{M_{0}M}{\rightarrow}$ chính là vectơ chỉ phương của đường thẳng $\Delta $. Suy ra, vectơ $\underset{M_{0}M}{\rightarrow}$ luôn cùng phương với vectơ $\underset{u}{\rightarrow}$ và luôn vuông góc với vectơ $\underset{n}{\rightarrow}$.

Kết luận:

- Vectơ chỉ phương của đường thẳng

Vectơ $\underset{u}{\rightarrow}$ được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng $\Delta $ nếu $\underset{u}{\rightarrow}$≠$\underset{0}{\rightarrow}$ và giá của $\underset{u}{\rightarrow}$ song song hoặc trùng với $\Delta $.

Vectơ chỉ phương và vectơ pháp tuyến của đường thẳng:

- Vectơ pháp tuyến của đường thẳng:

  Vectơ $\underset{n}{\rightarrow}$ là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ nếu $\underset{n}{\rightarrow}$ ≠$\underset{0}{\rightarrow}$ và $\underset{n}{\rightarrow}$ vuông góc với vectơ chỉ phương của ∆.

* Chú ý:

  • Nếu đường thẳng ∆ có vectơ pháp tuyến $\underset{n}{\rightarrow}$= (a; b) thì ∆ sẽ nhận $\underset{u}{\rightarrow}$ = (b; -a) hoặc $\underset{u}{\rightarrow}$ = (-b; a) là một vectơ chỉ phương.

  • Nếu u là một vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ thì vectơ k$\underset{u}{\rightarrow}$, (k ≠0)  cũng là một vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆.

  • Nếu đường thẳng có vectơ chỉ phương là $\underset{u}{\rightarrow}$=ab thì vec tơ $\underset{n}{\rightarrow}$=(-ba) là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng.

Ví dụ 1: SGK-tr47

  • Phương trình tham số của đường thẳng

HĐKP2:

Tọa độ điểm M là: $\left\{\begin{matrix}x=x_{0}+tu_{1} & \\ y=y_{0}+tu_{2} & \end{matrix}\right.$

Kết luận:

Trong mặt phẳng Oxy, ta gọi:

$\left\{\begin{matrix}x=x_{0}+tu_{1} & \\ y=y_{0}+tu_{2} & \end{matrix}\right.$     (với $u_{1}^{2}$ + $u_{2}^{2}$ > 0, t ∈R)

là phương trình tham số của đường thẳng ∆ đi qua điểm M$_{0}$ (x$_{0}$; y$_{0}$) có vectơ chỉ phương u = (u$_{1}$; u$_{2}$).

* Chú ý:

Cho t một giá trị cụ thể thì ta xác định được một điểm trên đường thẳng ∆ và ngược lại.

Ví dụ 2: SGK -tr47

Thực hành 1.

a) Phương trình tham số của đường thẳng $\Delta $ là: 

$\left\{\begin{matrix}x=-9+8t & \\ y=5-4t & \end{matrix}\right.$

b) Thay y = 1 vào phương trình y = 5 - 4t, ta được: 1 = 5 - 4t t = 1

Thay t = 1 vào phương trình x = -9 + 8t, ta được: x = -9 + 8. 1 = -1

Vậy P = (-1; 1)

Vận dụng 1.

Vận dụng 1.

a) Phương trình tham số của đường thẳng d là: 

$\left\{\begin{matrix}x=1+40t & \\ y=1+30t & \end{matrix}\right.$

b) Thay t = 2 vào phương trình đường thẳng d, tọa độ của xe là:

$\left\{\begin{matrix}x=1+40.2 & \\ y=1+30.2 & \end{matrix}\right.$

=> $\left\{\begin{matrix}x=81 & \\ y=61 & \end{matrix}\right.$

Thay t = 4 vào phương trình đường thẳng d, tọa độ của xe là:

$\left\{\begin{matrix}x=1+40.4 & \\ y=1+30.4 & \end{matrix}\right.$

=> $\left\{\begin{matrix}x=161 & \\ y=121 & \end{matrix}\right.$

  • Phương trình tổng quát của đường thẳng

HĐKP3:

Ta có: $\underset{n}{\rightarrow}$ = (a; b) là vectơ pháp tuyến của đường thẳng  $\underset{u}{\rightarrow}$ = (b; -a).

Khi đó, tọa độ của điểm M là: 

$\left\{\begin{matrix}x=x_{0}+bt & \\ y=y_{0}-at & \end{matrix}\right.$

Thay tọa độ điểm M vào phương trình ax + by + c = 0, ta được:

a(x$_{0}$ + bt) + b(y$_{0}$ - at) - ax$_{0}$ - by$_{0}$ = 0 

<=> ax$_{0}$ + abt + by$_{0}$ - abt - ax$_{0}$ - by$_{0}$ = 0

<=> 0 = 0 (luôn đúng)

Vậy điểm M có tọa độ thỏa mãn phương trình: ax  + by + c = 0 (với c = - ax$_{0}$ - by$_{0}$).

Kết luận:

Trong mặt phẳng Oxy, mỗi đường thắng đều có phương trình tổng quát dạng

ax + by + c= 0

với a và b không đồng thời bằng 0.

* Chú ý: 

  • Mỗi phương trình ax + by + c = 0 (a và b không đồng thời bằng 0) đều xác định một đường thẳng có vectơ pháp tuyến $\underset{n}{\rightarrow}$ = (a; b).

  • Khi cho phương trình đường thẳng ax + by + c = 0, ta hiểu a và b không đồng thời bằng 0.

Ví dụ 3: SGK -tr48

* Nhận xét:

  • Phương trình đường thẳng ∆ đi qua hai điểm A(xA; yA), B(xB; yB) có dạng:

$\frac{x-x_{A}}{x_{B}-x_{A}}$=$\frac{y-y_{A}}{y_{B}-y_{A}}$

với (x$_{A} \neq $x$_{B}$; y$_{A} \neq $ y$_{B}$)

  • Nếu đường thẳng ∆ cắt trục Ox và Oy tại A(a; 0) và B(0; b) (a, b khác 0) thì phương trình ∆ có dạng.

$\frac{x}{a}$+$\frac{y}{b}$=1   (1)

Phương trình (1) còn được gọi là phương trình đoạn chắn.

Thực hành 2:

a) Đường thẳng có vectơ pháp tuyến $\underset{n}{\rightarrow}$ = (3; 5) nên có vectơ chỉ phương $\underset{u}{\rightarrow}$ = (5; -3).

Phương trình tham số của $\Delta $ là: $\left\{\begin{matrix}x=1+5t & \\ y=1-3t & \end{matrix}\right.$

Phương trình tổng quát của $\Delta $ là:

3(x - 1) + 5(y - 1) = 0 <=>3x + 5y - 8 = 0

b) Đường thẳng đi qua O(0; 0) và có vectơ chỉ phương $\underset{u}{\rightarrow}$ = (2; -7) nên ta có phương trình tham số của $\Delta $ là: 

$\left\{\begin{matrix}x=2t & \\ y=-7t & \end{matrix}\right.$

Đường thẳng có vectơ chỉ phương $\underset{u}{\rightarrow}$ = (2; -7) nên có vectơ pháp tuyến $\underset{n}{\rightarrow}$ = (7; 2).

Phương trình tổng quát của là:

7(x - 0) + 2(y - 0) = 0 <=> 7x + 2y = 0

c. Đường thẳng $\Delta $ đi qua hai điểm M(4; 0), N(0; 3) nên có vectơ chỉ phương $\underset{u}{\rightarrow}$ = $\underset{MN}{\rightarrow}$ = (-4; 3) và vectơ pháp tuyến $\underset{n}{\rightarrow}$ = (3; 4)

Phương trình tham số của $\Delta $ là: 

$\left\{\begin{matrix}x=4-4t & \\ y=3t & \end{matrix}\right.$

Phương trình tổng quát của $\Delta $ là:

3(x - 4) + 4(y - 0) = 0 <=> 3x + 4y - 12 = 0

 Vận dụng 2.

a) Ta có  là vectơ chỉ phương của đường thẳng $\Delta $ 

=> $\underset{n}{\rightarrow}$ = (4; 3) là vectơ pháp tuyến.

Phương trình tổng quát của đường thẳng $\Delta $ đi qua điểm A(1; 2) và nhận $\underset{n}{\rightarrow}$ = (4; 3) là vectơ pháp tuyến là:

4(x - 1) + 3(y - 2) = 0 <=> 4x + 3y - 10 = 0

b) Tọa độ của điểm M là giao điểm của đường thẳng $\Delta $ và trục hoành: 

Ta có: $\left\{\begin{matrix}4x_{M}+3y_{M}-10=0 & \\ y_{M}=0 & \end{matrix}\right.$ <=> $\left\{\begin{matrix}x_{M}=\frac{5}{2} & \\ y_{M}=0 & \end{matrix}\right.$

Vậy M = ($\frac{5}{2}$; 0)

Liên hệ giữa đồ thị hàm số bậc nhất và đường thẳng

  • Liên hệ giữa đồ thị hàm số bậc nhất và đường thẳng: SGK-tr50

+ Đồ thị hàm số bậc nhất y = kx + y$_{0}$ (k $\neq $ 0) là một đường thẳng có vectơ pháp tuyến $\underset{n}{\rightarrow}$ = (k;-1) và có phương trình tổng quát là kx - y + y$_{0}$ = 0. Đường thẳng này không vuông góc với Ox và Oy.

+  d là đồ thị của hàm bậc nhấtt y = kx + y$_{0}$ với hệ số góc k =-$\frac{a}{b}$ và tung độ góc y$_{0}$ =-$\frac{c}{b}$.

* Chú ý:

  • Nếu a = 0 và b 0 thì phương trình tổng quát ax + by + c = 0 trở thành y = - $\frac{c}{b}$ .

Khi đó d là đường thẳng vuông góc với Oy tại điểm (0; - $\frac{c}{b}$ ) (H3a, SGK- tr50).

* Chú ý: Nếu a = 0 và b  0 thì phương trình tổng quát ax + by + c = 0 trở thành y = - cb . Khi đó d là đường thẳng vuông góc với Oy tại điểm (0; - cb ) (H3a, SGK- tr50).

  • Nếu b = 0 và a 0 thì phương trình tổng quát ax + by + c = 0 trở thành x = - $\frac{c}{a}$.

Khi đó d là đường thẳng vuông góc với Ox tại điểm (- $\frac{c}{a}$; 0) (H3b, SGK - tr50).

Nếu b = 0 và a  0 thì phương trình tổng quát ax + by + c = 0 trở thành x = - ca. Khi đó d là đường thẳng vuông góc với Ox tại điểm (- ca; 0) (H3b, SGK - tr50).

Trong cả hai trường hợp trên, đường thẳng d không phải là đồ thị của hàm số bậc nhất.

Ví dụ 4: SGK -tr50

Thực hành 3:

a) Ta có: 3x + 5y - 8 = 0 y = -$\frac{3}{5}$x + $\frac{8}{5}$

Vậy đồ thị hàm số bậc nhất của là: y =  -$\frac{3}{5}$x + $\frac{8}{5}$

b) Ta có: 7x + 2y = 0 y = -$\frac{7}{2}$x

Vậy đồ thị hàm số bậc nhất của $\Delta $ là: y = -$\frac{7}{2}$x

c) Ta có: 3x + 4y - 12= 0 y = -$\frac{3}{4}$x + 3

Vậy đồ thị hàm số bậc nhất của $\Delta $ là: y = -$\frac{3}{4}$x + 3

Vận dụng 3:

a) y=2x+5

b) Đồ thị d của hàm số đi qua hai điểm A(-$\frac{5}{2}$; 0) và B(0; 5).

Vận dụng 3:

c) Ta có: y=2x+5 <=> 2x-y+5=0  

=> Phương trình tổng quát của đường thẳng d là 2x-y +5=0.

Ta có d nhận $\underset{n}{\rightarrow}$ = (2; -1) là vectơ pháp tuyến nên $\underset{u}{\rightarrow}$ = (1; 2) là vectơ chỉ phương của đường thẳng d.

Phương trình tham số của đường thẳng d đi qua điểm B(0; 5) và nhận $\underset{u}{\rightarrow}$ = (1; 2) là vectơ chỉ phương là: 

$\left\{\begin{matrix}x=t=0 & \\ y=5+2t & \end{matrix}\right.$

2. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG THẲNG

HĐKP4:

HĐKP4:

a) $\Delta _{1}$ song song hoặc trùng với $\Delta _{2}$.

b) $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$ cắt nhau.

c) $\Delta _{1}$ vuông góc với $\Delta _{2}$.

Kết luận:

Nếu $\underset{n_{1}}{\rightarrow}$ và $\underset{n_{2}}{\rightarrow}$ cùng phương thì ∆1 và ∆2 song song hoặc trùng nhau. Lấy một điểm P tuỳ ý trên ∆1.

Nếu P $\in $  ∆2 thì ∆1 $\equiv $ ∆2.

Nếu P $\notin $  ∆2 thì ∆1 // ∆2.

Nếu $\underset{n_{1}}{\rightarrow}$ và $\underset{n_{2}}{\rightarrow}$  không cùng phương thì ∆1 và ∆2 cắt nhau tại một điểm M(xo; yo) với (xo; yo) là nghiệm của hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}a_{1}x+b_{1}y+c_{1}=0 & \\ a_{2}x+b_{2}y+c_{2}=0 & \end{matrix}\right.$ .

* Chú ý:

a) Nếu $\underset{n_{1}}{\rightarrow}$.$\underset{n_{2}}{\rightarrow}$ = 0 thì $\underset{n_{1}}{\rightarrow} \perp  \underset{n_{2}}{\rightarrow}$, suy ra ∆1 $\perp $ ∆2.

b) Đề xét hai vectơ $\underset{n_{1}}{\rightarrow}$ (a$_{1}$; b$_{1}$) và $\underset{n_{2}}{\rightarrow}$(a$_{2}$; b$_{2}$) cùng phương hay không cùng phương, ta xét biểu thức a$_{1}$b$_{1}$ – a$_{2}$b$_{2}$:

Nếu a$_{1}$b$_{1}$ – a$_{2}$b$_{2}$ = 0 thì hai vectơ cùng phương.

 Nếu a$_{1}$b$_{1}$ – a$_{2}$b$_{2}$ 0 thì hai vectơ không cùng phương.

Trong trường hợp tất cả các hệ số a$_{1}$, a$_{2}$, b$_{1}$, b$_{2}$ đều khác 0, ta có thể xét hai trường hợp:

Nếu $\frac{a_{1}}{a_{2}}$ = $\frac{b_{1}}{b_{2}}$  thì hai vectơ cùng phương.

Nếu $\frac{a_{1}}{a_{2}} \neq  \frac{b_{1}}{b_{2}}$  thì hai vecto không cùng phương.

Ví dụ 5: SGK-tr52

Thực hành 4:

a) Đường thẳng d$_{1}$ và d$_{2}$ có vectơ pháp tuyến lần lượt là $\underset{n_{1}}{\rightarrow}$= (1; -5) và $\underset{n_{2}}{\rightarrow}$= (10; 2).

Ta có: $\underset{n_{1}}{\rightarrow}$. $\underset{n_{2}}{\rightarrow}$ = 1. 10 + (-5). 2 = 0 nên $\underset{n_{1}}{\rightarrow} \perp  \underset{n_{2}}{\rightarrow}$ là hai vectơ vuông góc, suy ra d$_{1} \perp d$_{2}$

Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}x-5y+9=0 & \\ 10x+2y+7=10 & \end{matrix}\right.$  

=> $\left\{\begin{matrix}-\frac{3}{52} & \\ \frac{93}{52} & \end{matrix}\right.$

Vậy 1 và 2 vuông góc và cắt nhau tại M($-\frac{3}{52}$; $\frac{93}{52}$).

b) Ta có: $\underset{n_{1}}{\rightarrow}$ = (3; -4) là vectơ pháp tuyến của đường thẳng d$_{1}$.

$\underset{u_{2}}{\rightarrow}$ = (4; 3) là vectơ chỉ phương của đường thẳng d$_{2}$ => $\underset{n_{2}}{\rightarrow}$ = (3; -4) là vectơ pháp tuyến của đường thẳng d$_{2}$.

Ta có: $\frac{3}{3}$ =$\frac{-4}{-4}$ suy ra $\underset{n_{1}}{\rightarrow}$ và $\underset{n_{2}}{\rightarrow}$ là hai vectơ cùng phương. Vậy d$_{1}$ song song hoặc trùng nhau. Lấy điểm M(1; 1) thuộc d$_{2}$, thay tọa độ của M và phương trình d$_{1}$, ta được: 3. 1 - 4. 1 + 9 $\neq $ 0.

Vậy d$_{1}$ // d$_{2}$.

c) d$_{1}$ và d$_{2}$ có phương trình tổng quát lần lượt là: 3x - 4y + 1 = 0 và 6x - 8y + 2 = 0, có vectơ pháp tuyến lần lượt là $\underset{n_{1}}{\rightarrow}$ = (3; -4) và $\underset{n_{2}}{\rightarrow}$ = (6; -8).

Ta có: $\frac{3}{6}$ =$\frac{-4}{-8}$ suy ra $\underset{n_{1}}{\rightarrow}$ và $\underset{n_{2}}{\rightarrow}$ là hai vectơ cùng phương. Vậy d$_{1}$ song song hoặc trùng nhau. Lấy điểm M(1; 1) thuộc d$_{2}$, thay tọa độ của M và phương trình, ta được: 3. 1 - 4. 1 + 1 = 0.

Vậy d1 $\equiv $ d2.

Vận dụng 4:

a) Vì d$_{1}$ song song với d$_{2}$: x + 3y + 2 = 0 nên d$_{1}$ nhận $\underset{n}{\rightarrow}$ = (1; 3) là vectơ pháp tuyến.

Phương trình đường thẳng d$_{1}$ đi qua điểm A(2; 3) và nhận $\underset{n}{\rightarrow}$ = (1; 3) là vectơ pháp tuyến là:

(x - 2) + 3(y - 3) = 0 => x + 3y - 11 = 0

b) Vì d1 vuông góc với d$_{3}$: 3x - y + 1 = 0 nên d$_{1}$ nhận $\underset{n}{\rightarrow}$ = (1; 3) là vectơ pháp tuyến.

Phương trình đường thẳng d$_{1}$ đi qua điểm B(4; -1) và nhận $\underset{n}{\rightarrow}$ = (1; 3) là vectơ pháp tuyến là:

(x - 4) + 3(y  + 1) = 0 => x + 3y - 1 = 0

3. GÓC GIỮA HAI ĐƯỜNG THẲNG 

HĐKP5:

HĐKP5:

$\widehat{toy}$ =$\widehat{xOz}$ = 38°

$\widehat{xOt}$= $\widehat{yOz}$ = 180° - 38° = 142°

Kết luận:

Khái niệm góc giữa hai đường thẳng

Hai đường thẳng ∆1và ∆2 cắt nhau tạo thành bốn góc.∆2'. 

- Nếu ∆1 không vuông góc với ∆2 thì góc nhọn trong bốn góc đó được gọi là góc gữa hai đường thẳng ∆1và ∆2.

- Nếu ∆1$\perp $∆2, ∆1$\perp $∆2thì ($\widehat{∆1,∆2}$)=90$^{\circ}$ ($\widehat{∆1,∆2}$)=900.

- Nếu  ∆1//∆2 hoặc ∆1$\equiv $∆2 thì ($\widehat{∆1,∆2}$)=0$^{\circ}$.

=> Góc giữa hai đường thẳng luôn thỏa mãn 0≤α≤90 ($\widehat{∆1,∆2}$)=0$^{\circ}$.

=> Góc giữa hai đường thẳng ∆1 và ∆2 được kí hiệu ($\widehat{∆1,∆2}$) hoặc (∆1, ∆2).

Ví dụ 6: SGK-tr54

Công thức tính góc giữa hai đường thẳng

HĐKP6:

$\underset{n_{1}}{\rightarrow}$ = (a$_{1}$; b$_{1}$), $\underset{n_{2}}{\rightarrow}$ = (a$_{2}$; b$_{2}$).

cos($\underset{n_{1}}{\rightarrow}$, $\underset{n_{2}}{\rightarrow}$) = $\frac{|\underset{n_{1}}{\rightarrow}.\underset{n_{2}}{\rightarrow}|}{|\underset{n_{1}}{\rightarrow}|.|\underset{n_{2}}{\rightarrow}|}$=$\frac{a_{1}a_{2}+b_{1}b_{2}}{\sqrt{a_{1}^{2}+b_{1}^{2}}.\sqrt{a_{2}^{2}+b_{2}^{2}}}$

Kết luận:

cos(∆1, ∆2)=a$\frac{a_{1}a_{2}+b_{1}b_{2}}{\sqrt{a_{1}^{2}+b_{1}^{2}}.\sqrt{a_{2}^{2}+b_{2}^{2}}}$

* Nhận xét:

Nếu ∆1 và ∆2 có vectơ chỉ phương $\underset{u_{1}}{\rightarrow}$ ,$\underset{u_{2}}{\rightarrow}$ thì cos(∆1, ∆2) = cos($\underset{u_{1}}{\rightarrow}$ , $\underset{u_{2}}{\rightarrow}$)

* Chú ý:

Ta đã biết hai đường thẳng vuông góc khi và chỉ khi chúng có hai vectơ pháp tuyến vuông góc. Do đó:

- Nếu ∆$_{1}$ và ∆$_{2}$ lần lượt có phương trình a$_{1}$x + b$_{1}$y + c$_{1}$ = 0 và a$_{2}$x + b$_{2}$y + c$_{2}$ = 0 thì ta có:

(∆$_{1}$, ∆$_{2}$) = 90$^{\circ}$ ⟺ a$_{1}$a$_{2}$ + b$_{1}$b$_{2}$ = 0.

Nếu ∆$_{1}$ và ∆$_{2}$ lần lượt có phương trình y = k$_{1}$x + m$_{1}$ và y = k$_{2}$x + m$_{2}$ thì ta có:

(∆$_{1}$, ∆$_{2}$) = 90$^{\circ}$ ⟺ k$_{1}$.k2 = -1.

Nói cách khác, hai đường thẳng có tích các hệ số góc bằng -1 thì vuông góc với nhau.

Ví dụ 7: SGK – tr55

Thực hành 5:

a) Ta có: cos(∆$_{1}$, ∆$_{2}$)= $\frac{|1.1+3.(-2)|}{\sqrt{1^{2}+3^{2}}.\sqrt{1^{2}+(-2)^{2}}}$= $\frac{\sqrt{2}}{2}$ 

=> (∆$_{1}$, ∆$_{2}$)= 45°.

b) Đường thẳng 1 nhận $\underset{n_{12}}{\rightarrow}$= (4; -2) là vectơ pháp tuyến  $\underset{u_{2}}{\rightarrow}$ = (2; 4) là vectơ chỉ phương.

Đường thẳng 2 nhận vectơ chỉ phương là $\underset{u_{2}}{\rightarrow}$ = (1; 2).

Ta có: $\underset{u_{1}}{\rightarrow}$= 2$\underset{u_{2}}{\rightarrow}$

=> $\underset{u_{1}}{\rightarrow}$ // $\underset{u_{2}}{\rightarrow}$ => (∆$_{1}$, ∆$_{2}$)= 0°

c) Hai đường thẳng ∆$_{1}$, ∆$_{2}$ lần lượt có vectơ chỉ phương là $\underset{u_{1}}{\rightarrow}$ = (1; 2) và $\underset{u_{2}}{\rightarrow}$ = (2; -1).

Ta có: $\underset{u_{1}}{\rightarrow}$. $\underset{u_{2}}{\rightarrow}$= 1. 2 + 2. (-1) = 0  $\underset{u_{1}}{\rightarrow} \perp  \underset{u_{2}}{\rightarrow}$. Do đó, (∆$_{1}$, ∆$_{2}$) = 90°

Vận dụng 5:

Ta có: y = x <=> x - y  = 0; y = 2x + 1 <=> 2x - y + 1 = 0

Phương trình đường thẳng của đồ thị hàm số y = x là d$_{1}$: x - y = 0

Phương trình đường thẳng của đồ thị hàm số y = 2x + 1 là d$_{2}$: 2x - y + 1 = 0

cos(d$_{1}$, d$_{2}$) = $\frac{|1.2+(-1).(-1)|}{\sqrt{1^{2}+(-1)^{2}}.\sqrt{2^{2}+(-1)^{2}}}$= $\frac{3\sqrt{10}}{10}$

(d$_{1}$,d$_{2}$) = 18°26'

4. KHOẢNG CÁCH TỪ MỘT ĐIỂM ĐẾN MỘT ĐƯỜNG THẲNG

HĐKP7:

HĐKP7:

a) $\underset{n}{\rightarrow}$ là vectơ pháp tuyến của đường thẳng $\Delta $: ax + by + c = 0 nên $\underset{n}{\rightarrow} \perp \Delta $   (1)

Vì H là chân đường vuông góc hạ từ M xuống $\Delta $ nên MH $\perp \Delta $    (2)

Từ (1) và (2)  $\underset{n}{\rightarrow}$ và $\underset{HM_{0}}{\rightarrow}$ cùng phương.

Ta có: $\underset{n}{\rightarrow}$ = (a; b), $\underset{HM_{0}}{\rightarrow}$ = (x$_{0}$-x$_{H}$y$_{0}$-y$_{H}$)

b) Vì H nên ax$_{H}$+by$_{H}$+c=0  c = -ax$_{H}$-by$_{H}$

Ta có: 

p = $\underset{n}{\rightarrow}$. $\underset{HM_{0}}{\rightarrow}$ = a(x$_{0}$-x$_{H}$) + b(y$_{0}$-y$_{H}$)

 = ax$_{0}$-ax$_{H}$+by$_{0}$-by$_{H}$ = ax$_{0}$ + by$_{0}$ + c (đpcm)

c) Vì $\underset{n}{\rightarrow}$ cùng phương với $\underset{HM_{0}}{\rightarrow}$ nên $\underset{HM_{0}}{\rightarrow}$ = t$\underset{n_{n}}{\rightarrow}$

$\left\{\begin{matrix}x_{0}-x_{H}=ta & \\ y_{0}-y_{H}=tb & \end{matrix}\right.$

<=> $\left\{\begin{matrix}x_{H}=x_{0}-ta & \\ y_{H}=y_{0}-tb & \end{matrix}\right.$ 

mà H nên a(x$_{0}$ - ta) + b(y$_{0}$ - tb) + c = 0 

ax$_{0}$ - ta$^{2}$ + by$_{0}$ - tb$^{2}$ + c = 0

  t = $\frac{ax_{0}+by_{0}+c}{a^{2}+b^{2}}$

Ta có: |$\underset{HM_{0}}{\rightarrow}$| = $\sqrt{(x_{0}-x_{H})^{2}+(y_{0}-y_{H})^{2}}$

= $\sqrt{(x_{0}-x_{0}+ta)^{2}+(y_{0}-y_{0}+tb)^{2}}$

= $\sqrt{(a^{2}+b^{2}).t^{2}}$

= $\sqrt{(a^{2}+b^{2}).t}$ 

= $\sqrt{a^{2}+b^{2}}$.$\frac{ax_{0}+by_{0}+c}{a^{2}+b^{2}}$ 

= $\frac{ax_{0}+by_{0}+c}{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}$ =$\frac{|p|}{|n|}$(đpcm)

Kết luận:

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng ∆ có phương trình ax + by + c = 0(a$^{2}$ + b$^{2}$ > 0) và điểm M$_{0}$(x$_{0}$; y$_{0=0}$). Khoảng cách từ điểm M0 đến đường thắng ∆, kí hiệu là d(M0, ∆), được tính bởi công thức:

d(M$_{0}$, ∆)=$\frac{|ax_{0}+by_{0}+c|}{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}$

Ví dụ 8: SGK-tr56

Ví dụ 9: SGK-tr56

Thực hành 6:

Ta có: $\underset{AB}{\rightarrow}$ = (4; 1), $\underset{AC}{\rightarrow}$ = (3; 3), $\underset{BC}{\rightarrow}$ = (-1; 2)

  • Phương trình đường thẳng AB đi qua điểm A(1; 1) và nhận $\underset{n_{1}}{\rightarrow}$ = (1; -4) làm vectơ pháp tuyến là:

1(x - 1) - 4(y - 1) = 0 <=> x - 4y + 3 = 0

  • Phương trình đường thẳng AC đi qua điểm A(1; 1) và nhận $\underset{n_{2}}{\rightarrow}$ = (3; -3) làm vectơ pháp tuyến là:

3(x - 1) - 3(y - 1) = 0 <=> x - y = 0

  • Phương trình đường thẳng BC đi qua điểm C(4; 4) và nhận $\underset{n_{3}}{\rightarrow}$ = (2; 1) làm vectơ pháp tuyến là:

2(x - 4) + (y - 4) = 0 <=> 2x + y - 12 = 0

  • Độ dài đường cao hạ từ A xuống BC là:

  • d(A; BC) = $\frac{2.1+1-12}{\sqrt{2^{2}}+1^{2}}$=$\frac{9\sqrt{5}}{5}$

  • Độ dài đường cao hạ từ B xuống AC là:

  • d(B; AC) = $\frac{5-2}{\sqrt{1^{2}}+(-1)^{2}}$ =$\frac{3\sqrt{2}}{2}$ 

  • Độ dài đường cao hạ từ C xuống AB là:

  • d(C; AB) = $\frac{4-4.4+3}{\sqrt{1^{2}}+(-4)^{2}}$ = $\frac{9\sqrt{17}}{17}$

Vận dụng 6:

Ta có: $\frac{4}{4}$ = $\frac{-3}{-3} \neq  \frac{2}{12}$ d$_{1}$ // d$_{2}$.

Ta có: M(1; 2) $\in $ d$_{1}$,

d(d$_{1}$, d$_{2}$) = d(M; d$_{2}$) = $\frac{4.1-3.2+12}{\sqrt{4^{2}}+3^{2}}$= 2


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 10 CTST bài 2 Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ, kiến thức trọng tâm toán 10 chân trời sáng tạo bài 2 Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ, Ôn tập toán 10 chân trời bài 2 Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác