Giáo án VNEN bài Lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi (T4)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi (T4)

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 17: LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT VÀ SỰ NỔI  (T4)

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác – si – mét.

- Nêu được đặc điểm của lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật ở trong chất lỏng.

- Nêu được điều kiện khi nào vật chìm, nổi và lơ lửng ở trong lòng chất lỏng.

  1. Kĩ năng

- Có kĩ năng làm thí nghiệm đo được độ lớn của lực đẩy Ác – si – mét.

- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác – si – mét.

- Vận dụng giải thích được một số hiện tượng liên quan đến lực đẩy, sự nổi trong thực tiễn đời sống.

  1. Thái độ

- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý ; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.

- Phẩm chất : Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II- TRỌNG TÂM

- Lực đẩy Ác-si-mét của vật nhúng trong chất lỏng

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

- Chậu đựng nước, khăn lau bàn. lực kế, Cốc nhựa, giá đỡ, quả nặng,

- Bảng kết quả thí nghiệm Bảng 17.1; Bảng 17.2

- Lực kế, giá đỡ, quả nặng, bình chia độ, nước muối, nước thường...

  1. Học sinh

- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

2.4. Vật ở trong lòng chất lỏng

Hoạt động của GV – HS

Nội  dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Tiến hành làm thí nghiệm: Thả một chiếc đinh và một miếng gỗ nhỏ vào cốc nước. Yêu cầu HS quan sát. Hiện tượng gì xảy ra?

HS: Quan sát hiện tượng xảy ra

A. Hoạt động khởi động

Đinh chìm miếng gỗ nổi

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân trả lời 2 ý trong SHD/114.

HS: Hoạt động cá nhân. Một HS lên bảng trình bày.

GV: Chỉnh sửa, thông báo đáp án đúng.

Sản phẩm:

 
 

P > F­A: Vật chuyển động xuống dưới

 
 

( Vật sẽ chìm xuống).

 
   

 

 


P = FA: Vật đứng yên lơ lửng trong chất lỏng

(Vật sẽ lơ lửng).

 

           
     
       
   
 
 

 


 
 

P < FA: Vật chuyển động lên trên.

(Vật sẽ nổi lên).

B. Hoạt động hình thành kiến thức

4. Vật đang ở trong lòng chất lỏng

- Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy ác si mét, trọng lực P có phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống, lực đẩy ác si met hướng từ dưới lên

5. Vật đang nổi trên bề mặt chất lỏng:

- Vật đang nổi trên bề mặt chất lỏng chịu tác dụng của những lực:

+ Trọng lực P và lực đẩy Ác Si Mét FA

+ So sánh: Fcủa vật nổi  > Fcủa vật chìm.

6. Ghi nhớ

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm câu hỏi: Tại sao hòn bi thép có khối lượng nhỏ hơn con tàu lại chìm khi thả vào nước, còn con tàu lại nổi?

HS: Đại diện HS lên trình bày.

GV: Thông báo đáp án đúng

C. Hoạt động luyện tập

Hòn bi bằng thép có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên bị chìm (dT > dnc ).

  Tàu làm bằng thép nhưng người ta thiết kế sao cho tàu có khoảng trống, trọng lượng riêng của cả con tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước (dtàu < dnc). Vì vậy tàu nổi trên mặt nước.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm câu 1.

HS: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.

Sản phẩm: Vật nổi trên mặt nước như hình 17.4 gồm quả cầu kim loại gắn chặt với khối gỗ nếu lật úp miếng gỗ cho quả cầu nằm trong nước thì mực nước có thay đổi vì dv.V > dl.V <=> dv > d

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thành câu 1, 3 (SHDH)

- Sản phẩm nộp vào tiết sau.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án vật lý 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 8, giáo án khoa học tự nhiên 8 môn lí, giáo án VNEN lí 8, giáo án chi tiết bài 17: Lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 8

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác