Giáo án lịch sử 8: Bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..……… CHƯƠNG IV CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II (1939-1945) TIẾT 31 BÀI 21 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II (1939-1945) I-Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Phân tích những nguyên nhân chính để dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai . - Trình bày diễn biến chính của chiến tranh: Trình bày sơ lược về mặt trận ở Châu Âu và mặt trận Thái Bình Dương : chiến tranh bùng nổ ở Châu Âu và khắp thế giới. - Lí giải được khi Liên Xô tham gia mặt trận chống Phát xít, làm cho tính chất chiến tranh thay đổi; những trận chiến lớn chiến tranh kết thúc. 2.Tư tưởng: - Bối dưỡng nhận thức đúng đắn về hậu quả của cuộc chiến tranh đối với toàn nhân loại ,nâng cao ý thức chống chiến tranh bảo vệ hoà bình . 3. Kĩ năng: - Phân tích đánh giá một số vấn đề ,một số sự kiện lịch sử quan trọng về tác động của nó về tình hình thế giới . - Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ chiến sự. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 75 trong SGK. Đưa ra nhận xét về tranh biếm họa ở Châu Âu năm 1939. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK, lược đồ quân Đức đánh chiếm Châu Âu (1939-1941) - Các tư liệu về cuộc Chiến tranh thế giới thứ II(1939-1945).. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan cuộc Chiến tranh thế giới thứ II(1939-1945). - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Phương tiện dạy học: - SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Tranh ảnh có liên quan cuộc Chiến tranh thế giới thứ II(1939-1945). - Lược đồ quân Đức đánh chiếm Châu Âu (1939-1941) V.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : * Hãy chọn những biểu hiện mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1939 : A . Sự phát triển của phong trào vô sản và phong trào dân chủ tư sản, dẫn đến việc xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng rộng lớn . B . Đây là phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc . C . Phong trào diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức . * Trình bầy ngắn gọn về phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Dương giữa hai cuộc đại chiến . 3. Dạy bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. h. Nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ II. h. Quan sát tranh 75 cho biết vì sao Hít Le tấn công các nước Châu Âu trước. h. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, tình hình thế giới như thế nào? Tác động đến các nước tư bản ra sao, chủ nghĩa phát xít hình thành thế nào? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, một số nước tư bản đã phát xít hoá chính quyền. Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước đã đặt nhân loại trước nguy cơ của một cuộc Chiến tranh thế giới mới- Chiến tranh thế giới thứ II. Để biết vì sao Chiến tranh thế giới II diễn ra và diễn ra như thế nào ta vào bài 21. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Phân tích những nguyên nhân chính để dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai . - Trình bày diễn biến chính của chiến tranh: Trình bày sơ lược về mặt trận ở Châu Âu và mặt trận Thái Bình Dương : chiến tranh bùng nổ ở Châu Âu và khắp thế giới. - Lí giải được khi Liên Xô tham gia mặt trận chống Phát xít, làm cho tính chất chiến tranh thay đổi; những trận chiến lớn chiến tranh kết thúc. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ?: Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai ? ?: Hãy nêu quan hệ quốc tế giữa hai cuộc đại chiến ( 1918 – 1939 ) ? ?: Các nước đế quốc làm gì để giải quyết >< này ? GV treo bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai lên bảng và cử một HS khá trình bầy diễn biến giai đoạn 1 bằng bản đồ . GV minh hoạ thêm : + Đức tấn công Ba Lan 57 sư đoàn , 2500 xe tăng , 3000 máy bay . Ngày 29-9-1939 , thủ đô Vác-sa-va rơi vào tay Đức . + Tháng 4 đến tháng 6- 1940 , Đức tập trung lực lượng đánh các nước Tây Âu, Bắc Âu . + 9-4-1940 Đức đánh chiếm Na uy và Đan Mạch . + 10-5-1940 , Đức tấn công ào ạt Bỉ,Luých-xăm-bua và Pháp . Ngày 22-6-1940, Pháp ký hiệp ước đầu hàng Đức ( quân Pháp bị tước vũ khí, 3/4 lãnh thổ Pháp bị Đức chiếm đóng và phải nuôi toàn bộ quân Đức ) + Sau khi thắng Pháp, Đức thực hiện một đòn đánh nghi binh, mang tên “ Sư tử biển“ Đức vờ dốc toàn bộ lực lượng vượt biển đánh Anh, nhưng thực chất là chuẩn bị đánh Liên Xô . + Cuối năm 1940 đầu 1941 Đức chiếm nốt các nước Đông và Nam Âu , Hung-ga-ri, Ru-mi-ni,An-ba-ni, Bun-ga-ri, Hi-lạp, Nam Tư ?: Trong giai đoạn đầu của chiến tranh, Đức thực hiện chiến thuật gì ? GV: Hướng dẫn HS xem H. 75 và giải thích về ý đồ của Hít –le : Đức tấn công Liên Xô với qui mô lớn ,từ biển Ban-tích đến Biển Đen, chúng huy động 190 sư đoàn( 5,5 triệu quân ) 3712 xe tăng, 4950 máy bay . Đức tấn công Liên Xô trong vòng 2 tháng . Từ đây cuộc đại chiến thế giới thứ hai đã thay đổi tính chất . • THẢO LUẬN NHÓM : ?: ”Vì sao từ đây cuộc chiến tranh thế giới II thay đổi tính chất “ ? GV tổng kết : Trước 6-1941 các nước đế quốc tranh giành thuộc địa lẫn nhau, nhưng từ đó trở về sau, phe phát xít đã chĩa mũi nhọn vào Liên Xô ( thành trì của cách mạng thế giới ) ?: Em trình bày tình hình chiến sự diễn ra ở châu Á ? GV: Giải thích thêm : Mỹ chính thức tham chiến . ?: Tình hình chiến sự tại mặt trận Bắc Phi ra sao ? ?: Từ tháng 1 – 1942 trở đi tình hình chiến tranh tiến triển như thế nào ? ?: Em hãy trình bày cuộc phản công của Đồng minh từ đầu 1943 trở đi ? GV: Dùng bản đồ chiến thắng Xta-lin-grát . - Từ 19 đến 23-11-1943 Hồng quân Liên Xô đã khép chặt vòng vây, bao vây 35 vạn quân Đức, cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt . - Ngày 2-2-1943 Liên Xô thắng lớn tiêu diệt 2/3 quân Đức, 1/3 bị bắt sông, trong đó có Tư lệnh Pao-lút và 24 viên tướng ?: Em hãy trình bầy những đòn phản công của phe đồng minh với phe phát xít ? GV: Giới thiệu và giải thích H. 77, 78 SGK nói lên tội ác của phát xít Đức . ?: Em trình bầy sự thất bại của phát xít Đức ? ?: Em hãy trình bày về sự thất bại của phát xít Nhật và chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ? GV: H/dẫn HS xem H. 79 : bức ảnh nói về tội ác của đế quốc Mỹ . ?: Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng phát xít ? ?: Em cho biết hậu quả của Chiến tranh TG thứ hai ? ?: Qua các H. 77.78.79 em có suy nghĩ gì về hậu quả Chiến tranh thế giới lần thứ hai đối với nhân loại ? - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc nảy sinh những >< gay gắt về quyền lợi, thị trường, thuộc địa . - Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, >< đó càng thêm sâu sắc, chủ nghĩa phát xít Đức , Ý , Nhật ra đời, chúng mưu toan chia lại thế giới - Các nước đế quốc hình thành hai khối : Một bên là Anh, Pháp , Mỹ ; một bên là Đức, ý , Nhật. Hai khối này >< với nhau gay gắt về thị trường và thuộc địa, cả hai khối đều thù địch với Liên Xô. - Khối Anh, Pháp , Mỹ thực hiện đường lối thoả hiệp với khối phát xít để chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và nhượng bộ Đức để cho Đức sát nhập áo vào Đức và chiếm Tiệp Khắc - HS quan sát bản đồ - Chiến thuật chớp nhoáng và sau đó tấn công Liên Xô - HS quan sát H. 75 và giải thích về ý đồ của Hít –le - HS : các nhóm trình bày quan điểm của mình . - Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu cảng ( Ha-oai) nhanh chóng tấn công Đông Nam Á và một số đảo Thái Bình Dương . - Tháng 9 – 1940 Ý tấn công Ai Cập - Trình bày theo SGK - HS quan sát bản đồ - Sau chiến thắng Xta-lin-grát , Hồng quân Liên Xô và Anh, Mỹ liên tiếp mở nhiều cuộc tấn công trên mặt trận . - Sau khi quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ, Hồng quân Liên Xô đã tiến như vũ bão về Béc-lin để tiêu diệt quân phát xít Đức. Đêm ngày 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện. - Tại châu á, Hồng quân Liên Xô đã đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc . Ngày 6 và mồng 9 -8-1945, Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử huỷ diệt thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki : 20 vạn người chết, hàng chục vạn người bị tàn phế - HS xem H. 79 : bức ảnh nói về tội ác của đế quốc Mỹ . - Liên Xô là lực lượng đi đầu , chủ chốt , quyết định để tiêu diệt CN phát xít . - Chủ nghĩa phát xít Đức, ý , Nhật bị tiêu diệt . - Loài người phải chịu hậu quả thảm khốc - Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất , dài nhất, khốc liệt nhất, trong lịc sử nhân loại : + 60 triệu người chết . + 90 triệu người bị tàn tật . + Vật chất thiệt hại gấp 10 lần Chiến tranh TG.I và bằng tất cả các cuộc chiến tranh 1000 năm trước đó cộng lại - HS quan sát và nhận xét H. 77,78,79. - Chiến tranh lần này để lại hậu quả rất nặng nề cho nhân loại cả về người và của , loài người ra sức ngăn chặn chiến tranh I. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai: - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 , các nước đế quốc >< sâu sắc với nhau về quyền lợi và thuộc địa . - CN phát xít ra đời, chúng mưu toan gây chiến tranh , phân chia lại thế giới . II. Những diễn biến chính : 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới ( từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943 ): a ) Châu Âu : - 1-9-1939 chiến tranh bùng nổ ( Đức tấn công Ba Lan ) - Sau đó chiến tranh lan khắp châu Âu và thế giới . Đức nhanh chóng tấn công các nước Tây Âu,Na Uy,Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Luých-xăm-bua, Pháp . - Cuối năm 1940 đầu 1941 Đức chiếm nốt các nước Đông , Nam Âu . b) Châu Á : - Tháng 7 -1941 Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu cảng, nhanh chóng làm chủ châu Á , Thái Bình Dương . c) Châu Phi : - Tháng 9-1940 ý tấn công Ai Cập. Chiến sự lan nhanh khắp thế giới . - Đầu năm 1942 mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập 2. Quân Đồng minh phản công chiến tranh kết thúc ( từ đầu 1943 đến tháng 8 – 1945 ). a) Chiến thắng Xta-lin-grát (2-2-1943) tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. - Quân đồng minh chuyển sang tấn công , Đức chuyển sang phòng ngự . b) Quân Đồng minh phản công phe phát xít + Tại mặt trận Xô- Đức , Liên Xô quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ (cuối 1944) . Đầu năm 1945 trên đường truy đuổi phát xít Đức về Béc-lin đã giúp một loạt các nước Đông Âu giải phóng . + Tại Bắc Phi : - Tháng 5-1943 Ý phải hạ khí giới đầu hàng . - 25- 7- 1943, chủ nghĩa phát xít ý sụp đổ + Mặt trận Tây Âu : -Liên quân Anh: Mỹ đổ bộ lên đất Pháp, mỏ mặt trận thứ hai, kết hợp với Liên Xô tiêu diệt với phát xít Đức . - Đêm mồng 8 rạng ngày 9/ 5/1945 , phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện. - Ngày 15-8-1945 Nhật hoàng ký giấy đầu hàng Đồng minh vô điều kiện . Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc . III. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai - Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt . - Loài người phải gánh chịu hậu quả nặng nề . HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng câu hỏi và bài tập) Câu hỏi: - Nguyên nhân nào dẫn đến Cuộc chiến tranh thế giới II. Bài tập: - Lập niên biểu giai đoạn I Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945) Niên đại Sự kiện 01-9-1939 đến 09-1940 22-6-1941 7-12-1941 1-1942 - GV giao nhiệm vụ cho HS. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Vì sao thái độ của Anh, Pháp, Đức ở giai đoan đầu cuộc chiến tranh người ta gọi là “ chiến tranh kì quặc” - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Là cuộc chiến tranh giữa Anh, Pháp, Đức ở giai đoan 1của Chiến tranh thế giới thứ II. Các chính phủ Anh, Pháp tuyên chiến với Đức nhưng lại không đánh mà khoanh tay ngồi nhìn phát xít Đức nuốt chửng Ba Lan, nước đồng minh mà họ cam kết bảo vệ. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK. + Về nhà học bài và tiếp tục hoàn thành bảng niên biểu ở giai đoạn I. + Xem tiếp phần còn lại . - Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu 1943 đến 8-1945) - Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ II. - So sánh kết cục cuộc Chiến tranh thế giới II với cuộc Chiến tranh thế giới I. - Tại sao tính chất cuộc Chiến tranh thế giới II lại thay đổi?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 8 ba cột bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), giáo án chi tiết lịch sử 8 bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), giáo án 5 bước lịch sử 8 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), giáo án 5 hoạt động lịch sử 8 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Giải bài tập những môn khác