[Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 86 tập 2

Hướng dẫn soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 99 tập 2sgk văn 6 tập 2. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Từ mượn

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:

Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã, trong những bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với só lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.

1. Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn: động vật, thực vật, tồn tại, bai-ôm,... Theo em, từ nào được vay mượn từ tiếng Hán, từ nào được vay mượn từ tiếng Anh? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được điều đó?

2. Tìm thêm những từ phức có yếu tố tồn, phát, cá tương tự các từ sau đây; tồn tại, phát triển, cá thể.

3. Trong số các từ mượn, có rất nhiều từ đã được Việt hóa (khó nhận biết là từ mượn). So sánh các từ động vật, thực vật, tồn tại, bai-ôm với nhau, em thấy từ nào được Việt hóa, từ nào vẫn còn mang vẻ xa lạ.

4. Thử thay thế một số từ mượn trên đoạn văn trên bằng những từ khác em cho là dễ hiểu và đơn giản hơn mà không làm sai lệch điều tác giả muốn nói.

5. Qua việc thực hiện các yêu cầu trên, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm của vốn từ tiếng Việt.

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Nêu khái niệm từ mượn? Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng từ mượn trong giao tiếp hàng ngày.

Câu hỏi 2: Đọc đoạn văn dưới đây, hãy chỉ ra từ mượn gốc Hán và từ mượn gốc ngôn ngữ phương Tây:

Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã.

(Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can, NXB Hội Nhà văn, 2015)

Câu hỏi 3: Tìm thêm các yếu tố có gốc Hán ở bảng sau và giải thích các từ đó.

STT

Yếu tố

Từ ghép gốc Hán

1

thủy (nước)

thủy triều,...

2

vô (không)

vô biên,...

3

đồng (cùng)

đồng niên,...

4

gia (thêm vào)

gia vị,...

5

giáo (dạy bảo)

giáo dục,...

Câu hỏi 4: Đọc các câu dưới đây và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt được in đậm.

a. Thuở nhỏ, thầy Mạnh Tử tuy thông minh, tư chất hơn người nhưng lại ham chơi, một lần do ham chơi mà thầy trốn học.

b. Người quân tử học để thành danh, thỉnh giáo người khác là để làm tăng tri thức.

c. Thứ nhất, dù trẻ em còn non nớt thì mỗi đứa trẻ đều có quan điểm riêng về thế giới, đều có những ý kiến riêng đáng được tôn trọng.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách kết nối tri thức lớp 6, văn 6 tập 2 sách kết nối tri thức, soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 tập 2 văn 6 tập 2 kết nối tri thức, soạn văn 6 sách kết nối tri thức, sách kết nối tri thức NXBGD

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo