[KNTT] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 9: Thực hành tiếng Việt trang 86
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 9: Thực hành tiếng Việt - Sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu là phát biểu đúng nhất về từ mượn?
- A. Từ mượn là từ của tiếng nước ngoài
- B. Từ mượn là từ tiếng Hán được nhập vào tiếng Việt
- C. Từ mượn là từ của tiếng nước ngoài được nhập vào tiếng Việt
D. Từ mượn là từ của tiếng nước ngoài (đặc biệt là tiếng Hán) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị sự vật. hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
Câu 2: Từ mượn tiếng nào chiếm số lượng lớn nhất trong tiếng Việt?
- A. Anh
B. Hán
- C. Nhật
- D. Pháp
Câu 3; Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
A. Tiếng Hán
- B. Tiếng Pháp
- C. Tiếng Anh
- D. Tiếng Nga
Câu 4: Đâu là lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?
A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ những biểu thị chưa chính xác
- B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
- C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
- D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt
Câu 5: Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 6: Yếu tố khán trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 7; Các từ pê-đan, ten-nít, tuốc-nơ-vít, gác-đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào?
- A. Nhật
B. Pháp
- C. Trung Quốc
- D. Anh
Câu 8: Gia nhân, gia tài, địa chủ là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 9: Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?
- A. Không lạm dụng từ mượn
- B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
- C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi sử dụng
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Các từ pa-ra-bôn, in-tơ-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
A. Từ mượn tiếng Anh
- B. Từ mượn tiếng Pháp
- C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
- D. Từ mượn tiếng Ấn Độ
Câu 11: “Theo lịch, ngày mai tôi lên phi cơ lúc 7 giờ sáng để kịp giờ về Hà Nội”. Từ phi cơ được dúng có hợp lí không?
A. Hợp lí
B. Không hợp lí
Câu 12: Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, khi mượn từ tiếng nước ngoài, cần phải...
- A. mượn toàn bộ các từ trong một lĩnh vực
B. mượn những từ mà trong tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu nghĩa
- C. mượn những từ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ phát âm
- D. mượn những từ mà mình thấy thích
Câu 13: Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?
- A. Khôi ngô
B. Chăm chỉ
- C. Tuấn tú
- D. Phúc đức
Câu 14: Việc vay mượn các từ ở những ngôn ngữ khác có tác dụng gì?
A. Làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt
- B. Làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của tiếng Việt
- C. Làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt
- D. Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
Câu 15: Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
- A. Roi sắt
B. Tráng sĩ
- C. Hoảng hốt
- D. Chú bé
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận