Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 7: Thực hành tiếng Việt

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 7: Thực hành tiếng Việt - Sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

  • A. 3 kiểu
  • B. 4 kiểu
  • C. 5 kiểu
  • D. 6 kiểu

Câu 2: Nhân hóa là gì?

  • A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
  • B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
  • C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
  • D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

Câu 3: Thế nào là ẩn dụ?

  • A. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng giống nhau
  • B. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm tương đồng với nhau.
  • C. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng thường đi gần với nhau.
  • D. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm khác nhau với nhau.

Câu 4: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

  • A. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)
  • B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  • D. Vế A, vế B

Câu 5: Tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài ca dao: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa – Mận hỏi thì đào xin thưa – Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.

  • A. Làm cho cách nói trở nên tế nhị, sâu sắc chàng trai muốn tỏ tình với cô gái đã mượn cách nói này.
  • B. Làm cho cách nói trở nên hấp dẫn, trau chuốt, thể hiện lời tỏ tình của chàng trai.
  • C. Làm cho cách nói trở nên dễ hiểu, gần gũi với đời sống tâm tình của người bình dân.
  • D. Làm cho cách nói trở nên ý nhị, tinh tế , bộc lộ được tình cảm của chàng trai.

Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Hoán dụ
  • C. So sánh
  • D. Nói giảm nói tránh

Câu 7:  So sánh là gì?

  • A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau
  • C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau
  • D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Câu 8: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào” chỉ cái gì?

  • A. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống.
  • B. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.
  • C. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống.
  • D. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 9: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Ao nước lã” chỉ cái gì?

  • A. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống.
  • B. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.
  • C. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống.
  • D. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 10: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 11: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 12: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai đi đâu đấy hỡi ai – Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 13: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 14: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Mấy hôm nay cụ nhà cháu khó ở”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 15: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Giận bầm gan tím ruột”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 16: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 17: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

  • A. Nhằm khẳng định sức mạnh của đoàn kết
  • B. Nhằm khẳng định của tình cảm vợ chồng
  • C. Nhằm đề cao giá trị của tình cảm
  • D. Nhằm thể hiện tình yêu thương thủy chung của vợ chồng.

Câu 18: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  • A. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài.
  • B. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.
  • C. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.
  • D. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đạp cũng hơn cái nết.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều