[KNTT] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 6: Thực hành tiếng Việt
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 6: Thực hành tiếng Việt - Sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ:
- A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
- B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
- C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
D. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động…) mà từ biểu thị.
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?
- A. Cụm DT là loại tổ hợp DT có mô hình cấu trúc phức tạp hơn DT.
- B. Cụm DT là tôr hợp DT có mô hình cấu trúc gồm hai phần: Phần trước, phần trung tâm.
- C. Cụm DT là loại tổ hợp DT có mô hình cấu trúc gồm hai phần: phần trung tâm, phần sau.
D. Cụm DT là loại tổ hợp DT có mô hình cấu trúc gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau.
Câu 3: Thế nào là danh từ?
- A. Là những từ chỉ hành động, trạng thái, sự vật.
- B. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của hành động, trạng thái.
C. Là những từ chỉ người, vật, khái niệm…
Câu 4: Tính từ là gì?
- A. Là những từ chỉ trạng thái, hành động của sự vật.
- B. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
C. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- D. Là những từ đi kèm với danh từ để chỉ về số lượng.
Câu 5: Ý nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
- A. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
- B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương tiện so sánh.
C. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
- D. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, sự vật so sánh.
Câu 6: Vế A trong phép so sánh là:
A. Sự vật được so sánh
- B. Sự vật dùng để so sánh
- C. Phương tiện so sánh
- D. Không có ý nào đúng cả
Câu 7: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
A. Một kiểu
- B. Hai kiểu
- C. Ba kiểu
- D. Bốn kiểu
Câu 8: Câu “Hai vợ chồng mừng lắm” có:
A. Một cụm danh từ, một cụm tính từ
- B. Một cụm tính từ, một cụm động từ
- C. Một cụm danh từ, một cụm động từ
Câu 19: Vị ngữ trong câu “Ngoài sân trường, học sinh đang trồng cây xanh” có cấu tạo là:
- A. Động từ
B. Cụm động từ
- C. Cụm danh từ
- D. Cụm tính từ
Câu 10: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
- A. Cây dừa sải tay bơi.
- B. Cỏ già rung tai.
- C. Kiến hành quân đầy đường.
D. Bố em đi cày về.
Câu 11: Hai câu thơ:
Ngôi nhà như nhỏ lại
Lớn lên với trời xanh
Là loại so sánh nào?
- A. Người với người
- B. Vật với vật
C. Vật với người
- D. Cái cụ thể với cái trừu tượng
Câu 12: Câu thơ “Cây lá hả hê” dùng kiểu nhân hóa nào?
- A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- C. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.
- D. Không dùng kiểu nào
Câu 13: Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa?
A. Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
- B. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
- C. Tôi giơ tay tôi ôm nước vào lòng.
- D. Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Câu 14: Từ “lủi thủi” được hiểu là:
- A. Chỉ có một mình.
B. Cô đơn, buồn tủi, đáng thương.
- C. Mồ côi không ai nương tựa.
- D. Chịu đựng vất vả một mình.
Câu 15: Nghĩa của từ “phàm trần” được giải thích theo cách nào? (Phàm trần: cõi trần tục, cõi đời trên thế gian)
- A. Đưa ra từ đồng nghĩa.
- B. Đưa ra từ trái nghĩa.
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- D. Miêu tả hành động mà từ biểu thị.
Câu 16: “Cầu hôn” là xin được lấy làm vợ. Đó là sự giải thích bằng cách:
- A. dùng từ trái nghĩa.
B. trình bày khái niệm mà từ biểu hiện.
- C. dùng từ đồng nghĩa.
- D. dùng từ gần nghĩa.
Câu 17: “Phúc đức” là hiền lành, tốt bụng. Đây là sự giải thích bằng cách:
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- B. Miêu tả sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị.
- C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
- D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 18: Trong câu “Thạch Sanh không núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật” có bao nhiêu từ đơn?
- A. Một từ
- B. Ba từ
- C. Năm từ
D. Sáu từ
Câu 19: Trong câu “Thạch Sanh không núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật” có mấy cụm động từ?
A. Một cụm
- B. Hai cụm
- C. Ba cụm
- D. Bốn cụm
Câu 20: Vị ngữ của câu nào sau đây không có cụm động từ?
- A. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi.
- B. Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
- C. Người cha còn đang chưa biết trả lời ra sao.
D. Ngày hôm ấy, nó buồn.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận