Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 4: Chuyện cổ nước mình

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 4: Chuyện cổ nước mình - Sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài thơ Chuyện cổ nước mình có thể thơ là...

  • A. Lục bát
  • B. Tự do
  • C. 5 chữ
  • D. 7 chữ

Câu 2: Câu thơ Thị thơm thị giấu người thơm nhắc đến truyện cổ tích nào?

  • A. Sọ Dừa
  • B. Tấm Cám
  • C. Em bé thông minh
  • D. Bông hoa cúc trắng

Câu 3: Từ nào sau đây là từ láy?

  • A. Thì thầm
  • B. Thiết tha
  • C. Đậm đà
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Hai câu thơ Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì nhắc đến truyện cổ tích nào?

  • A. Đẽo cày giữa đường
  • B. Trí khôn của ta đây
  • C. Con hổ có nghĩa
  • D. Cây tre trăm đốt

Câu 5: Bài thơ Chuyện cổ nước mình của tác giả nào?

  • A. Trần Đăng Khoa
  • B. Xuân Quỳnh
  • C. Lâm Thị Mỹ Dạ
  • D. Phan Thị Thanh Nhàn

Câu 6: Câu thơ sau gợi cho em nhớ tới câu tục ngữ nào?

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì

  • A. Ở hiền gặp lành
  • B. Trâu buộc ghét trâu ăn
  • C. Lá lành đùm lá rách
  • D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Câu 7: Đâu không phải là lí do tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?

  • A. Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những truyền thống quý báu của cha ông: công bằng, nhân ái, độ lượng,...
  • B. Vì truyện cổ giúp tác giả ru trẻ ngủ ngon.
  • C. Vì truyện cổ nước nhà rất nhân hậu, ý nghĩa sâu xa.
  • D. Vì truyện cổ lưu lại những bài học quý báu của cha ông: chăm chỉ, đùm bọc, ở hiền...

Câu 8: Nội dung của bài thơ Chuyện cổ nước mình là gì?

  • A. Truyện cổ nước ta chứa đựng nhiều bài học răn dạy của cha ông
  • B. Ca ngợi truyện cổ nước ta nhân hậu
  • C. Truyện cổ nước ta chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông
  • D. Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông

Câu 9: Từ nào không cùng nhóm với nhóm từ sau: đất nước, nước nhà, giang sơn, sông núi.

  • A. Tổ quốc
  • B. Tổ tiên
  • C. Nước non
  • D. Non nước

Câu 10: Hai câu thơ cuối bài có ý nghĩa gì?

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

  • A. Nhắc nhở con cháu phải biết ơn cha ông đời trước
  • B. Tác giả nghe thấy tiếng nói của cha ông qua truyện cổ
  • C. Các bạn thiếu nhi rất yêu thích các câu chuyện cổ
  • D. Là lời dạy của cha ông với con cháu đời sau: Phải biết sống nhân hậu, độ lượng, công bằng,...

Câu 11: Hai từ “vàng” trong hai câu sau là hai từ đồng âm, đây là nhận xét đúng hay sai?

- Vàng cơn nắng trắng cơn mưa.

- Cô ấy đeo rất nhiều vàng

  • A. Đúng     
  • B. Sai

Câu 12: Từ nào không cùng nhóm với nhóm từ sau: quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán.

  • A. Quê hương xứ sở
  • B. Nơi chôn rau cắt rốn
  • C. Quê mùa
  • D. Quê hương

Câu 13: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau đây:

Dòng sông chảy rất (…) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

  • A. hiền hòa
  • B. hiền lành
  • C. hiền từ
  • D. hiền hậu

Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau đây:

Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (…)

  • A. đỏ ửngư
  • B. đỏ chói
  • C. đỏ au
  • D. đỏ tía

Câu 15: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau đây:

Câu văn cần được (…) cho trong sáng và súc tích.

  • A. đẽo
  • B. gọt
  • C. giũa
  • D. gọt giũa

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo