Giải bài 1 Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Giải bài 1 Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên - sách chân trời sáng tạo khoa học tự nhiên 7. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TỰ NHIÊN

Câu hỏi 1. Em hãy mô tả môt hiện tượng trong tự nhiên đã quan sát được. Từ đó đặt câu hỏi cần tìm hiểu về hiện tượng đó.

Hướng dẫn giải :

Mô tả môt hiện tượng trong tự nhiên đã quan sát được: băng tuyết vào mùa đông dần dần tan ra khi hè đến.

-> Câu hỏi cần tìm hiểu về hiện tượng: Nguyên nhân nào khiến các vật đang từ thể rắn chuyển sang thể lỏng?

Câu hỏi 2. Để trả lời cho câu hỏi trên, giả thuyết của em là gì?

Hướng dẫn giải :

Để trả lời cho câu hỏi trên , giả thuyết của em là : do sự chênh lệch về nhiệt độ dẫn đến sự thay đổi về thể của chất.

Câu hỏi 3. Kế hoạch kiểm tra giả thuyết của em cần thực hiện những công việc nào?

Hướng dẫn giải :

Kế hoạch kiểm tra giả thuyết cần thực hiện những công việc:

(1) Lấy 4 - 6 viên nước đá cho vào hai cốc thuỷ tinh.
(2) Ghi lại và so sánh khoảng thời gian các viên nước đá tan hoàn toàn ở mỗi cốc trong các trường hợp: 

  • Cốc A: đun nóng nhẹ bằng ngọn lửa đèn cồn.
  • Cốc B: không đun nóng.

Câu hỏi 4. Thực hiện kế hoạch của em và rút ra kết quả.

Hướng dẫn giải :

Rút ra kết quả: các viên đá ở cốc A tan nhanh hơn cốc B.

Câu hỏi 5 . Rút ra kết luận cho nghiên cứu của em.

Hướng dẫn giải :

Kết luận cho nghiên cứu của em : Sự chuyển thể từ chất rắn sáng chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gọi là sự nóng chảy. Nhiệt độ càng cao, quá trình nóng chảy diễn ra càng nhanh.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

2. KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Câu hỏi 1. Hãy quan sát Hình 1.1 và mô tả hiện tượng xảy ra, từ đó đặt câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá.

Câu hỏi 2. Quan sát Hình 1.2, phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm.

Câu hỏi 3. Kĩ năng quan sát và phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Câu hỏi 4. Bảng dưới đây cho biết số liệu thu được khi tiến hành thí nghiệm đếm tế bào trên một diện tích thân cây. Em có thể sử dụng kĩ năng liên kết nào để xử lí số liệu và rút ra kết luận gì?

Câu hỏi 5. Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Câu hỏi 6. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Câu hỏi 7. Em đã đứng trước lớp hay nhóm bạn để trình bày một vấn đề nào chưa? Em thấy bài thuyết trình của em còn những điểm gì cần khắc phục.

Vận dụng : Bác sĩ chẩn đoán bệnh thường phải thực hiện các kĩ năng gì? Các kĩ năng đó tương ứng với các kĩ năng nào trong quá trình tìm hiểu tự nhiên?

3. MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO

Câu hỏi 8. Dao động kí cho phép đọc được những thông tin nào?

Câu hỏi 9. Em hãy lựa chọn các dụng cụ đo phù hợp để đo thời gian cho mỗi hoạt động sau và giải thích sự lựa chọn đó.

a) Một người đi xe đạp từ A đến B.

b) Một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng.

Hệ thống phát hiện người qua cửa ra vào hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

BÀI TẬP

Câu hỏi 1. Kĩ năng quan sát và kĩ năng dự đoán được thể hiện qua ý nào trong các trường hợp sau?

a) Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp mưa.

b) Người câu cá thấy cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng, có lẽ một con cá to đã cắn câu.

Câu hỏi 2. Cho một cốc nước ấm để trong điều kiện nhiệt độ phòng.

a) Em hãy lựa chọn các dụng cụ, thiết bị phù hợp có trong phòng thí nghiệm để xác định nhiệt độ, khối lượng và thể tích của nước trong cốc.

b) Sau 10 phút, nhiệt độ của nước trong cốc thay đổi thế nào?

c) Em đã sử dụng các kĩ năng nào để giải quyết các vấn đề trên?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải sgk khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo , giải KHTN 7 chân trời sáng tạo , giải sách mới lớp 7 chân trời sáng tạo , giải bài 1 phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Bình luận

Giải bài tập những môn khác