Tắt QC

Trắc nghiệm hoá học 7 Chân trời sáng tạo bài 7 Hoá trị và công thức hoá học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hoá học 7 Chân trời sáng tạo Bài 7 Hoá trị và công thức hoá học - sách Chân trời sáng tạo . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Công thức hoá học cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử của chất.
  • B. Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết chất đó là đơn chất hay hợp chất.
  • C. Công thức hoá học cho ta biết được khối lượng phân tử của chất.
  • D. Công thức hoá học cho biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Câu 2: Hoá trị của một nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với

  • A. nguyên tử của nguyên tố khác.
  • B. nguyên tử oxygen.
  • C. nguyên tử hydrogen.
  • D. nguyên tử helium.

Câu 3: Trong tự nhiên, silicon dioxide có nhiều trong cát, đất sét, ... Công thức hoá học của silicon dioxide là SiO2. Hóa trị của nguyên tố silicon trong phân tử silicon dioxide là

  • A. IV.
  • B. III.
  • C. II.
  • D. I.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Trong hợp chất tạo bởi C và H, hoá trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì một nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H.
  • B. Trong chất cộng hoá trị, nguyên tố H luôn có hoá trị bằng I.
  • C. Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hoá trị bằng II.
  • D. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hoá trị bằng III.

Câu 5: Có các phát biểu sau:

(a) Trong hợp chất gồm các nguyên tố C, H, O thì O luôn có hoá trị bằng II.

(b) Tuỳ thuộc vào nguyên tử liên kết với nguyên tố P mà hoá trị của P có thể  bằng III hoặc bằng V.

(c) Trong các hợp chất gồm nguyên tố S và nguyên tố O thì S luôn chỉ có 1 hoá trị.

(d) Nguyên tố H và nguyên tố Cl đều có hoá trị bằng I trong các hợp chất

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 6: Công thức hóa học của iron(III) oxide là Fe2O3. Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Iron(III) oxide do hai nguyên tố Fe, O tạo ra.
  • B. Trong một phân tử iron(III) oxide có hai nguyên tử Fe, ba nguyên tử O.
  • C. Khối lượng phân tử iron(III) oxide là 160 amu.
  • D. Trong phân tử iron(III) oxide tỉ lệ số nguyên tử Fe : O là 3 : 2.

Câu 7: Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide là

  • A. CO2.
  • B. CO2
  • C. C2O.
  • D. Co2.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết khối lượng phân tử của chất.
  • B. Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết hoá trị của chất.
  • C. Công thức hoá học cho biết thành phần nguyên tố và số nguyên tử của chất.
  • D. Công thức hoá học dùng để biểu diễn các nguyên tố có trong chất.

Câu 9: Phân tử ammonia có công thức hoá học là NH3. Hóa trị của nguyên tố nitrogen trong phân tử ammonia là

  • A. I.
  • B. II.
  • C. III.
  • D. IV.

Câu 10: Đơn chất nitơ bao gồm các phân tử chứa hai nguyên tử nitơ. Công thức hóa học của đơn chất nitơ là

  • A. N.
  • B. N2.
  • C. N2.
  • D. N$^{2}$.

Câu 11: Trong công thức hóa học SO2, S có hóa trị mấy?

  • A. I.
  • B. II.
  • C. III.
  • D. IV.

Câu 12: Phân tử khí ozone được tạo thành từ 3 nguyên tử ozone liên kết với nhau. Công thức hóa học của phân tử khí ozone là

  • A. 3O.
  • B. O3.
  • C. O3.
  • D. O$^{3}$.

Câu 13: Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Hoá trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử.
  • B. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó.
  • C. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với
  • nguyên tố đó.
  • D. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.

Câu 14: Phân tử methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với 4 nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của phân tử methane là

  • A. C$^{4}$H.
  • B. C2H2.
  • C. C4H.
  • D. CH4.

Câu 15: Xác định công thức hóa học của sulfur trioxit có cấu tạo từ S hoá trị VI và O.

  • A. SO2.
  • B. SO3.
  • C. SO.
  • D. S2O.

Câu 16: Có các phát biểu sau:

(a) Công thức hoá học của kim loại trùng với kí hiệu nguyên tố vì mỗi phân tử kim loại chỉ gồm nguyên tử kim loại.

(b) Các nguyên tố khí hiếm không kết hợp với nguyên tố khác hoặc với chính

nó vì chúng trơ về mặt hoá học. Do đó, công thức hoá học của nó trùng với kí hiệu nguyên tố.

(c) Nguyên tố oxygen thường xếp ở cuối công thức hoá học.

(d) Nguyên tố kim loại luôn xếp ở đầu công thức hoá học

(e) Trong công thức hoá học, tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố bằng tỉ lệ hoá trị của các nguyên tố tương ứng.

Số phát biểu không đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 17: Có các phát biểu sau:

(a) Cách biểu diễn công thức hoá học của kim loại và khí hiếm giống nhau.

(b) Công thức hoá học của các đơn chất phi kim trùng với kí hiệu nguyên tố

hoá học.

(c) Dựa vào công thức hoá học, ta luôn xác định được hoá trị các nguyên tố.

(d) Các chất có cùng khối lượng phân tử thì có cùng công thức hoá học.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 18: Khi xác định hóa trị, hóa trị của nguyên tố nào được lấy làm đơn vị?

  • A. Hydrogen.
  • B. Sulfur.
  • C. Nitrogen.
  • D. Carbon.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Trong các hợp chất, hydrogen thường có hóa trị I và oxygen thường có hóa trị II;
  • B. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với các nguyên tử khác trong phân tử;
  • C. Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia;
  • D. Lưu huỳnh chỉ có hóa trị IV.

Câu 20: Copper có hóa trị II. Chọn công thức đúng?

  • A. CuSO4.
  • B. Cu2O.
  • C. Cu2Cl3.
  • D. CuOH.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác