Giáo án lịch sử 8: Bài Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..………
TIẾT 42 BÀI 27 KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
I.Mục tiêu
1.Kiến thức: HS trình bày được:
- Một loại hình đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX là phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng mà điển hình là cuộc khởi nghĩa Yên Thế, đó là cuộc khởi nghĩa lâu dài nhất (tồn tại gân 30 năm) thực dân Pháp phải 2 lần hoà hoãn với Hoàng Hoa Thám.
- Trình bày được diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- Phân tích nguyên nhân bùng nổ, và nguyên nhân tồn tại lâu dài của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
2.Tư tưởng:
- Giáo dục cho các em lòng biết ơn những anh hùng dân tộc.
- Nhận thấy rõ khả năng cách mạng to lớn, có hiệu quả của nông dân Việt Nam.
- Sự hạn chế của phong trào nông dân khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc,phong trào nông dân muốn thành công phải có giai cấp tiên tiến trong cách mạng Việt Nam lãnh đạo.
3. Kỹ năng:
- Dùng tư liệu lịch sử và bản đồ miêu tả những sự kiện lịch sử. Đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử.
4- Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác bài học, hình 96 trong SGK. Đưa ra nhận xét về cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh ảnh trong SGK.
- Các tư liệu về sự xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta.
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- Tập thuyết trình trước lớp.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép.
2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép…
IV.Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập.
- Bản đồ khởi nghĩa Yên Thế, tranh ảnh về thủ lĩnh phong trào nông dân Yên Thế và các dân tộc thiểu số chống Pháp.
V.Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ.
* Tại sao nói : Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biẻu nhất trong phong trào Cần vương ? ( Thời gian, mục đích , chiến công )
* Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến vũ trang chống Pháp cuối TK. XIX ?
3. Dạy bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.
h. Sau cuộc khởi nghĩa Hương Khê thì phong trào kháng chiến chống Pháp nổ ntn?
h. Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có qui mô, thời gian như thế nào?
HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.
HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi.
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.
GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.
Yên Thế ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang, địa hình hiểm trở, dân cư đa số là dân ngụ cư. Khi thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng cướp đất của dân, để bảo vệ cuộc sống họ vùng lên đấu tranh. Muốn biết họ đấu tranh như thế nào ta vào bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - Một loại hình đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX là phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng mà điển hình là cuộc khởi nghĩa Yên Thế, đó là cuộc khởi nghĩa lâu dài nhất (tồn tại gân 30 năm) thực dân Pháp phải 2 lần hoà hoãn với Hoàng Hoa Thám.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
GV:Hướng dẫn HS xem bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỷ XIX, xác định vị trí Yên Thế và lược đồ khởi nghĩa Yên Thế .
?: Em cho biết về căn cứ Yên Thế ?
?: Dân cư Yên Thế có đặc điểm gì ?
GV: Giải thích thêm : TD Pháp cướp vùng đất Yên Thế lập đồn điền , giới thiệu H.97 ( Hoàng Hoa Thám )
?: Em hãy trình bầy diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
GV: Giải thích thêm :
- Tháng 10-1894 Hoàng Hoa thám bắt đượoc con tin là điền chủ Set-nay, TD pháp buộc phải hoà hoãn lần thứ nhất .
- Cuộc đình chiến lần 2 (12-1897) vì Pháp nhiều lần tiến hành bao vây tiêu diệt căn cứ không được , buộc chúng phải hoà hoãn lần thứ hai
?: Em có nhận xét gì về cách đánh thông minh và sáng tạo của Đề Thám ?
?: Thời gian đình chiến từ 1898 đến 1908 nh/vụ chủ yếu của nghĩa quân là gì ?
?: Diễn biến giai đoạn 4 của cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra như thế nào ?
• THẢO LUẬN NHÓM :
?: Tại sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại gần 30 năm ? HS thảo luận nhóm sau đó trình bầy
GV: Tổng kết .
?: Em hãy nêu đặc điểm những cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX ?
?: Em hãy nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX ?
GV: hướng dẫn HS trả lời theo SGK / 133
Minh hoạ thêm : Cuộc khởi nghĩa Trương Định, đồng bào Khơ-me , Xtiêng,Mơ-nông cùng người Kinh đánh Pháp . Trương Quyền liên kết với Pu-com-po (Căm-pu-chia ) đánh Pháp .
?: Phong trào của đồng bào miền núi có tác dụng như thế nào ?
- Cuối thế kỷ XIX kinh tế triều Nguyễn sa sút , nhiều nông dân đồng bằng bắc kỳ phải rời quê hưng lên miền núi Yên Thế kiếm ăn họ lập làng và tổ chức sản xuất . Khi TD Pháp mở rộng chiếm đất đai của dân , để bảo vệ cuộc sống của mình , họ phải vùng lên đấu tranh
- Cuộc khởi nghĩa chia làm 4 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1:(1884-1892 ) nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, không có sự thống nhất, Đề Nắm lãnh đạo
+ Giai đoạn 2: (1893-1897 ) nghiã quân vừa chiến đấu vừa gây dựng cơ sở, lực lượng còn quá chênh lệch, Hoàng Hoa Thám tìm cách giảng hoà với Pháp
-> Cách bắt con tin buộc TD Pháp phải chấp nhận rút quân khỏi Yên Thế , Đề Thám được cai quản 4 tổng Nhã Nam.Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng .
-> Tranh thủ thời gian hoà hoãn, nghĩa quân khai khẩn đồn điền Phồn Xương , tích luỹ lương thực xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu . Phan Bội Châu , Phan Chu Trinh tìm gặp Hoàng Hoa Thám để liên kết .
- Sau vụ đầu độc binh lính Pháp tại Hà Nội , chúng phát hiện có sự dính líu của nghĩa quân Yên Thế . Chúng tập trung lực lượng liến tiếp tổ chức bao vây và truy đuổi nghĩa quân, lực lượng nghia xquân hao mòn .10-02-1913 Đề Thám hi sinh , phong trào tan rã .
- Phong trào phần nào đã kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ (ruộng đất) cho dân .
- Nổ ra muộn hơn đồng bằng , vì TD Pháp bình định muộn hơn . Phong trào kéo dài hơn .
-> Phong trào nổ ra kịp thời mạnh mẽ, duy trì lâu dài. Làm chậm quá trình xâm lược của TD Pháp I. Khởi nghĩa Yên Thế
( 1884 – 1913 )
1. Căn cứ:
- Yên Thế nằm ở phía Tây bắc tỉnh Bắc Giang .
- Địa hình hiểm trở
2. Dân cư :
- Đa số là dân ngụ cư
- Nông dân Yên Thế 2 lần bị mất đất, họ căm thù thực dân Pháp
-> Nguyên nhân bùng nổ chủ yếu của cuộc khởi nghĩa
3. Diễn biến :
* Chia 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 : ( 1884-1892 ) do Đề Nắm lãnh đạo .
- Giai đoạn 2: ( 1893 -– 1897 ) Đề Thám lãnh đạo 2 lần đình chiến với Pháp :
+ Lần 1 : 10 -1894
+ Lần 2 : 12 – 1897
- Giai đoạn 3 : ( 1898 – 1908 )
+ Xây dựng đồn điền Phồn Xương . Chuẩn bị lương thực .
+ Xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu .
+ Liên hệ với một số nhà yêu nước .
- Giai đoạn 4 : ( 1909 – 1913 )
+ Pháp tập trung lực lượng , liên tiếp càn quét và tấn côngYên Thế
+ 10 -02-1913, Đề Thám hy sinh, phong trào tan rã .
4. Nguyên nhân tồn tại lâu dài của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
- Phong trào phần nào đã kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ (ruộng đất ) cho dân .
II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi :
1. Đặc điểm :
- Phong trào nổ muộn hơn ở đông bằng .
- Kéo dài hơn
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu :
+ Nam Kỳ :
+ Trung kỳ
+TâyNguyên: SGK/133
+ Tây Bắc :
+ Đông Bắc :
3. Tác dụng :
- Phong trào nổ ra kịp thời mạnh mẽ , lâu dài , ngăn chặn quá trình xâm lược của Pháp
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( câu hỏi)
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
h. Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của phong trào Cần Vương với phong trào nông dân Yên Thế ?
*Giống nhau: Mục đích: giải phóng dân tộc.
Hình thức: khởi nghĩa vũ trang
* Khác nhau:
Loại hình phong trào Mục tiêu Lãnh đạo Địa bàn Thời gian
Cần Vương Khôi phục chế độ phong kiến Văn thân sĩ phu yêu nước Một địa phương nhất định 1885-1895
Phong trào tự vệ vũ trang của quần chúng Đánh giặc giành lại cơm áo no ấm Nông dân,tù trưởng miền núi Hoạt động rộng nhiều tỉnh Cuối TK XIX đầu TK XX
* Khởi nghĩa Yên Thế khác với khởi nghĩa cùng thời ở điểm nào ?
- Tồn tại lâu dài hơn. Lãnh đạo là nông dân. Chiến thuật đánh du kích, đánh vận động, đánh con tin buộc địch phải hoà hoãn.
- Phong trào kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ với khẩu hiệu “giữ ruộng, giữ làng, giữ bản, giữ rừng”.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.
- HS nộp sản phẩm cho GV.
- GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi; Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát vô cùng oanh liệt của nông dân. Ngay khi cả phong trào khác tan rã, phong trào nông dân Yên Thế vẫn tồn tại. Điều đó chứng tỏ khả năng lớn lao nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- GV giao nhiệm vụ về nhà.
+ Học bài theo câu hỏi SGK.
Học bài, làm bài tập, soạn bài “ Lịch sử địa phương” Một số phong trào yêu nước chống
thực dân Pháp ở Quảng Ngãi.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 8 ba cột bài Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX, giáo án chi tiết lịch sử 8 bài Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX, giáo án 5 bước lịch sử 8 bài Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX, giáo án 5 hoạt động lịch sử 8 Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX