Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 1: Thực hành tiếng Việt

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 1: Thực hành tiếng Việt - Sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

  • A. 3 kiểu
  • B. 4 kiểu
  • C. 5 kiểu
  • D. 6 kiểu

Câu 2: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ:

  • A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
  • D. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động…) mà từ biểu thị.

Câu 3: Nhân hóa là gì?

  • A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
  • B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
  • C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
  • D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

Câu 4: Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?

  • A. Từ ghép và từ láy.
  • B. Từ phức và từ ghép.
  • C. Từ phức và từ đơn.
  • D. Từ phức và từ láy.

Câu 5: Cảm thông là gì?

  • A. Giai đoạn đầu của nhận thức, dựa trên cảm giác, chưa nắm được bản chất và quy luật của sự vật.
  • B. Hiểu thấu hoàn cảnh, chia sẻ một cách sâu sắc.
  • C. Dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà ngheo theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực.

Câu 6: Cảm hóa là gì?

  • A. Giai đoạn đầu của nhận thức, dựa trên cảm giác, chưa nắm được bản chất và quy luật của sự vật.
  • B. Hiểu thấu hoàn cảnh, chia sẻ một cách sâu sắc.
  • C. Dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà ngheo theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực.

Câu 7: Cảm tính là gì?

  • A. Giai đoạn đầu của nhận thức, dựa trên cảm giác, chưa nắm được bản chất và quy luật của sự vật.
  • B. Hiểu thấu hoàn cảnh, chia sẻ một cách sâu sắc.
  • C. Dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà ngheo theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực.

Câu 8: Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn, cáo đã nói với hoàng tử bé: “Người ta chỉ thấy rõ với trái tim”. Cụm từ “thấy rõ trái tim” nghĩa là gì?

  • A. “Thấy rõ với trái tim” là biết cảm thông, biết thấu hiểu người khác.
  • B. “Thấy rõ trái tim” là biết quan sát, cảm nhận, đánh giá về bạn bè và mọi người xung quanh với thái độ tôn trọng, cảm thông, thấu hiểu; với tình cảm yêu thương, gắn bó.
  • C. “Thấy rõ trái tim” là biết chia sẻ vui buồn, hờn, giận với người khác.
  • D. “Thấy rõ trái tim” là nhìn thấu được suy nghĩ, tình cảm của người khác.

Câu 9: Đâu là nghĩa của từ cốt lõi?

  • A. Điều chính và quan trọng nhất
  • B. Điểm trung tâm của sự vật, hiện tượng
  • C. Phần lõi giữa của một vật
  • D. Điểm chính ở trung tâm của sự việc

Câu 10. Câu văn “Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A. Hoán dụ
  • B. Nhân hóa
  • C. So sánh
  • D. Ẩn dụ

Câu 11: Yếu tố “vô” trong từ “vô hình” là yếu tố thường đi trước một yếu tố khác, có nghĩa là “không, không có”. Em hãy ghép các từ có yếu tố “vô” được dùng theo cách như vậy với nghĩa của chúng:

Từ Nghĩa

1. Vô biên a. rộng lớn đến mức như không có giới hạn.

2. Vô bổ b. không mang lại lợi ích gì.

3. Vô lí c. không có lễ độ với người trên.

4. Vô lễ d. không có lí, không hợp lẽ phải.

  • A. 1 – a, 2 – b, 3 – d, 4 – c
  • B. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d
  • C. 1 – c, 2 – a, 3 – b, 4 – d
  • D. 1 – d, 2 – b, 3 – c, 4 – a

Câu 12: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn là gì?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 13: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

“Bởi vì chính bạn ấy đã được tôi đặt vào lồng kính. Bởi vì chính bạn ấy đã được tôi che chở bằng tấm chắn gió. Bởi vì chính bạn ấy đã được tôi bắt sâu (trừ hai ba con để trở thành bươm bướm). Bởi vì chính bạn ấy đã khiến tôi nghe phàn nàn, hoặc khoe khoang, hoặc cũng có khi im lặng. Bởi vì đó là bông hồng của tôi.”

(Trích Hoàng tử bé)

Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích trên là gì?

  • A. Nhấn mạnh sự chăm sóc, vun tưới, che chở của hoàng tử bé dành cho bông hoa hồng. Từ đó, thể hiện tình cảm sâu sắc, gắn bó của cậu bé với bông hoa.
  • B. Nhấn mạnh tình yêu và sự gắn bó của hoàng tử bé với hành tinh của mình.
  • C. Nhấn mạnh đối tượng (bông hoa hồng) được hoàng tử bé chăm sóc.
  • D. Nhấn mạnh hình ảnh bông hoa hồng trong lồng kính của hoàng tử bé.

Câu 14: Từ nào trong các từ sau đây là từ ghép?

  • A. Ưa nhìn
  • B. Hủn hoẳn
  • C. Tôi
  • D. Phành phạch

Câu 15: Từ nào trong các từ sau đây là từ láy?

  • A. Tôi
  • B. Nghe
  • C. Bóng mỡ
  • D. Rung rinh

Câu 16: Đâu là những từ láy mô phỏng âm thanh?

  • A. Phanh phách, phành phạch, giòn giã, ngoàm ngoạp
  • B. Hủn hoẳn, rung rinh, lấp lánh
  • C. Phanh phách, giòn giã, ngoàm ngoạp, dún dẩy
  • D. Dún dẩy, rung rinh, lấp lánh

Câu 17: Em hãy ghép các từ, cụm từ với nghĩa của chúng.

Từ ngữ                       Nghĩa thông thường

1. Nghèo                         a. Khả năng hoạt động, làm việc hạn chế, sức khỏe kém hơn những người bình thường.

2. Nghèo sức               b. Ở tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất, trái nghĩa với giàu.

3. Mưa dầm sùi sụt           c. Điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương.

4. Điệu hát mưa dầm sùi sụt   d. Mưa nhỏ, rả rích, kéo dài nhiều ngày không dứt, thường trên một diện tích rộng.

  • A. 1 – a, 2 – b, 3 – d, 4 – c
  • B. 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c 
  • C. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d
  • D. 1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – a

Câu 18:  Câu văn nào dưới đây chỉ sử dụng biện pháp tu từ so sánh?

  • A. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
  • B. Hai cái răng đen nhánh, lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
  • C. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
  • D. Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

Câu 19. Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau:

“Mỏ Cốc như dùi sắt, chọc xuyên cả đất.”

(Tô Hoài – Bài học đường đời đầu tiên)

  • A. Khiến cho con vật trở nên sinh động, gần gũi với người.
  • B. Làm tăng sức gợi cảm cho việc miêu tả con chim Cốc.
  • C. Làm cho hình ảnh chim Cốc trở nên hung bạo, đáng sợ.
  • D. Tái hiện sinh động sự tức giận, sức mạnh đáng sợ của chị Cốc khi mổ Dế Choắt.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều