Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..……… SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. TIẾT 49 BÀI 30 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918 I.Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: - Trình bày được mục đích, tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và cải cách. - Nêu nguyên nhân và diễn biến: Phong trào Đông Du 1905-1909, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục 1907, cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung kì 1908. - Phân tích nhận thức hạn chế phong trào. - Nhận xét đặc điểm phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Chiến tranh thế giới I, nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của binh lính, hình thức đấu tranh vũ trang, các cuộc đấu tranh trong thời gian này đều thất bại. 2. Tư tưởng: - Giáo dục học sinh trân trọng sự cố gắng phấn đấu của các sĩ phu yêu nước tiến bộ, họ luôn vươn tới những cái mới, muốn vận động cách mạng đi vào quĩ đạo chung của cách mạng thế giới. - Các sĩ phu tiến bộ đang muốn tìm con đường mới cứu dân tộc ra khỏi vòng nô lệ. - Học sinh hiểu rõ bản chất tàn bạo, xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc phương Đông và phương Tây. 3. Kĩ năng: - Học sinh hình thành kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử. - Biết nhận định, đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật lịch sử. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác bài học, xem hình ảnh 102, 103, 104 giới thiệu tóm lược thân thế sự nghiệp của Phan Bội Châu, Lương Văn Cang, Phan Châu Trinh. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK. - Các tư liệu về phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK, sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX, chân dung Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Phương tiện dạy học: - SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Một số tài liệu văn học, sử học có liên quan với nội dung bài học. - Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX, chân dung Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh. - Những hình ảnh hoặc những cuốn băng về phong trào Duy tân, chống thuế ở Trung Kì. V.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ. * Câu 1: Theo em ý nào không thuộc thái độ chính trị của giai cấp công nhân: 1. Có tinh thần cách mạng triệt để 2. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao 3. Giai cấp lãnh đạo cách mạng 4. Thái độ chính trị “ cải lương “ * Tác động của chính sách “ khai thác lần thứ nhất “ đối với kinh tế XHVN 2. Dạy bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Sau khi phong trào Cần Vương thế kỉ XIX tan rã, phong trào tự vệ vũ trang chống Pháp của quần chúng cũng tạm thời lắng xuống. Một phong trào cách mạng mới được dấy lên ở nước ta, đó là phong trào cách mạng có xu hướng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú. Để hiểu phong trào này diễn ra như thế nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Trình bày được mục đích, tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và cải cách. - Nêu nguyên nhân và diễn biến: Phong trào Đông Du 1905-1909, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục 1907, cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung kì 1908. - Phân tích nhận thức hạn chế phong trào. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ?: Phong trào Đông Du ra đời trong hoàn cảnh nào ? GV minh hoạ : Đầu TKXX, trào lưu chung của nhiều nước châu á muốn nhờ cậy Nhật Bản để giành độc lập . ?: Hội Duy Tân ra đời trong hoàn cảnh nào ? ?: Phong trào Đông Du diễn ra như thế nào ? ?: Dựa vào đâu Duy tân hội chủ trương vũ trang giành độc lập. Em suy nghĩ gì về chủ trương này ? GV: hướng dẫn HS xem H.102 & giới thiệu tóm tắt thân thế , sự nghiệp của Phan Bội Châu .SGV/ 212 ?: Đông Kinh nghĩa thục thành lập trong hoàn cảnh nào ? GV: hướng dẫn HS xem H.103: Lương Văn Can hiệu trường Đông Kinh nghĩa thục -> Đây là trường học mở tại thủ đô, thuần vì nghĩa (Đông Kinh là tên cũ của Hà Nội ) ?: Chương trình của Đông Kinh Nghĩa thục bao gồm những vấn đề gì GV: Tham khảo thêm trong SGV / 213. ?: Em nêu qui mô hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục ? ?: Đông Kinh nghĩa thục có tác dụng như thế nào đối với phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta ? GV minh hoạ : Trong phiên họp Hội đồng quân sự Đông dương, bọn TD Pháp nhận định: “ Không còn là một câu chuyện hoang đường khi khẳng định rằng: Đông Kinh nghĩa thục là cái lò phiến loạn ở Bắc Kỳ “ ?: Cuộc vận động Duy Tân diến ra như thế nào? ?: Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào của nhân dân ta ? * Thảo luận nhóm: ?: Theo em phong trào Duy tân & chống thuế ở Trung Kỳ có mối liên hệ với nhau không ? GV: kết luận theo SGV/217 -> Đầu TK XX một trào lưu tư tưởng dân chủ TS đã tràn vào VN qua các tân thư của TQ & sự duy tân tự cường của Nhật Bản. + Trong xã hội VN một số nhà yêu nước, muón noi gương Nhật Bản,họ đi theo con đường TBCN đã có thực lực đánh thắng ĐQ. -> Năm 1904 Duy tân hội ra đời do Phan Bội Châu đứng đầu, tập hợp những sĩ phu yêu nước và tranh thủ sự đồng tình giúp đỡ của nhiều người trong nước còn có tư tưởng quân chủ -> Đầu năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp, nhưng người Nhật chỉ hứa giúp đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động sau này. Phong trào lúc đầu phát triển thuận lợi, nhưng sau đó Nhật,Pháp cấu kết với nhau . Nhật đã trục xuất những người yêu nước Việt Nam khỏi Nhật (9-1908). Tháng 3-1909, Phan Bội Châu & Cường Để cũng bị trục xuất khỏi Nhật, phong trào Đông Du tan rã, Duy tân hội ngừng hoạt động . -> Hội Duy tân muốn nhờ Nhật Bản sẽ giúp khí giới, tiền bạc, đào tạo cán bộ . -> Chủ trương này còn “ấu trĩ “ CM muốn thành công, không thể trông chờ vào sự giúp đỡ của nước ngoài, mà cách mạng muốn thành công phải do nhân tố bên trong quyết định. Cùng với p/trào Đông Du ở Bắc Kì, có một cuộc vận động cải cách văn hoá XH theo lối TS. - Tháng 3/1907 Đông Kinh nghĩa thục thành lập tại Hà Nội do Lương Văn Can, Nguyễn Quyến, Lê Đại, Vũ Hoàng đứng đầu . - Chương trình gồm có Địa lý, Lịch sử, KH thường thức. - Tổ chức bình văn - Xuất bản báo chí nhằm bồi dưỡng lòng yêu nước.Truyền bá tri thức mới và nếp sống mới - Lúc đầu hoạt động tại Hà Nội - HS có lúc lên tới 1000 người. - Đông Kinh nghĩa thục tồn tại từ tháng 3 -> 11/1907 - Thời gian không dài nhưng đã có tác dụng lớn đối với phong trào c/mạng Việt Nam là cổ động c/mạng, phát triển văn hoá và ngôn ngữ dân tộc . - Thành tích nổi bật của Đông Kinh nghĩa thục là đề cao chữ quốc ngữ . - Đầu TK XX phong trào Duy Tân diễn ra sôi nổi ở Trung Kỳ - Chương trình gần giống như Đông Kinh nghĩa thục . - Hình thức phong phú,mở trường, diễn thuyết các đề tài sinh hoạt XH. - Vận động lối sống văn minh - Năm 1908, dưới ảnh hưởng của phong trào Duy Tân, phong trào chống thuế đã nổ ra ở Trung Kỳ, bắt đầu từ Quảng Nam sau lan đến Quảng Ngãi, Bình Định . - TD Pháp thẳng tay đàn áp phong trào . - Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp bị tuyên án tử hình. - HS thảo luận nhóm. -> Cải cách Duy Tân mở trường dạy học theo lối mới, sống theo lối sống văn minh, kinh doanh theo lối mới đã lan toả trong quần chúng, kết hợp chắt chẽ với cuộc đấu tranh của nông dân , làm bùng nổ ph/trào chống thuế ở Trung Kỳ 1. Phong trào Đông Du (1905 – 1909 ) : a) Hoàn cảnh : - Đầu TK XX , một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để duy tân tự cường. b) Diễn biến : - Hội Duy tân thành lập năm 1904. - Mục đích : Lập ra một nước Việt Nam độc lập - Hoạt động chủ yếu của hội là phong trào Đông Du 2. Đông Kinh nghĩa thục (1907): a) Hoàn cảnh : - Đầu TK XX, ở Bắc Kỳ có cuộc vận động cải cách văn hoá XH theo lối TS. - 3/1907 Đông Kinh nghĩa thục thành lập tại Hà Nội b) Chương trình: - Địa lý, Lịch sử, KH thường thức - Tổ chức bình văn - Xuất bản báo chí bồi dưỡng lòng yêu nước - Truyền bá tri thức mới và nếp sống mới c) Hoạt động: - Lúc đầu hoạt động tại Hà Nội - Sau lan rộng ra các tỉnh Bắc Kỳ, lôi cuốn hàng ngàn người tham gia. d) Tác dụng: - Tuy chỉ tồn tại trong vòng 9 tháng nhưng có tác dụng to lớn đối với cách mạng Việt Nam. - Thức tỉnh lòng yêu nước . - Bước đầu tấn công hệ tư tưởng PK - Mở đường cho sự phât triển của hệ tư tưởng mới, tư tưởng TS ở VN. 3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ ( 1908 ) a. Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ : + Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng . + Hình thức phong phú: - Mở trường dạy học theo lối mới - Vận động lối sống văn minh. b. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ - Phong trào chống thuế bùng nổ năm 1908, bắt đầu từ Quảng Nam, sau lan ra khắp trung Kỳ . - Phong trào bị TD thẳng tay đàn áp HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng câu hỏi) - GV giao nhiệm vụ cho HS. h. Dựa vào đâu Hội Duy tân chủ trương vũ trang giành độc lập, em có suy nghĩ về chủ trương này. h. Kể tên các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Kì năm 1908. - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Đây là phong trào quần chúng công khai đầu tiên ở Việt Nam được dấy lên bởi tư tưởng dân tộc, dân quyền do các sĩ phu Duy tân đầu thế kỉ XX truyền bá. Phong trào đã thể hiện rõ tinh thần và năng lực cách mạng của nông dân trong sự ngiệp giải phóng dân tộc, đồng thời cũng cho thấy hạn chế của họ khi chưa có sự lãnh đạo của của một giai cấp tiên tiến. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Làm bài tập trong sách thực hành + Học bài, làm bài tập, soạn bài mới bài 30, phần II (phần 2 không dạy) dựa vào câu hỏi cuối từng mục. Bài tập về nhà - Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và cuối thế kỉ XIX. - Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. (theo mẫu ở sách giáo khoa) GV minh hoạ 1: - Duy tân hội xác định 3 nhiệm vụ trước mắt: + Phát triển thế lực của hội về người và tài chính. + Xúc tiến chuẩn bị bạo động. + Chuẩn bị xuất dương cầu viện.  Cuối cùng hội quyết định cầu viện Nhật tổ chức phong trào Đông Du. GV minh hoạ 2 - Phan Bội Châu (1867-1940) tên hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm, xã Nam Hoà, Huyện Nam Đàn - Nghệ An, là nhà yêu nước điển hình của phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, trong tư tưởng của cụ có nhiều điểm mới. - Phan Bội Châu muốn đánh Pháp giải phóng dân tộc rồi sau đó đưa nước nhà tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa. Bởi vì trước cách mạng tháng 10 Nga thành công, nhà nước tư bản vẫn là nhà nước tiến bộ, điều đó chúng ta rất trân trọng. Nhưng để thực hiện mục đích này Phan Bội Châu lại muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp thì không thể thực hiện được. GV minh hoạ 3 - Học sinh của trường có lúc lên 2000 người, chia làm 8 lớp, có 4 lớp học ngày, có 4 lớp học đêm, phân chia thành 2 cấp: Trung học và tiểu học, học sinh cấp giấy bút, sách vở, có những học sinh nghèo ở tại “kí túc xá”của trường. - Những buổi bình văn của nhà trường, quần chúng tham gia rất đông “Buổi diễn thuyết người đông như hội. Kì bình văn khách đến như mưa”. - Bình văn: những bài văn thơ yêu nước của Đông Kinh nghĩa thục hoặc của Phan Bội Châu từ Nhật Bản gửi về . - Họ diễn thuyết về các đề tài lịch sử, qúa khứ oanh liệt, những cuộc cách mạng điển hình của thế giới, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ hủ tục, dùng hàng nội hoá. Gv minh hoạ 4: Phan Châu Trinh (1872-1926) hiệu Tây Hồ, quê ở làng Tây Lộc, xã Tam Phước, huyện Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam. Đầu Thế kỷ XX, Phan Châu Trinh là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam, là nhà nho yêu nước chân chính. * Giống nhau về mục đích: giải phóng dân tộc * Khác nhau: - Mục tiêu: + Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX: Thiết lập chế độ phong kiến. + Phong trào tự vệ vũ trang chống Pháp cuối TK XIX: Đòi cơm no, áo ấm, ruộng đất, độc lập dân tộc. + Phong trào đầu TK XX: Các sĩ phu tiến bộ muốn đưa nước nhà tiến lên con đường TBCN. - Hình thức đấu tranh: + Phong trào cuối thế kỉ XIX: khởi nghĩa vũ trang + Phong trào đầu thế kỉ XX: hình thức rất phong phú: vũ trang bạo động, cải cách Duy tân, mở trường dạy học theo lối mới, tổ chức ra đoàn học sinh xuất dương cầu viện.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 8 ba cột bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918, giáo án chi tiết lịch sử 8 bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918, giáo án 5 bước lịch sử 8 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918, giáo án 5 hoạt động lịch sử 8 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Giải bài tập những môn khác