Giáo án lịch sử 8: Bài Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..……… TIẾT 37 BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ 1858 ĐẾN 1873 (tt) I. Mục tiêu bài học : 1.Kiến thức: HS cần nắm - Phân tích được khi TDP nổ súng xâm lược, triều đình bạc nhược chống trả yếu ớt và đã ký điều ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. - Chứng minh được tinh thần đấu tranh của nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay từ đầu chúng xâm lược Đà Nẵng, 3 tỉnh Miền Đông, 3 tỉnh miền Tây quần chúng nhân dân là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của TDP. - Liệt kê các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kì. 2. Tư tưởng - Học sinh cần thấy rõ và trân trọng sự chủ động, sáng tạo quyết tâm đứng lên kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta. - Giáo dục cho các em kính yêu các lãnh tụ nghĩa quân, họ đã quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc. 3. Kỹ năng - Hướng dẫn các em kỹ năng sử dụng bản đồ, nhận xét và phân tích những tranh ảnh phục vụ cho bài học. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 85 trong SGK. Đưa ra nhận xét về quân Pháp tấn công chiếm 3 tỉnh mền Đông Nam Kì. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK. - Các tư liệu về sự xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến cuộc xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Phương tiện dạy học: - SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Tranh ảnh có liên quan đến sự xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta. - Lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa. V.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ. * Theo em , trong những ý kiến dưới đây về nội dung căn bản của hiệp ước 5-6-1862, ý kiến nào đúng : a) Triều đình Huế hoà hoãn với Pháp để có điều kiện chuộc lại lại các tỉnh đã mất . b) Triều đình Huế nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp PK c) Những quyền lợi của Pháp mà triều đình Huế thừa nhận đã vi phạm chủ quyền nước ta. d) Thể hiện thiện chí giảng hoà của Pháp để mua chuộc triều đình Huế . e) Hiệp ước đã gây ra rất nhiều khó khăn cho phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta . * Hãy nêu những khó khăn và thuận lợi của thực dân Pháp trong thời gian từ năm 1858 đến trước tháng 6 – 1862 : - Những khó khăn của thực dân Pháp :………………………………………… - Những thuận lợi của thực dân Pháp :………………………………………… 3. Dạy bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Pháp xâm lược Việt Nam về phía nhân dân ta vẫn quyết tâm chiến đấu chống giặc đến cùng, mặc cho Triều Nguyễn từng bước đầu hàng kí điều ước vói Pháp. Nhân dân ta đứng lên đấu tranh như thế nào? Muốn biết ta đi vào phần II Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến 1873. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Phân tích được khi TDP nổ súng xâm lược, triều đình bạc nhược chống trả yếu ớt và đã ký điều ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. - Chứng minh được tinh thần đấu tranh của nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay từ đầu chúng xâm lược Đà Nẵng, 3 tỉnh Miền Đông, 3 tỉnh miền Tây quần chúng nhân dân là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của TDP. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt GV: Dùng bản đồ Việt Nam, gọi HS xác định những địa danh nổ ra phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông . ?: Em hãy cho biết thái độ nhân dân ta khi thực dân Pháp xâm lược Đà Nẵng ? ?: Sau khi thất bại ở Đà Nẵng , TD Pháp kéo vào Gia Định, phong trào kháng chiến ở Gia Định ra sao ? GVminh hoạ thêm : Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã sáng tạo ra cách đánh pháo thuyền rất có hiệu quả làm cho TDP rất lúng túng trên chiến trường .Nhiều nơi ở Nam Bộ đã lợi dụng cách đánh này . ?: Em biết gì về cuộc khởi nghĩa Trương Định ? GV: giới thiệu HS xem H.85 : Trương Định nhận phong soái, phần này GV dựa vào SGK để minh hoạ GV dùng lược đồ các cuộc khởi nghĩa Nam kỳ để minh hoạ cho cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Trương Định , vì sao có thể nói : nó gần giống như cuộc tổng khởi nghĩa toàn miền . ?: Sau cuộc khởi nghĩa Trương Định thất bại, phong trào kháng chiến ở nam bộ phát triển ra sao? Gv tổng kết : Từ khi TD Pháp xâm lược VN tại Đà Nẵng & 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, nhân dân ta đã quyết kháng Pháp , phong trào ở 3 tỉnh miền Đông pháp triển sôi nổi, đã hình thành các trung tâm kháng chiến lớn làm cho TD Pháp ăn không ngon ngủ không yên ?: Em cho biết tình hình nước ta sau điều ước 5 - 6 – 1862 ? ?: TD Pháp chiếm 3 tỉnh miền tây Nam kỳ như thế nào ? GV xác định 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ trên bản đồ & giải thích thêm theo SGV / 110 ?: Sau khi 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ rơi vào tay Pháp, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở 6 tỉnh Nam kỳ ra sao ? GV giải thích thêm : Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến của nhân dân ta lại nhanh chóng phát triển . Một số người bị Pháp hành hình đã giữ vững tinh thần bất khuất , kiên cường đến cùng ; Ng. Trung Trực , Ng. Hữu Huân GV yêu cầu nhắc lại câu nói của Nguyễn Trung Trực trước khi bị chém đầu * THẢO LUẬN NHÓM * Phong trào kháng chiến của nhân dân 3 tỉnh miền Đông & miền Tây Nam Kỳ giống & khác nhau như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ? - Nhân dân ta rất căm phẫn trước sự xâm lựơc của TD Pháp . Tại Đà Nẵng nhiều toán nghĩa binh đã nổi dậy, kết hợp với quân đội triều đình đánh Pháp nhân dân Đà Nẵng đánh địch bằng mọi vũ khí có trong tay . - Năm 1859, TD Pháp kéo vào Gia Định, phong trào kháng Pháp sôi nổi hơn . Điển hình là khối nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Hy vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông . - Là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất Nam bộ lúc đó , làm cho địch thất điên bát đảo . Trương Định được tôn là Bình Tây Đại nguyên soái. Để dập tắt khởi nghĩa, TD Pháp đã tiến hành đàn áp. Tháng 2-1863 chúng tấn công căn cứ Tân Hoà ( Gò Công) sau đó bị tấn công bất ngờ , ngày 20-8-1864 Trương Định tự sát - Sau khi khởi nghĩa Trương Định thất bại, Trương Quyền ( con Trương Định ) tiếp tục đưa một bộ phận nghĩa quân lên Tây Ninh kết hợp với người Căm-pu-chia chống Pháp, còn bộ phận khác toả đi các nơi lập căn cứ kháng Pháp . - Triều đình tìm mọi cách đàn áp phong trào cách mạng ở Bắc ,Trung , Nam kỳ. Cử một phái đoàn sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ nhưng không thành - Lợi dụng sự nhu nhược của triều đình Huế, TD Pháp đã chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ không tốn một viên đạn, đó là Vĩnh Long.An Giang,Hà Tiên . - Nhân dân Nam Kỳ nổi lên chống Pháp ở nhiều nơi Nhiều trung tâm kháng chiến thành lập : Đồng Tháp , Tây Ninh , Sa Đéc … Với nhiều lãnh tụ nổi tiếng .Phong trào tiếp tục phát triển đến 1875 . - “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây “ • Giống nhau : Phát triển sôi nổi,đều khắp ở những nơi TD Pháp xâm lược . • Khác nhau : + Phong trào ở 3 tỉnh miền Đông sôi nổi & quyết liệt + Miền Đông hình thành những trung tâm k/ chiến 1.Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ : a) Tại Đà Nẵng : - Nhiều toấn nghĩa quân đã kết hợp với quân đội triều đình đánh Pháp . b) Tại Gia Định và ba tỉnh miền Đông Nam kỳ : - Phong trào kháng Pháp càng sôi nổi hơn . - Điển hình là khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Trương Định ( 2-1859 đến 20-8-1864 ) - Cuộc khởi nghĩa đã làm cho địch “thất điên bát đảo” - 1862 gần như tổng khởi nghĩa toàn miền . - Quần chúng suy tôn ông là Bình Tây Đại nguyên soái . - Khởi nghĩa Trương Quyền ở Tây Ninh kết hợp với người Căm-pu-chia chống Pháp . 2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam kỳ : a. Tình hình nước ta sau điều ước 5-6-1862 : - Triều đình tìm mọi cách đàn áp phong trào cách mạng. - Cử một phái đoàn sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ nhưng không thành . b) TD Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ : - Từ ngày 20-6 đén 24-6-1867 TD Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ không tốn một viên đạn c) Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở 6 tỉnh Nam kỳ . - Nhân dân Nam Kỳ nổi lên chống Pháp ở nhiều nơi . - Nhiều trung tâm kháng chiến thành lập - Phong trào tiếp tục phát triển đến 1875 . HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( câu hỏi) h. Nhìn vào lược đồ H.86 em hãy trình bày những nét chính về phong trào kháng Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì ? h. Em hãy đọc một đoạn thơ kháng chiến chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu em biết. - GV giao nhiệm vụ cho HS. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì theo thứ tự sau: hoàn cảnh, số lượng, qui mô, kết quả. - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. + Hoàn cảnh: Cuộc kháng chiến ngày càng khó khăn vì thái độ bạc nhược, cấu kết với giặc của triều đình Huế để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. + Số lượng người tham gia: Đông đảo, nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là nông dân. + Qui mô: Rộng khắp cả 6 tỉnh Nam Kì. + Kết quả: Thất bại. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK. Học bài, làm bài tập, soạn bài mới bài 25 phần I dựa vào câu hỏi từng mục bài + Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì . + Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) + Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874).

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 8 ba cột bài Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873, giáo án chi tiết lịch sử 8 bài Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873, giáo án 5 bước lịch sử 8 bài Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873, giáo án 5 hoạt động lịch sử 8 Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873

Giải bài tập những môn khác