Khoa học tự nhiên 7 bài 17: Sự lan truyền và phản xạ âm ô nhiễm tiếng ồn

Soạn bài 17: Sự lan truyền và phản xạ âm ô nhiễm tiếng ồn - sách VNEN khoa học tự nhiên 7 trang 99. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Quan sát các hình ảnh trả lời câu hỏi:

a, Các âm phát ra truyền từ nguồn âm đến tai người nghe qua những môi trường nào?

b, Sau tia chớp, ta thường nghe thấy tiếng sấm rền vang, tại sao lại có tiếng sấm rền?

c, Theo em, âm thanh ở hình ảnh nào gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe của con người?

d, Đề xuất các phương án thí nghiệm để nghiên cứu sự lan truyền âm trong các môi trường không khí, chất lỏng, chất rắn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Sự lan truyền âm

1. Thực hiện các thí nghiệm.

* Thí nghiệm 1 (SGK KHTN trang 100)

Có hiện tượng gì xảy ra với quả bóng nhựa?

Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?

* Thí nghiệm 2 (SGK KHTN trang 101)

Âm truyền đến tai bạn B qua môi trường nào khi nghe thấy tiếng gõ ?

Cùng cách bạn A một khoảng như nhau mà bạn B thì nghe thấy tiếng gõ, còn bạn C lại không nghe thấy. Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?

* Thí nghiệm 3 (SGK KHTN trang 101)

Âm thanh truyền đến tai người nghe qua những môi trường nào?

2. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi (SGK KHTN trang 101)

Trong thí nghiệm trên, khi trong bình gần như hút hết không khí (chân không) thì hầu như không nghe thấy tiếng chuông, hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?

3. Đọc bảng tốc độ âm thanh trong các môi trường và trả lời câu hỏi.

Trong các môi trường trên, tốc độ truyền âm trong môi trường nào là lớn nhất, nhỏ nhất?

So sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

4. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được.................

Âm có thể truyền qua các môi trường như ........................... và không thể truyền qua .......................

Nói chung, tốc độ truyền âm trong....................... lớn hơn trong chất....................., trong chất lỏng .......................... trong chất khí.

II. Phản xạ âm - Tiếng vang

1. Đọc thông tin (SGK KHTN trang 102)

2. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận sau:

Âm gặp vật chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là ............... nghe được cách .............. ít nhất là 1/15 giây.

3. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi (SGK KHTN trang 103)

Trong những vật sau đây: miếng xốp, ghế nệm, kính thủy tinh nhẵn, mặt đá hoa, tường gạch, mặt gỗ cứng phẳng, vải nhung, cao su xóp. Vật nào phản âm tốt, vật nào phản xạ âm kém ?

Kể thêm một số vật phản xạ âm tốt mà em biết.

III. Ô nhiễm tiếng ồn 

1. Thông tin (SGK KHTN 7 trang 103)

2. Từ những thông tin về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông nêu trên, hãy điền các biện pháp cụ thể làm giảm tiếng vào bảng:

Cách làm giảm tiếng ồnBiện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn
1. Tác động vào nguồn âm 
2. Phân tán âm trên đường truyền 
3. Ngăn không cho âm truyền vào tai 

C. Hoạt động luyện tập

1. Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu phim , phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung. Hãy giải thích tại sao.

2.Cấu tạo gồ ghề của vành tai người có vai trò gì?

3. Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai đồng thời hướng tai về phía nguồn âm. Hãy giải thích tại sao.

4. Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn ?

a, Nhà ở cạnh chợ.

b, Làm việc tại nơi nổ mìn phá đá.

c, Máy khoan bêtông liên tục hoạt động cạnh nơi làm việc.

d, Tiếng xe máy nổ lớn, tiếng còi inh ỏi.

5. Hãy nêu tên một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít.

6. Khi ở ngoài khoảng không, hai nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được không? Tại sao ?

D. Hoạt động vận dụng

1. Người ta thường sử dụng phản xạ của  siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết tốc độ truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.

Hiện nay tiếng ồn gây ô nhiễm xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của chúng ta. Hãy tìm hiểu:

Các tiếng ồn gây ô nhiễm trong cuộc sống ở gia đình, địa phương em thường xuất phát từ đâu?

Tiếng ồn gây ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người như thế nào? 

Đề ra những biện pháp tránh ô nhiễm tiếng ồn ở gia đình và ở địa phương em.

4. Một loại tiếng ồn gây ô nhiễm cao do chính ta gây ra cho bản thân, đó là âm thanh phát ra từ những chiếc loa nghe nhạc gắn vào tai. Hãy tìm hiểu:

Nếu chúng ta sử dụng thường xuyên và lâu dài những loa nghe này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và mắc các chứng bệnh về tai như thế nào ?

Khi sử dụng các loa nghe nhạc gắn vào tai như vậy ta cần chú ý các khuyến cáo gì để không bị ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn ?

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Trên mặt đât nơi ta sinh sống tràn ngập âm thanh. Thế còn các sinh vật ở dưới biển sâu, chúng có giao tiếp với nhau bằng âm thanh không?

2. Hãy tìm hiểu việc sử dụng sóng siêu âm của động vật và con người trong các trường hợp:

Nhận biết vật cản di chuyển.

Giao tiếp cùng loài khác loài.

Ứng dụng trong chế tạo rada.

3. Giải thích tại sao khi gặp phải âm thanh quá to người ta nên há miệng ra.

Từ khóa tìm kiếm: khoa học tự nhiên 7 bài 17, bài 17: Sự lan truyền và phản xạ âm ô nhiễm tiếng ồn học sách VNEN, bài 17: Sự lan truyền và phản xạ âm ô nhiễm tiếng ồn, giải khoa học tự nhiên 7 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác