Tắt QC

Trắc nghiệm hoá học 7 Chân trời sáng tạo bài 1 Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hoá học 7 Chân trời sáng tạo Bài 1 Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên - sách Chân trời sáng tạo . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?

(1) Hình thành giả thuyết;

(2) Rút ra kết luận;

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

(4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

(5) Thực hiện kế hoạch.

Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:

  • A. (1); (2); (3); (4); (5).
  • B. (5); (4); (3); (2); (1).
  • C. (4); (1); (3); (5); (2).
  • D. (3); (4); (1); (5); (2).

Câu 2: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

  • A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
  • B. Kĩ năng liên kết tri thức.
  • C. Kĩ năng dự báo.
  • D. Kĩ năng đo.

Câu 3: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

  • A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt.
  • B. Kĩ năng quan sát.
  • C. Kĩ năng dự báo.
  • D. Kĩ năng phân loại.

Câu 4: Chức năng quan trọng của dao động kí là gì?

  • A. Tự động đo thời gian.
  • B. Đo chuyển động của một vật trên quãng đường.
  • C. Biến đổi tín hiệu âm truyền tới thành tín hiệu điện.
  • D. Hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian.

Câu 5: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước?

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 7.

Câu 6: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

  • A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
  • B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.
  • C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng.
  • D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Câu 7: Nội dung thực hiện khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn:

(a) Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.

(b) Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?

(c) Thực hiện các bước thí nghiệm: rót vào cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất rắn và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

(d) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

(e) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nhiệm.

Cách sắp xếp đúng theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:

  • A. (a), (b), (d), (c), (e)
  • B. (a), (b), (c), (d), (e)
  • C. (b), (c), (a), (d), (e)
  • D. (b), (a), (d) (e), (c)

Câu 8: Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập không cần thiết phải thực hiện các kĩ năng nào sau đây?

  • A. quan sát, phân loại.
  • B. phân tích, dự báo.
  • C. đánh trận, đàm phán.
  • D. báo cáo và thuyết trình.

Câu 9: Sau khi thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây là kĩ năng nào?

  • A. Kĩ năng quan sát.
  • B. Kĩ năng phân loại.
  • C. Kĩ năng liên kết.
  • D. Kĩ năng dự báo.

Câu 10: Bước nào sau đây không thuộc tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

  • A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
  • B. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
  • C. Rèn luyện sức khỏe.
  • D. Kết luận.

Câu 11: Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

  • A. Thực hiện kế hoạch.
  • B. Hình thành giả thuyết.
  • C. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
  • D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 12: Bước nào sau đây cần làm trước bước hình thành giả thuyết khi nghiên cứu một vấn đề khoa học tự nhiên?

  • A. Thực hiện kế hoạch.
  • B. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
  • C. Kết luận.
  • D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 13: Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện bao nhiêu kĩ năng?

  • A. 5.
  • B. 6.
  • C. 7.
  • D. 8.

Câu 14: Bạn Lan thấy rằng việc nảy mầm từ hạt đậu xanh và hạt đậu đen là khác nhau. Theo em, đâu không phải kĩ năng bạn Lan cần thực hiện để tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai loại hạt đậu nói trên?

  • A. Quan sát.
  • B. Đo.
  • C. Dự báo.
  • D. Phân loại.

Câu 15: Nhóm học sinh cùng tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự bay hơi của nước, nhóm đã tiến hành thí nghiệm sau:

Rót cùng một lượng nước vào 2 chiếc cốc giống nhau. Để cốc thứ nhất ngoài nắng và cốc thứ hai trong phòng kín, thoáng mát. Sau 2 giờ đồng hồ quay lại đo thể tích nước còn lại trong cốc.

Kết quả thu được cũng đã khẳng định sự bay hơi nước chịu tác động bởi nhiệt độ. Ở nơi có nhiệt độ cao thì nước bay hơi nhanh hơn.

Thí nghiệm này thuộc bước nào trong các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

  • A. Hình thành giả thuyết.
  • B. Thực hiện kế hoạch.
  • C. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
  • D. Kết luận

Câu 16: Kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

  • A. Thực hiện kế hoạch.
  • B. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
  • C. Hình thành giả thuyết.
  • D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 17: Đo các chỉ số cơ thể liên quan như nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp… là

  • A. Kĩ năng dự báo
  • B. Kĩ năng viết báo cáo
  • C. Kĩ năng thuyết trình
  • D. Kĩ năng đo

Câu 18: Dao động kí không đọc được những thông tin nào sau đây?

  • A. cường độ của tín hiệu.
  • B. tần số của tín hiệu.
  • C. hình dạng của tín hiệu.
  • D. chu kì của tín hiệu.

Câu 19: Kĩ năng dự đoán được thể hiện qua ý nào trong tình huống: "Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp mưa."

  • A. gió mạnh dần, mây đen kéo đến.
  • B. có thể trời sắp mưa.
  • C.  gió mạnh dần.
  • D. mây đen kéo đến, có thể trời sắp mưa.

Câu 20: Kĩ năng quan sát được thể hiện qua ý nào trong tình huống: "Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp mưa."

  • A. gió mạnh dần, mây đen kéo đến.
  • B. có thể trời sắp mưa.
  • C.  gió mạnh dần
  • D. mây đen kéo đến, có thể trời sắp mưa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác