Giáo án lịch sử 8: Bài Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..……… TIẾT 29 BÀI 20 PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918-1939) I-Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS cần nêu được: - Những nét lớn của phong trào giải phóng dân tộc của châu Á trong những năm 1918-1939. - Trình bày cách mạng Trung Quốc và phong trào giải phóng dân tộc của châu Á trong thời kì này, diễn biến của phong trào, sự tham gia của giai cấp công nhân vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, sự thành lập các Đảng cộng sản ( Trung Quốc, Ấn Độ …) 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng nhận thức về tính chất tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ,chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành độc lập dân tộc . 3. Kĩ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 72 trong SGK. Đưa ra nhận xét về những nhân vật đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK. - Các tư liệu về phong trào độc lập dân tộc ở các nước Châu Á trong những năm 1918-1939. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan phong trào độc lập dân tộc ở các nước Châu Á trong những năm 1918-1939. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Phương tiện dạy học: - SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Tranh ảnh có liên quan phong trào độc lập dân tộc ở các nước Châu Á trong những năm 1918-1939. V.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : * Trình bày những nét nổi bật của nước Nhật trong những năm 1929 – 1939: a) Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Nhật : … b) Nhật Bản đi theo con đường phát xít hoá như thế nào ? ………………… * Hãy so sánh tình hình Nhật Bản với nước Mỹ trong những năm 1918 -1929 : - Hoàn cảnh lịch sử : …………………………………………………………… - Tốc độ tăng trưỏng kinh tế : ………………………………………………… - Tình hình chính trị – xã hội : ………………………………………………… * Nhật Bản có chính sách đối nội , đối ngoại như thế nào để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ?. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. h. Những nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở các nước Châu Á. h. Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc đã nói lên điều gì? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới. - Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến và đã mở ra thời kì phát triển mới của phong trào cách mạng châu Á. Để hiểu chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học 20 hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Những nét lớn của phong trào giải phóng dân tộc của châu Á trong những năm 1918-1939. - Trình bày cách mạng Trung Quốc và phong trào giải phóng dân tộc của châu Á trong thời kì này, diễn biến của phong trào, sự tham gia của giai cấp công nhân vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, sự thành lập các Đảng cộng sản ( Trung Quốc, Ấn Độ …) Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ?: Em cho biết hoàn cảnh mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á ? ?: Em hãy trình bày diễn biến phong trào độc lập dân tộc ở châu Á ? ?: Cách mạng Trung Quốc có gì mới ? GV: giải thích vì sao gọi là phong trào Ngũ tứ : 4-5-1919 mở đầu thời kì cách mạng dân chủ mới ở TQ do đảng Cộng sản lãnh đạo . ?: Cách mạng Mông Cổ có gì mới ? ?: Phong trào c/m Đông Nam á phát triển ra sao ? ?: Phong trào cách mạng Ấn Độ ? ?: Phong trào cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ ra sao ? ?: Phong trào cách mạng Việt Nam như thế nào ? • THẢO LUẬN NHÓM : ?: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu á có đặc điểm riêng gì ? GV: Kết luận : Phong trào độc lập dân tộc châu Á phát triển mạnh, với những đặc điểm riêng : + Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ , Thổ Nhĩ Kỳ dùng phương pháp cách mạng bạo lực . + Ấn Độ kết hợp đấu tranh bạo lực và ôn hoà . ->Tuy vậy, phong trào các nước đều có mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc ?: Em hãy nêu kết quả và đồng thời là nét mới của phong trào giải phóng dân tộc châu Á ? ?: Phong trào c/mạng Trung Quốc phát triển ntn trong những năm 1926 – 1927 ? GV : Giải thích thêm : - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất , các nước đế quốc tăng cường áp bức bóc lột nhân dân Trung Quốc & xúi giục bọn quân phiệt gây nội chiến ở liêu ninh, Nhiệt Hà, Hà Bắc , Sơn Đông , Giang Tô. Cho nên yêu cầu cấp bách của c/mạng là phải tiêu diệt bọn quân phiệt . ?: Trong những năm 1927 – 1937 cách mạng TQ phát triển như thế nào ? ?: Năm 1937 trước nguy cơ xâm lược của Nhật bản, cách mạng Trung Quốc phát triển như thế nào? - Ảnh hưởng của cách mạng – 10 Nga. Chiến tranh TG.I kết thúc, nhân dân các nước thuộc địa rất cực khổ, họ vùng dậy đấu tranh với khí thế mới - HS trình bầy theo SGK - C/mạng ở Mông Cổ giành thắng lợi (1921– 1924) . Nước cộng hoà nhân dân Mông Cổ thành lập . - Phong trào lan rộng khắp các nước - Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân và khởi nghĩa vũ trang của nông dân nổ ra chống TD Anh. Dưới dự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, lãnh tụ Ma-hát-ma Gan-đi, đông đảo nhân dân Ấn Độ đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng Anh, phát triển kinh tế dân tộc - Chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ thắng lợi(1919 –1922).Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ ra đời - Phong trào c/m VN phát triển mạnh toàn quốc. - Dựa vào SGK nêu kết quả. - Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân chống bọn quân phiệt và tay sai của đế quốc - Nhân dân Trung Quốc tiến hành chiên tranh chống nền thống trị của Tưởng Giới Thạch, đại diện cho quyền lợi của PK quân phiệt, tư sản và đế quốc ở Trung Quốc - Tháng 7 – 1937 Trung Quốc phát động chiến tranh chống Nhật . Đảng Cộng sản chủ động yêu cầu “ Quốc - Cộng hợp tác để chống Nhật 1.Những nét chung : a) Nguyên nhân : - Ảnh hưởng c/mạng tháng 10 Nga . - Nhân dân thuộc địa cực khổ ,do các nước chính quốc tăng cường bóc lột thuộc địa để hồi phục kinh tế . b) Diễn biến : - Ph/trào phát triển mạnh khắp châu Á. - Điển hình Trung Quốc , Ấn độ,Việt Nam, In-đô-nê-xi-a. * Kết quả : - Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo . Công, nông là nòng cốt của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. - Đảng cộng sản các nước ra đời: In-đô-nê-xi-a , Việt Nam, Ấn Độ , Trung Quốc . 2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939 - Tiến hành tiêu diệt bọn quân phiệt ở phía bắc ( Bắc phạt ). - 1927 – 1937 nhân dân Trung Quốc tiến hành chiến tranh c/m chống tập đoàn thống trị Tưởng Giới Thạch . - Tháng 7 – 1927 Quốc - Cộng hợp tác được tiến hành để chống Nhật . HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng bài tập) Lập bản niên biểu lịch sử Trung Quốc từ 1919-1939 theo mẫu sau: THỜI GIAN NỘI DUNG SỰ KIỆN 4-5-1919 7-1921 1926-1927 1927-1937 7-1937 - GV giao nhiệm vụ cho HS. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Trong thời kì 1927-1937, cách mạng Trung Quốc có những đặc điểm gì nổi bật? - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Trong thời kì 1927-1937, cách mạng Trung Quốc vẫn phát triển không ngừng, rộng khắp toàn quốc. Đặc điểm của thời kỳ này là diễn ra cuộc nội chiến cách mạng của nhân dân Trung Quốc nhằm lật đổ nền thống trị phản độngcủa tập đoàn Quốc dân Đảng do Tưởng Giơí Thạch Đứng đầu. Đảng cộng sản Trung Quốc từng bước trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng trải qua những cuộc đấu tranh gian khổ. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK + Làm bài tập trong sách thực hành. Hoàn thành tiếp bảng thống kê vào vở. Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau "Phong trào độc lập dân tộc châu Á - Phần mục II " + Tình hình chung các nước Châu Á như thế nào? + Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 8 ba cột bài Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939), giáo án chi tiết lịch sử 8 bài Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939), giáo án 5 bước lịch sử 8 bài Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939), giáo án 5 hoạt động lịch sử 8 Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)

Giải bài tập những môn khác