Khoa học tự nhiên 7 bài 14: Màu sắc ánh sáng

Soạn bài 14: Màu sắc ánh sáng - sách VNEN khoa học tự nhiên 7 trang 83. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

1. Quan sát

2. Trả lời câu hỏi

Giải thích tại sao em nhìn thấy được các đồ vật quan sát được trong lớp học có màu như thế. Nếu đóng kín cửa lớp học, tắt hết đèn chiếu sáng thì em có nhìn thấy các đồ vật có màu như trước không ?

Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu gì ? Trong đêm tối ta thấy nó màu gì? Tại sao ?

Đặt một quả bóng bàn trắng trên sàn, lần lượt chiếu vào quả bóng : ánh sáng Mặt trời, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh, thì quan sát thấy màu của quả bóng bàn thế nào ? Nếu quả bóng sơn màu đỏ, lần lượt chiếu các ánh sáng như cũ thì màu quả bóng quan sát được có thay đổi không, thay đổi thế nào ?

Trao đổi với bạn ngồi cùng bàn các câu trả lời và đưa ra ý kiến của nhóm về nguyên nhân chính làm cho ta thấy các vật có màu sắc khác nhau.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Ánh sáng trắng ánh sáng màu

1. Thông tin (SGK KHTN trang 84)

2. Trả lời các câu hỏi

Ánh sáng trắng là gì ? Kể một số nguồn phát ánh sáng trắng.

Ánh sáng màu đơn sắc là gì ? Kể tên một số nguồn phát ánh sáng màu đơn sắc.

Ánh sáng màu không đơn sắc là gì ?

3. Thảo luận, trả lời câu hỏi

Có thể làm thí nghiệm kiểm chứng được ánh sáng trắng gồm vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím không ? Nếu được thì cần những dụng cụ nào, tiến hành thí nghiệm thế nào ?

Có thể tạo ra ánh sáng màu từ ánh sáng trắng được không ? Nếu được cần những dụng cụ nào, tiến hành thí nghiệm như thế nào?

Có thể tạo ra ánh sáng trắng từ ánh sáng màu được không ? Nếu được cần những dụng cụ nào, tiến hành thí nghiệm như thế nào?

4. Thực hiện thí nghiệm

a, Thí nghiệm 1 (SGK KHTN trang 85)

Thực hiện lại thí nghiệm nhưng thay màn hứng chùm sáng M1 có đục 1 lỗ thủng nhỏ. Di chuyển màn M1 để lỗ thủng ở vùng vàng. Đặt lăng kính P2 phía sau màn và đặt tiếp màn M2 sau P2.

Quan sát vết sáng thu được trên màn M2 nêu nhận xét.

b, Thí nghiệm 2 (SGK KHTN 7 trang 86)

Dựa vào kết quả thí nghiệm để điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta thu được ánh sáng có màu.............. Vì trong chùm .............. có ánh sáng màu đó. Tấm lọc màu cho.............. đi qua. Có thể tạo ra.............. bằng cách chiếu............... qua tấm lọc màu. Ánh sáng màu thu được bằng cách này là ánh sáng màu không đơn sắc.

Chiếu ánh sáng............ qua tấm lọc cùng màu ta thu được ánh sáng .................... Ánh sáng màu này khó truyền qua tấm lọc màu khác. Vì tấm lọc màu nào thì ít hấp thụ ánh sáng màu đó, nhưng hấp thụ ............. ánh sáng có màu khác.

c, Thí nghiệm 3 (SGK KHTN 7 trang 87)

Thảo luận và điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Có thể trộn hai hoặc nhiều............. khác nhau để được ánh sáng...................

Trộn các ánh sáng .................. một cách thích hợp được ánh sáng trắng. 

II. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

1. Thông tin (SGK KHTN 7 trang 87)

2. Trả lời câu hỏi

Khi đặt các vật dưới ánh nắng mặt trời.

  • Nếu thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì có ánh sáng màu nào đến mắt ta? Tại sao?
  • Có thấy vật màu đen không? Vì sao?

Nêu nhận xét về màu của các viên bi gỗ màu đỏ, xanh lục đen và trắng khi chiếu ánh sáng đỏ vào chúng? 

3. Thảo luận trả lời câu hỏi.

4. Thực hiện thí nghiệm.

Thảo luận và điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

  • Vật màu nào thì tán xạ tốt ............. và tán xạ kém .............. các màu khác.
  • Vật....................... tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
  • Vật màu đen..................... bất kì ánh sáng màu nào.
  • Khi nhìn thấy vật màu nào thì có ....................... đi từ vật đến mắt ta.

C. Hoạt động luyện tập

1. Thảo luận, trả lời câu hỏi

Trên màn ảnh thu được ánh sáng màu gì, nếu chiếu vào khe hẹp S: ánh sáng trắng, ánh sáng phát ra từ đèn laze, ánh sáng màu hồng.

Đặt một tấm kính đỏ trên một tờ giấy trắng rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính. Nhìn tờ giấy qua tấm kính, thấy nó có màu gì? Vì sao? Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh thì tờ giấy có màu gì? Vì sao?

Khi đặt một vật dưới ánh sáng trắng thấy nó có màu đỏ. Khi đặt vật đó dưới ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục thì  vật có màu gì? Vì sao?

D. Hoạt động vận dụng

1. Thực hiện thí nghiệm

Pha một ít nước mực xanh loãng rồi đổ vào hai cốc thủy tinh như nhau, đáy trong suốt. Một cốc đổ rất ít, một cốc đổ khá đầy. Đặt hai cốc lên mặt bàn có trải khăn trắng.

a, Mô tả màu của nước trong mỗi cốc khi:

  • Nhìn theo phương ngang thành cốc.
  • Nhìn theo phương thẳng góc với mặt nước.

b, Tiến hành thí nghiệm.

c, Giải thích kết quả thí nghiệm.

 

2. Quan sát mặt ghi của một đĩa CD dưới ánh sáng mặt trời.

a, Mô tả hiện tượng quan sát được.

b, Ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng gì?

c, Ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có những màu nào?

d, Có thể dùng đĩa CD để phân tích ánh sáng được không? Vì sao?

3. Tìm hiểu cùng với các thành viên trong gia đình

Tại sao nước biển đựng trong một cái cốc lại không có màu xanh, nhưng quan sát nước biển trên mặt biển thì thấy nước biển có màu xanh, nơi nào càng sâu thì nước biển càng xanh thẫm ?

Tại sao con tắc kè hoa (còn gọi là con kì nhông) khi leo lên cây nào thì có màu giống với màu lá của cây ấy ?

Quan sát các đồ vật trong nhà khi :

  • Mở tất cả các cửa sổ và cửa ra vào khi sáng và chiều ?
  • Buổi tối, đóng tất cả các cửa và bật đèn ống phát sáng trắng hoặc đèn LED trang trí. Giải thích vì sao thấy màu của các vật trong nhà như thế ?

Tại sao cùng một vật, nếu chụp hình ở dưới ánh sáng tự nhiên sẽ có màu sắc khác khi chụp dưới ánh sáng nhân tạo ?

Tại sao nhìn một bức ảnh màu dưới ánh sáng tự nhiên thì màu sắc của hình ảnh khác với khi nhìn bức tranh đó dưới ánh ánh sáng nhân tạo?

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

a, Người ta đã làm thế nào để giúp mắt nhìn thấy được màu sắc các vật khi xem tivi màu ?

b, Em hãy quan sát hình ảnh viên kim cương trong hình, tìm hiểu xem vì sao nó phát ra ánh sáng như thế.

c. Em tìm hiểu xem vì sao bầu trời không mây có màu xanh, bầu trời về phía mặt trời lặn thường có màu vàng, da cam, đỏ.

c, Em hãy tìm hiểu xem các họa sĩ pha màu theo quy luật nào, có cùng quy luật  với sự tạo màu sắc của các vật quan sát được ở tivi màu không ?

Từ khóa tìm kiếm: khoa học tự nhiên 7 bài 14, bài 14 Màu sắc ánh sáng học sách VNEN, bài 14 Màu sắc ánh sáng, giải khoa học tự nhiên 7 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác