Giáo án VNEN bài Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939.

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939.
Ngày soạn: Ngày giảng: Điều chỉnh: BÀI 8- TIẾT 25, 26, 27: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học học sinh đạt được. 1. Kiến thức: - Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á giữa 2 cuộc đại chiến thế giới (1918-1939) nói chung và nét nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở khu vực Đông Nam Á nói riêng. - Phong trào Cách mạng Trung Quốc (1919-1939), thời kì Cách mạng dân chủ mới bắt đầu, Cách mạng Trung Quốc diễn ra phức tạp ( nội chiến). 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ, biết khai thác lược đồ, kênh hình trong học tập lịch sử & rèn luyện kĩ năng phân tích so sánh, khái quát vấn đề lịch sử. - Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời LĐCMTQ phát triển theo xu hướng mới. 3. Thái độ: - Nhận thức nét tương đồng, sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh của các nước châu Á nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng từ đó bồi dưỡng tinh thần đoàn kết với các nước trong khu vực. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Tái tạo kiến thức, phân tích, tổng hợp, giải thích, nhận xét, đánh giá. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1939. + Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á 1918- 1939 III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Bản đồ Châu Á- bản đồ TQ, tranh ảnh, những tài liệu có liên quan. 2. Học sinh: đọc trước bài V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào sau CTTG I? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: + GV tổ chức HS hoạt động cá nhân. + HS trả lời GV nhận xét và kết luận. Giới thiệu bài: Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đi của CTTGT1 như hồi còi thúc giục Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á. Vậy phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á có những nét chung nào và sự trỗi dậy của từng quốc gia ra sao, tiết này …. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á và Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939. Bước 1: Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin quan sát hình GV: giới thiệu vị trí địa lí của Châu Á trên lược đồ PTĐLDT Châu Á- Phi- MLT. Châu Á được bao bọc bởi 3 đại dương lớn: Ấn Độ Dương, TBD, Bắc Băng Dương. Tiếp giáp với 2 châu lục: Phi, Âu. Theo số liệu năm 2002, Châu Á có S =44,4 triệu km2 (lớn nhất thế giới). ? Qua đây em có nhận xét, đánh giá gì về vị trí của châu Á? - Là lục địa lớn, đông dân & giàu tài nguyên. Đọc 5 dòng đầu: ? Nguyên nhân nào dẫn đến PTĐLDT ở châu Á lên cao? GV phân tích: - CM/10 Nga thành công không những đưa LS nước Nga sang chương mới mà nó còn là nguồn cổ vũ mạnh mẽ PTCM của các nước phụ thuộc ở Châu Á- Phi- MLT. Nhờ đó mà PTGPDT ở nhiều nước phát triển mạnh & giành thắng lợi quan trọng. Nhất là châu Á. - Khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc: số người thiệt hại là 20 triệu người. - Thiệt hại về vật chất lên 338 tỉ USD. => Với sự thiệt hại này làm cho các nước ĐQ đẩy mạnh việc bóc lột các nước thuộc địa. Châu Á là 1 trong những miền đất hứa để chúng cai trị, cho nên đời sống của người dân nơi đây vô cùng khổ cực. Họ phải vùng dậy đấu tranh theo quy luật “có áp bức thì có đấu tranh”. ? Vậy phong trào độc lập dân tộc đã nổ ra ở những phạm vi nào của Châu Á? HS đọc đoạn chữ nhỏ (SGK-78). ? Dựa vào kênh chữ, em hãy cho biết các nước có phong trào độc lập dân tộc diễn ra tiêu biểu nhất? - Những nước diễn ra PTĐLDT sôi nổi là: Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì. ? Kể tên các phong trào tiêu biểu của một số nước Châu Á? HS: suy nghĩ. GV giới thiệu hình 72: Ông là người LĐ của đảng quốc đại & đã động viên ND đấu tranh đòi quyền ĐL. Tẩy chay hàng hóa của Anh & phát triển KT dân tộc. ? Như vậy các phong trào trên đã đem lại kết quả gì cho ND Châu Á? Bước 2: Tìm hiểu về cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939 GV: chuyển ý ? Hãy nêu những hiểu biết của em về đất nước TQ? GV: dùng lược đồ GPDT Châu Á, Phi, MLT để giới thiệu vị trí của TQ: - Theo số liệu 2002: S=9,6 triệu km2. - Dân số: 1.288 triệu người. ? Trong giai đoạn này: CMTQ có sự kiện nào nổi bật? HS: suy nghĩ. GV giải thích: Ngũ Tứ- người Trung Quốc gọi tháng trước, ngày sau. Lấy ngày tháng diễn ra Phong trào để đặt tên cho sự kiện. ? Hãy nhận xét về mục đích đấu tranh, thành phần tham gia, nội dung đấu tranh của PT Ngũ Tứ? - Nội dung đấu tranh”Trung Quốc của người Trung Quốc” phế bỏ hiệp ước 21 điều ( Đây là qui định những điều khoản về quyền lợi của các nước Đế quốc ở TQ). * Hoạt động cặp đôi: ? Hãy so sánh khẩu hiệu của CM Tân Hợi 1911 là “Đánh đuổi Mãn Thanh” với khẩu hiệu của PT Ngũ Tứ em thấy có điểm nào khác? - CM Tân Hợi 1911 chỉ dừng ở mức chống PK: đánh đuổi Mãn Thanh. - PT Ngũ Tứ 1919: kết hợp cả chống PK & đánh ĐQ-> Tức là kết hợp cả ĐLDT với dân chủ. ? Vậy PT Ngũ Tứ ra đời có tác dụng gì? HS: suy nghĩ. GV: nêu sự ra đời của Đảng Cộng Sản Trung Quốc: ? Vậy Đảng Cộng Sản Việt Nam được Thành Lập vào ngày tháng năm nào? - (3/2/1930). GV nêu: Từ khi có đảng Lao Động, CMTQ có bước chuyển biến vượt bậc. Trong đại hội đảng lần thứ 3, ĐCSTQ quyết định hợp tác với Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn để tạo thành khối liên minh Cách Mạng của Công nhân- Nông dân- Tiểu tư sản- TS dân tộc. - 3.1925: Tôn Trung Sơn qua đời, quốc dân đảng chia 2 phái: + Phái tả: theo đường lối của Tôn Trung Sơn. + Phái hữu của Tưởng Giới Thạch đã lái cuộc CM theo con đường phản động. Vậy tình hình TQ lúc này như thế nào, ta chuyển sang giai đoạn tiếp theo => ? Trong giai đoạn này CMTQ có chủ trương, đường lối gì? - Tiến hành CTCM nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị các vùng trong nước. GV: “nội chiến” các phe phái ở trong nước nổi dậy đánh lẫn nhau để giành quyền làm chủ, thống trị đất nước. ? Cuộc CTCM lật đổ các tập đoàn quân phiệt thu được kết quả gì? Vì sao lại thất bại? HS: suy nghĩ. ? Mục tiêu lớn nhất trong giai đoạn này của CMTQ là gì? HS: suy nghĩ. ? Tại sao không lật đổ Tưởng Giới Thạch? HS: suy nghĩ. GV nêu: Ngày 1/8/1927: Quân đội Trung Quốc được thành lập. ? Ở Việt Nam quân đội được thành lập vào ngày tháng năm nào? (22/12/1944). ? Vậy mục tiêu đề ra trong giai đoạn này của ĐCS có thực hiện được không? Vì sao? HS: suy nghĩ. ? Thời gian này tình hình TQ có thay đối lớn nào? HS: suy nghĩ. ? Trước nguy cơ trên CMTQ đã có biện pháp gì? HS: suy nghĩ. ? Tại sao ĐCSTQ với quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch là 2 phe đối lập nhau, nhưng khi Nhật Bản sang xâm lược thì họ lại hợp tác cùng nhau đánh Nhật? HS: suy nghĩ. GV phân tích: -Mặc dù trên danh nghĩa Tưởng Giới Thạch hợp tác với Đảng Cộng Sản nhưng thực tế TGT không tích cực kháng chiến mà thực hiện chính sách “ngồi trên núi xem hổ vồ nhau”. Với âm mưu dùng Phát Xít Nhật để tiêu diệt CMTQ, mượn lực lượng CM để làm suy yếu Nhật Bản. Lúc đó TGT mới ra tay với cả 2. Đây chính là lá mặt lá trái của Tưởng Giới Thạch: một mũi tên trúng 2 đích. * Thảo luận nhóm: ? Em có nhận xét, đánh giá gì về phong trào độc lập dân tộc của TQ trong những năm 1919-1939? HS: đại diện nhóm trình bày - PTĐT chủ yếu là nội chiến, diễn ra trong hoàn cảnh cực kì gian khổ, khó khăn, song liên tục, sôi nổi & trưởng thành không những cả về lượng & chất. - Góp phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh chống Phát Xít Nhật của ND toàn thế giới. GV: chuyển ý. 1. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1939. a. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. - Nguyên nhân: + Từ sau cách mạng tháng mười Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á bước sang thời kì phát triển mới. - Phòng trào diễn ra mạnh mẽ lan rộng ở nhiều khu vực của lục địa Châu Á Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In đô nê xi a. + Phong trào Ngũ Tứ 4.5.1919: mở đầu cao trào chống đế quốc phong kiến ở Châu Á. + Từ 1921-1924: cách mạng Mông Cổ giành độc lập & nước cộng hòa Mông Cổ ra đời. + Từ 1919-1922: Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì đã kết thúc thắng lợi, dẫn đến việc thành lập nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kì. - Đông Nam Á: PTĐLDT lan rộng khắp khu vực, song phát triển nhất là Việt Nam. + Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại do Ma-hát-ma-gan-đi. b. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939. * Từ 1919-1925: - PT Ngũ Tứ (4/5/1919). + Khởi đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh chống âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. + Phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả nước lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, lực lượng chủ yếu sinh viên công nhân. + Chủ nghĩa Mác Lê nin truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc. + 7.1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập. * Từ 1926-1927: - Chiến tranh Cách mạng, lật đổ các tập đoàn quân phiệt chia nhau thống trị nhiều vùng của Trung Quốc. - Trong những năm 1927- 1937 diễn ra cuộc nội chiến . - 7.1937 Nhật Bản xâm lược Trung Quốc trước nguy cơ đó Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á 1918-1939. Bước 1: Tìm hiểu chung GV: sử dụng bản đồ Đông Nam Á phóng to treo bảng – HS quan sát, suy nghĩ: ? Em hãy kể tên các nước ĐNA và xác định vị trí các nước trên bản đồ? - Đông Nam Á gồm 11 nước: VN, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po, Miến Điện, Đông-ti-mo (5/2002). (Vào thời điểm đầu thế kỉ XX gồm 10 nước). + 3 nước Đông Dương: VN, Lào, Cam-Pu-Chia là nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến của Pháp. + In-đô-nê-xi-a: thuộc địa của Hà Lan. + Miến Điện, Bru- nây, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a: Là thuộc địa của Anh. + Phi-líp-pin: thuộc địa của Tây Ban nha sau đó là Mĩ. + Thái Lan: là nước lệ thuộc vào các nước Đế quốc Anh, Pháp. * HS đọc 10 dòng đầu (SGK-101). ? Nêu những nét chung nhất của các quốc gia ĐNA đầu TK XX? ? Phong trào CM Đông Nam Á đầu thế kỉ XX phát triển như thế nào? GV: Đây là nét điển hình của tầng lớp trí thức mới ở Châu Á đầu TK XX. Đều muốn hướng cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng dân chủ tư sản, duy tân tự cường theo gương Nhật Bản để có thể thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Âu-Mĩ như Trung Quốc, Việt Nam. ? Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng ở ĐNA phát triển mạnh? - Bọn thực dân tăng cường áp bức, bóc lột để bù lấp vào những thiệt hại sau chiến tranh ở chính quốc. HS: đọc đoạn “Bắt đầu từ…hết” * Thảo luận nhóm: ? Từ những năm 20 của TK XX trở đi, phong trào cách mạng ĐNA có nét gì mới? HS: đại diện trình bày - 1920: Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập. - 1930: Các Đảng cộng sản thành lập ở Việt Nam, Mã lai, Phi líp pin, Thái Lan. GV: yêu cầu HS xác định vị trí những nước đã xuất hiện Đảng cộng sản trên bản đồ ĐNA. ? Em hãy nêu 1 số phong trào đấu tranh điển hình ở ĐNA trong những năm 20 & 30? GV nêu dẫn chứng: - Dưới sự lãnh đạo của ĐCS, giai cấp CN & nông dân lao động ở 1 số nước đã vùng dậy đấu tranh chống CNĐQ. Nổi bật là các cuộc K/N Gia-va & Xu- ma-tơ-ra (1926-1927) ở In-đô-nê-xi-a & phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) tại Việt Nam. Nhưng những cuộc nổi dậy này đều bị Đế quốc thực dân trấn áp. ? Cho biết kết quả các phong trào này? - Đều bị thất bại GV phân tích: - Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào Cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam. Trong cao trào này các “Xã bộ nông” đã ra đời. Đây là chính quyền kiểu mới- chính quyền xã viên cấp xã đã thành lập nhiều nơi của Nghệ Tĩnh. Tuy chỉ tồn tại 4-5 tháng nhưng nó thực sự là chính quyền kiểu mới, chính quyền của dân, do dân & vì dân, nó thực hiện nhiều chính sách mới trên nhiều lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. ? Các phong trào cách mạng ở ĐNA thời kì này kết quả ra sao? GV: Từ trong phong trào, Đảng cộng sản các nước đã ra đời lãnh đạo ND & thúc đẩy =>phong trào cách mạng vô sản phát triển. ? Sự thành lập Đảng cộng sản ở 1 loạt nước ĐNA có tác động như thế nào đối với sự phát triển phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này? - ĐCS các nước đã lãnh đạo nhân dân nước mình đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào Cách mạng các nước này phát triển mạnh. ? Cùng với phong trào cách mạng vô sản phát triển, các nước ĐNA còn có loại hình phong trào nào khác? ? Em cho biết những phong trào cách mạng dân chủ tư sản điển hình ở ĐNA & phong trào này có điểm gì mới? - Trước đây chỉ xuất hiện những nhóm, phái hoặc các hội do các nhà yêu nước sáng lập. - Lúc này đã xuất hiện các chính đảng có ảnh hưởng XH rộng lớn=> + Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a. + Phong trào Tha- kin (Miến Điện). + Phong trào chống thực dân Anh đòi tự trị (Mã Lai). HS: quan sát hình 73,74 (SGK101+102): 2 lãnh tụ tiêu biểu của CMGPDT Mã lai & In-đô-nê-xi-a. GV: chuyển ý. Bước 2: Tìm hiểu về phong trào độc lập dân tộc ở một số nước ĐNA ? Phong trào CMGPDT ở ĐNA phát triển như thế nào? ? Phong trào ở Đông Dương phát triển như thế nào? ? Kể tên 1 số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Việt Nam, Lào, Căm pu chia? - Lào: cuộc K/N do Ong-kẹo & Com-ma-đam (1901-1930). - CPC: PT yêu nước theo hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha-hem-siêu đứng đầu (1930-1935). - Việt Nam: từ khi ĐCS Đông dương ra đời, PT phát triển mạnh: Xô viết Nghệ Tĩnh (30-31), phong trào dân tộc dân chủ (1936-1939)… * Thảo luận nhóm: ? Em có nhận xét gì về phong trào cách mạng ở Đông Dương? HS: PTCM đông Dương phát triển sôi nổi, liên tục với nhiều hình thức phong phú: + Phong trào CMvô sản ở Việt Nam. + Phong trào CM tư sản ở Cam-Pu-Chia. + Phong trào yêu nước ở VN, Lào, CPC. Điển hình nhất là phong trào cách mạng Việt Nam ? Phong trào cách mạng ở các nước ĐNA hải đảo phát triển như thế nào? GV: ĐNA hải đảo bao gồm các nước: In-đô-nê-xi-a, Mã Lai, Xin- ga-po, Bru- nây. ? Phong trào ở In-đô-nê-xi-a phát triển như thế nào? - Hơn 3 thế kỉ bị thực dân Hà Lan áp bức, bóc lột, ND In-đô-nê-xi-a đã nhiều lần vùng lên đấu tranh GV: hướng dẫn HS xác định 2 cuộc K/N Gia-va & Xu-ma-tơ-ra trên bản đồ. - 1926-1927: ĐCS lãnh đạo K/N ở Gia va & Xu-ma-tơ-ra bị thất bại. Sau đó phong trào cách mạng ngả theo hướng tư sản do Xu-các-nô lãnh đạo. GV giới thiệu: Xu- các- nô là lãnh tụ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc điển hình ở In-đô-nê-xi-a, sau này là tổng thống In-đô-nê-xi-a. ? Cho biết sự phát triển của phong trào cách mạng ĐNA (1939-1940)? - Sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Cách mạng ĐNA chưa giành được thắng lợi qyuết định. Từ năm 1940 trở đi, chủ yếu là chống phát xít Nhật. GV phân tích: Sau khi CTTGT2 bùng nổ, phát xít Nhật tràn vào Đông dương, ND Đông dương nói riêng, ND thế giới nói chung phải ra sức ngăn chặn CNphát xít, đang đe dọa an ninh loài người. GV: sơ kết bài học 2. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á 1918- 1939 a. Tình hình chung: * Tình hình các nước ĐNA đầu thế kỉ XX. - Đầu TK XX hầu hết các nước ĐNA đều là thuộc địa (trừ Thái Lan). - Sau thất bại của PT “Phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới đều muốn vận động cách mạng theo hướng cách mạng dân tộc tư sản. * Nguyên nhân phong trào cách mạng ở ĐNA phát triển mạnh. - Thực dân tăng cường áp bức bóc lột. - Ảnh hưởng của CM/10 Nga 1917. * Nét mới của Cách mạng ĐNA. - Giai cấp vô sản trưởng thành. - Một loạt các Đảng cộng sản ra đời. - Những PT điển hình: + Khởi nghĩa Xu-ma-tơ-ra (In-đô-nê-xi-a). + Xô viết Nghệ Tĩnh (Việt Nam). * Kết quả: các phong trào đều bị đàn áp. - Phong trào Cách mạng phát triển. - Phong trào Cách mạng dân chủ tư sản phát triển mạnh hơn đầu TK XX. - Xuất hiện các chính đảng có ảnh hưởng xã hội rộng lớn. b. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước ĐNA. - Phong trào đòi độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước. - Ở Đông Dương, phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, phong phú lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia. + Lào cuộc khởi nghĩa do Ong-kẹo & Com-ma-đam (1901-1930). + CPC PT yêu nước theo hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha-hem-chiêu đứng đầu (1930-1935). - Phong trào cách mạng ở ĐNA hải đảo, lôi cuốn hàng triệu người tham gia. Tiêu biểu là phong trào ở Gia Va và Xu ma tơ ra (In-đô-nê-xi-a), dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. - Từ năm 1940 PX Nhật đánh chiếm ĐNA cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tập trung vào kẻ thù hung hãn này. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Bài tập 1 : Viết vào chỗ trống những từ thích hợp, những chi tiết cần thiết về PT Ngũ Tứ ? - Mục đích…………………………………… - Lực lượng tham gia………………………………. - Phạm vi………………………………………. * Bài tập 2: Khẩu hiệu ĐT của PT Ngũ Tứ có điểm gì mới so với khẩu hiệu “đánh đổ Mãn Thanh” trong CM Tân Hợi? Bài tập 2: Đầu TK XX, tình hình các nước ĐNA có những đặc điểm gì nổi bật? - a. Hầu hết các nước là thuộc địa của CNTD. - b. Ảnh hưởng của CM?10 Nga đã lan tỏa đến khu vực này. - c. GCVS đã trưởng thành & tham gia lãnh đạo CM. - d. PTĐT chống CNTD phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong khu vực. - e. Tất cả các câu trên đều đúng. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu 4. Hướng dẫn về nhà. -Học kiến thức cơ bản trong bài học, biết so sánh để rút ra bài học -Chuẩn bị bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga- Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học xã hội 8, giáo án khoa học xã nhiên 8 môn sử, giáo án VNEN sử 8, giáo án chi tiết bài Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939, giáo án 5 hoạt động khoa học xã nhiên 8

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác