Giáo án lịch sử 8: Bài Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn..........................................Ngày dạy............................................ TIẾT 17 BÀI 11: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I - Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nêu được sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam Á. - Lí giải được trong khi giai cấp phong kiến trở thành công cụ, tay sai cho chủ nghĩa thực dân thì giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa, mặt dù còn non yếu, đã tổ chức, lãnh đạo các phong trào đấu tranh. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày một trưởng thành, từng bước vươn lên nắm giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Lập niên biểu những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước Đông Nam Á, trước tiên là ở In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam. 2. Tư tưởng: - Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi nổi của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. - Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực. 3. Kỹ năng: - Sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX để trình bày những sự kiện tiêu biểu.. - Phân biệt những nét chung, riêng của các nước trong khu vực ĐNA cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình trong SGK. Đưa ra nhận xét về những hình ảnh sự kiện lịch sử đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh, ảnh trong SGK. - SGK, SGV Lớp 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX. - Các tài liệu về các nước Đông Nam Á. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Bảng niên biểu về phong trào chống các nước đế quốc của nhân dân các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động khởi động: (Tạo tình huống học tập) MT: HS nắm được các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. h. - Trung Quốc là nước thế nào ở cuối thế kỉ XIX? Cuối thế kỉ XIX Trung Quốc là một nước:giàu tài nguyên thiên nhiên, đông dân, chính quyền phong kiến thối nát. - Kết quả , ý nghĩa cách mạng Tân Hợi . + Lật đổ chế độ PK hơn 2000 năm tồn tại. + Mở đường cho cách mạng tư sản phát triển ở Trung Quốc 2. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Kiểm tra bài cũ : • Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây về tính chất của cách mạng Tân Hợi ( 1911 ) : a) Giải phóng dân tộc b) Cách mạng vô sản c) CM dân chủ TS kiểu mới (Đ) d) Cách mạng dân chủ TS 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. Câu hỏi: Khoảng nửa sau thế kỉ XIX nghĩa thực dân phương Tây đã xâm lược các nước Đông Nam Á như thế nào? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản đua nhau xâm chiến thuộc địa. Ở câu Á, Ân Độ đã trở thành thuộc địa của Anh, Trung Quốc bị các đế quốc xâu xé, còn các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam thì như thế nào? Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Nêu được sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam Á. - Lí giải được trong khi giai cấp phong kiến trở thành công cụ, tay sai cho chủ nghĩa thực dân thì giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa, mặt dù còn non yếu, đã tổ chức, lãnh đạo các phong trào đấu tranh. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày một trưởng thành, từng bước vươn lên nắm giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt GV: Giới thiệu khái quát về khu vực ĐNÁ (vị trí địa lý, tầm quan trọng chiến lược, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử nền văn minh lâu đời .) ?: Qua phần giới thiệu, em có n/xét gì về vị trí địa lý các quốc gia ĐNÁ ? ?: Tại sao các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của các nước TB phương Tây? ?: Các nước TB phương Tây hoàn thành xâm lược ĐNÁ như thế nào ? GV: cho HS lên bảng chỉ bản đồ các nước Đông Nam Á đã bị TB phương Tây xâm chiếm . * Thảo luận nhóm : ?: Tại sao các nước Đông Nam Á chỉ có Xiêm (Thái Lan) là giữ được chủ quyền của mình ? ?: Đăc điểm chung nổi bật trong chính sách thuộc địa của TD phương Tây ở Đông Nam Á là gì ? ?:Vì sao nhân dân ĐNÁ tiến hành cuộc đấu tranh chống CNTD ?Mục tiêu chung mà các cuộc đấu tranh đặt ra là gì ? ?: Các phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu ở ĐNA đã diễn ra ntn ? ?:In-đô-nê-xi-a phong trào có đặc điểm gì nổi bật ?. ?: Cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-líp-pin đã diễn ra như thế nào ? ?: Vài nét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam ? ?: Qua các phong trào đó hãy rút ra nét chung nổi bật của phong trào ? ?: Kể tên một vài sự kiện chứng tỏ phối hợp đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước ĐD? - Có vị trí chiến lược quan trọmg, ngã ba đường giao lưu chiến lược từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây - HS: Dựa vào SGK trả lời - Có vị trí chiến lược quan trọmg, ngã ba đường giao lưu chiến lược từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây - HS: Dựa vào SGK trả lời - HS : Chỉ bản đồ Anh chiếm Mã Lai , Miến Điện ; Pháp chiếm DD, Thái Lan trở thành khu vực ảnh hưởng của Anh , Pháp. - Giai cấp thống trị Xiêm có c/sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng >< giữa Anh và Pháp nên giữ được chủ quyền của mình Là nước đệm của Anh và Pháp song thực chất Xiêm bị phụ thuộc chặt chẽ vào Anh, Pháp - Chính trị: cai trị về chính trị, chia rẽ dân tộc,tôn giáo, phá hoại khối đoàn kết dân tộc,đàn áp nhân dân.Kinh tế ; vơ vét bóc lột kinh tế tài nguyên thiên nhiên kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa - HS: Dựa vào SGK nêu các phong trào đấu tranh tiêu biểu của các nước ĐNA => Kết luận : Cuối TK XIX đầu TK XX , cùng với quá trình hoàn thành xâm lược các nước Đông Nam Á làm thuộc địa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ thành một phong trào rộng lớn. có sự đoàn kết phối hợp đấu tranh lẫn nhau . 1.Quá trình xâm lược của CNTD ở các nước Đông Nam Á - Các nước TB phát triển cần thuộc địa, thị trường . - Có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ PK suy yếu -> trở thành miếng mồi béo bở cho các nước TB phương Tây xâm lược . - Chính sách thống trị và bóc lột của CNTD -> >< giữa các thuộc địa ĐNA với TD gay gắt -> các phong trào bùng nổ . - Mục tiêu chung : giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của CNTD . II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc : - In-đô-nê-xi-a phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh với nhiều tầng lớp tham gia: TS, nông dân, công nhân - Phi-líp-pin: nhân dân không ngừng đấu tranh giành độc lập dân tộc . - Cămpuchia - Lào SGK / 65 - Việt Nam: Niên biểu phong trào đấu tranh GPDT của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX. Tên nước Thời gian Phong trào tiêu biểu Thành quả bước đầu In-đô-nê-xi-a 1905 1908 Thành lập Công đoàn xe lửa. Thành lập hội liên hiệp công nhân Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a được thành lập Phi-líp-pin 1896 - 1898 Cách mạng bùng nổ Nước Công hoà Phi-líp-pin ra đời Cam-pu-chia 1863 - 1866 1866 - 1867 Khởi nghĩa ở Ta Keo Khởi nghĩa ở Cra-chê Lào 1901 1901 - 1907 Đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven Gây cho Pháp nhiều tổn thất Việt Nam 1885 - 1896 1884 - 1913 Phong trào Cần Vương. Khởi nghĩa Yên Thế. Gây cho Pháp nhiều tổn thất Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp Miến Điện 1885 Kháng chiến chống thực dân Anh. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học (dạng câu hỏi) - GV giao nhiệm vụ cho HS. h. + Nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? + Nguyên nhân thất bại của phong trào? ( Gợi ý: + Nhận xét: Phong trào phát triển liên tục, rộng khắp. thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Đấu tranh bằng nhiều hình thức nhưng chủ yếu là đấu tranh vũ trang. + Nguyên nhân thất bại: Thực dân phương Tây đang mạnh. Chế độ phong kiến suy yếu không lãnh đạo được phong trào đấu tranh. Phong trào tiếu thiếu tổ chức, đường lối và lực lượng lãnh đạo.) h. Lập bảng niên biểu về phong trào đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống CNTD phương Tây ở giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử* Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vễ sơ đồ tư duy bài học. 4. Hướng dẫn về nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau: " Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ". - Cuộc Duy Tân Minh Trị diễn ra như thế nào ? - Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc như thế nào ?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 8 ba cột bài Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, giáo án chi tiết lịch sử 8 bài Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, giáo án 5 bước lịch sử 8 bài Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, giáo án 5 hoạt động lịch sử 8 Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Giải bài tập những môn khác