Giáo án lịch sử 8: Bài Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn..........................................Ngày dạy............................................ TIẾT 22 BÀI 14 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917) I Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Củng cố và lí giải các kiến thức lịch sử đã học một cách hệ thống . - Trình bày tiến trình lịch sử thế giới cận đại và những nội dung chính của thời kì này. 2. Tư tưởng: - Giao dục tinh thần yêu quí tự do, đấu tranh để giành độc lập. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện tốt hơn kĩ năng học tập về bộ môn lịch sử, chủ yếu là hệ thống hoá ,phân tích sự kiện ,khái quát rút ra kết luận ,lập bảng thống kê. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình trong SGK. Đưa ra nhận xét về những hình ảnh sự kiện lịch sử đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh, ảnh trong SGK. - SGK, SGV Lớp 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Bản thống kê các cuộc CMTS, niên biểu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Lập niên biểu về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động khởi động: (Tạo tình huống học tập) MT: HS nắm được các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. h. Kiểm tra theo câu hỏi ôn tập. MT: HS hiểu được những sự kiện lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917). GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. Câu hỏi: Cho biết những sự kiện chính diễn ra từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917 HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. Để củng cố kiến thức lịch sử đã học một cách hệ thống từ đầu năm học đến giờ ta đi vào nghiên cứu bài Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917). 2. Hoạt động hình thành kiến thức I/ Những sự kiện lịch sử chính: MT: Liệt kê được những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại. GV giao nhiệm vụ HS thảo luận nhóm cho HS. N1,2: Nêu thời gian và kết quả các cuộc CMTS . N3,4: Nêu thời gian và kết quả cuộc Duy tân Minh Trị, công xã Pa ri. N4,5: Nêu thời gian và kết quả cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng tháng 10 Nga. GV: (Dùng bảng thống kê trống đã chuẩn bị sẵn treo lên bảng chính) - HS trao đổi, thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập dưới sự hổ trợ, hướng dẫn của GV. - GV yêu cầu một thành viên trong nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, góp ý. - GV nhận xét, đánh giá qua sản phẩm của HS, hướng dẫn hoàn thiện, chính xác hóa kiến thức và chốt các ý chính hoàn thành bảng thống kê. Bảng thống kê lịch sử thế giới cận đại ( Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917 ). THỜI GIAN SỰ KIỆN KẾT QUẢ 8 / 1566 Cách mạng Hà Lan Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban nha 1640 - 1688 CMTSAnh Lật đổ chế độ phong kiến ,mở đường cho CNTB phát triễn. 1775 CTGĐL13 thuộc địa Anh ở BM Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa .Thành lập hợp chủng quốc Mĩ (USA). 1789 - 1794. Cách mạng tư sản Pháp. Phá bỏ tận gốc chế độ phong kiến ,mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ,ảnh hưởng sâu rộng trên toàn TG. 1868 Minh Trị Duy tân Đưa Nhật chuyển sang chủ nghĩa tư bản và chuyển nhanh sang chủ nghĩa đế quốc. 1871 Công xã Pa-ri Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản. 1911 Cách mạng Tân Hợi Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến ở Trung Quốc .Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. 1914 - 1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất. Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa .Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh. 10/ 1917 Cách mạng tháng Mười Nga. Là cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới.Mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại. II/ Những nội dung chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt GV: yêu cầu Hs kẻ bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại vào vở ( bảng 3 cột : niên đại, sự kiện chính, kết quả ý nghĩa ) và điền các sự kiện . * Chú ý : Mỗi sự kiện chỉ nêu những sự kiện chính, không cần chi tiết, cần nêu được kết quả, ý nghĩa chủ yếu của sự kiện đó . GV : sử dụng bảng thống kê những kiện chính của lịch sử thế giới Cận đại để bổ sung, hoàn thiện lập bảng thống kê của HS. ?: Qua những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới Cận đại, em hãy rút ra 5 nội dung chính của lịch sử thế giới Cận đại ? ?: Qua các cuộc c/m TS , em thấy mục tiêu mà các cuộc c/m TS đặt ra là gì ? Nó có đạt đựoc không ? ?: Hình thức tiến hành các cuộc c/m TS mỗi nước khác nhau song các cuộc c/m TS bùng nổ đều có chung một nguyên nhân . Đó là nguyên nhân nào ? ?: Biểu hiện nào là biểu hện quan trọng nhất chứng tỏ sự phát triển của CNTB ? ?: Vì sao phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ ? ?: Các phong trào đấu tranh của công nhân quốc tế chia làm mấy giai đoạn ? Đặc điểm của từng giai đoạn? ?: Vì sao phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục ? ?: Nêu các phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu ở các châu lục ? ?: Kể tên những thành tựu KHKT, văn học nghệ thuật mà nhân loại đạt được ở thời Cận đại ? Những thành tựu đó tác động như thế nào đến đời sống xã hội loài người ? ?: Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp đưa đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ? + Chiến tranh diễn ra mấy giai đoạn ? Những sự kện chủ yếu của từng giai đoạn ? +Hậu quả mà cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại cho nhân loại là gì ? +T/chất của cuộc chiến tranh phản ánh điều gì ? - HS:kẻ bảng,điền sự kiện dưới sự hướng dẫn của GV - HS trả lời theo sự chuẩn bị ở nhà - Sự kìm hãm của chế độ PK đã lỗi thời với nền sản xuất TBCN đang ngày càng phát triển mạnh mẽ mà trực tiếp được phản ánh qua >< giữa chế độ PK với g/c TS và các tầng lớp nhân dân ). - Sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp TBCN đưa tới sự hình thành các tổ chức độc quyền, góp phần quan trọng biến CNTB từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền ( còn gọi là CNĐQ ). - Sự phát triển mạnh mẽ của CNTB gắn liền với chính sách tăng cường bóc lột, đàn áp g/c công nhân và nhân dân lao động -> Kết quả tất yếu là công nhân và nhân dân đấu tranh chống CNTB , đòi các quyền tự do, dân chủ, đòi cải thiện đời sống … - Chia thành 2 giai đoạn : + Cuối TK XVIII đầu TK XX: phong trào phát triển lên một bước mới, đấu tranh còn mang tính tự phát chưa có tổ chức: đập phá máy móc, đốt công xưởng… vì mục đích kinh tế, cải thiện đời sống … + Từ giữa TK XIX đầu TK XX: phong trào phát triển mang t/chất quy mô, có sự đoàn kết, ý thức giác ngộ của phong trào công nhân đã trưởng thành đấu tranh không vì mục đích kinh tế mà còn vì mục tiêu chính trị, đòi thành lập các tổ chức công đoàn … - Dựa vào SGK nêu . - Dựa vào SGK nêu . - Dựa vào SGK nêu . I. Những sự kiện lịch sử chính : 1. C/mạng TS và sự phát triển của CNTB . 2. Sự xâm lược thuộc địa của CNTB được đẩy mạnh . 3. Phong trào công nhân QT bùng nổ mạnh mẽ . 4. Khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật của nhân loại đạt được những thành tựu vượt bậc 5. Sự phát triển không đều của CNĐQ -> chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ . II Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới Cận đại . 1. C/mạng TS và sự phát triển của CNTB : - Lật đổ chế độ PK - Mở đường cho CNTB phát triển - CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới 2. Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ : * Chia làm 2 giai đoạn + Cuối TK XVIII đầu TK XIX : phong trào phát triển lên một bước mới, đấu tranh còn mang tính tự phát chưa có tổ chức: đập phá máy móc, đốt công xưởng… vì mục đích kinh tế, cải thiện đời sống … + Từ giữa TK XIX đầu TK XX, phong trào phát triển mang t/chất quy mô, có sự đoàn kết, ý thức giác ngộ của phong trào công nhân đã trưởng thành đấu tranh không vì mục đích kinh tế mà còn vì mục tiêu chính trị, đòi thành lập các tổ chức công đoàn … 3.Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục : - Sự phát triển của CNTB -> cuộc chiến tranh xâm lược á , Phi, Mỹ la tinh được đẩy mạnh vì mục tiêu thuộc địa và thị trường. - Sự thống trị và bóc lột của CNTD phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh . 4. Khoa học, kỹ thuật, VHNT của nhân loại đạt được những thành tựu vượt bậc. 5. Sự phát triển không đều của -> CNTB chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - GV giao nhiệm vụ cho HS. h. Các câu hỏi trong khi ôn tập. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Em hãy nêu 5 sự kiện tiêu biểu lịch sử thế giới cận đại - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. + Cách mạng Hà Lan: mở đầu lịch sử thế giới cận đại. + Cách mạng tư sản Pháp: cuộc CMTS triệt để. + Phong trào công nhân: cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản. + Sự ra đời của chủ nghĩa Mác: vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới. + Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự thắng lợi của CM tháng 10 Nga 1917: mở ra một thời kì mới thời kì lịch thế giới hiện đại. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi trong sách sau phần học . 4. Hướng dẫn về nhà Về nhà tự làm bài tập thực hành, chuẩn bị trước bài "Cách mạng tháng Mười Nga1917 và công cuộc xây dựng cách mạng XH ở Liên Xô (1921-1941) + Hai cuộc CM ở nước Nga năm 1917. - Tình hình nước Nga trước CM ntn? - CM Tháng 2 năm 1917 diễn ra ra sao?

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 8 ba cột bài Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), giáo án chi tiết lịch sử 8 bài Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), giáo án 5 bước lịch sử 8 bài Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (tiếp), giáo án 5 hoạt động lịch sử 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Giải bài tập những môn khác