Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 1: Phương pháp học tập môn khoa học tự nhiên

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TỰ NHIÊN

  • Các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên:
    • Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu: quan sát để nhận ra tình huống có vấn đề và đặt được các câu hỏi tìm hiểu vấn đề đó.
    • Bước 2: Hình thành giả thuyết: Dựa trên những quan sát và phân tích, có thể dưa ra dự đoán về câu trả lời cho câu hỏi đặt ra ở bước 1. Câu trả lời giả định này được gọi là giả thuyết.
    • Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết: Lựa chọn được mẫu vậy, dụng cụ thí nghiệm, phương pháp, kĩ thuật thích hợp (thực nghiệm, điều tra,…) và lập phương án kiểm tra giả thuyết.
    • Bước 4: Thực hiện kế hoạch: thực hiện các nội dung trong kế hoạch đã đề ra như làm thí nghiệm, thu thập và xử lí số liệu, phân tích kết quả,…
    • Bước 5: Kết luận: Khẳng định giả thuyết được chấp nhận hay bác bỏ. Nếu giả thuyết bị bác bỏ sẽ quay lại bước 2.

2. KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

2.1. Kĩ năng quan sát

Quan sát các sự vật, hiện tượng hay quá trình diễn ra trong tự nhiên để đặt ra các câu hỏi cần tìm hiểu khám phá. Câu trả lời đúng chính là nhưng kiến thức mới cho bản thân.

2.2. Kĩ năng phân loại

Thu thập dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm.

2.3. Kĩ năng liên kết

Vận dụng kiến thức để thu thập và xử lí dữ liệu nhằm tìm mối liên hệ giữa các sự vât, hiện tượng

2.4. Kĩ năng đo

Đo thời gian, đo nhiệt độ, đo chiều dài,... Với các kĩ năng gồm: ước lượng giá trị cần đo, lựa chọn dụng cụ đo thích hợp, tiến thành đo và ghi lại kết quả.

2.5. Kĩ năng dự báo

Nhận định về những điều được đánh giá cảy ra trong tương lai dựa trên những căn cứ được biết trước đó, đặc biệt liên quan đến một tình huống cụ thể.

2.6. Kĩ năng viết báo cáo

Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tự nhiên được trình bày thành báo cáo khoa học

2.7. Kĩ năng thuyết trình

Sau khi hoàn thành bài báo cáo, chúng ta cần trình bày kết quả nghiên cứu bằng bài thuyết trình.

3. SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO

3.1. Dao động kí

  • Để tìm hiều những tính chất của âm, người ta mắc hai đầu micro với chốt tín hiệu vào của dao động kí. Micro sẽ biến đổi tín hiệu âm truyền tới thành tín hiệu có cùng quy luật của tín hiệu âm. Trên màn hình của dao động kí sẽ xuất hiện đường cong sáng biểu diễn sự biến đổi của tín hiệu điện theo thời gian. 
  • Một số nút cơ bản ở mặt trước của dao động kí:
    • POWER : bật tắt nguồn
    • CH1 input: Ngõ kết nối micro
    • INTEN: Điều chỉnh chế độ sáng của tín hiệu trên màn hình
    • FOCUS: Điều chỉnh độ nét của tín hiệu trên màn hình
    • MODE: chọn mode
    • VOLTS/DIV: Chọn tỉ lệ điện áp trên một ô theo trục dọc
    • TIME/ DIV: chọn tỉ lệ thời gian trên một ô theo trục ngang
    • TRIGGER: Điều chỉ độ trigger
  • Cách sử dụng dao động kí:
    • Gắn tín hiệu vào kênh 1, chọn mode CH1
    • Xoay hai nút INTEN, FOCUS về vị trí giữa
    • Điều chỉnh nút VOLTS/DIV, TIME/DIV ở mức trung bình
    • Trong 3 chế độ AC/ GND/DC, chọn chế độ AC
    • Đặt TRIGGER MODE ở chế độ AUTO
    • Bật nút POWER, điều chỉnh nút VOLTS/DIV, TIME?DIV để chọn tỉ lệ điện áp và tỉ lệ thời gian phù hợp, kết hợp với xoay TRIGGER LEVEL cho tới khi tín hiệu hiển thị ổn định trên màn hình

3.2. Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện

a. Đồng hồ đo thời gian hiện số

  • Thang đo: Nút thang đo thời gian thể hiện giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất
  • Mode: Thể hiện chế độ làm việc của đồng hồ, cụ thể nếu chọn chế độ làm việc A <=> B thì ta sẽ đo được thời gian chuyển động của vật đi được quãng đường từ cổng quang thứ nhất đến cổng quang thứ hai. Cổng C là để kết nối với nam châm điện.
  • Reset: Nút sử dụng để quay về trạng thái ban đầu
  • Công tắc điện: Nút đóng hoặc ngắt điện
  • Các nút cắm cổng quang điện

b. Cổng quang điện

Cổng quang điện là một thiết bị cảm biến gồm 2 bộ phận phát và thu tia hồng ngoại. Khi tia hồng ngoại chiếu đến bộ phận thu bị chặn lại thì cổng quang điện sẽ phát ra một tín hiệu điều khiển thiết bị được nối với nó. Khi kết nối cổng quang điện với đồng hồ hiện số, tùy theo chế độ của đồng hồ mà tín hiệu này sẽ điều khiển đồng hồ bắt đầu đo hoặc dừng.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 CTST bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên, kiến thức trọng tâm KHTN 7 chân trời bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên, Ôn tập KHTN 7 chân trời bài Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Bình luận

Giải bài tập những môn khác