Giáo án VNEN bài Áp suất (T4)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Áp suất (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Áp suất (T4)

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 16: ÁP SUẤT (T4)

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nêu được tác dụng, định nghĩa của áp lực lên mặt bị ép và những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng này.

- Nêu được những hiện tượng chứng tỏ: sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng lên thành bình chứa chất lỏng, chất khí cũng như lên vật ở trong lòng chất lỏng.

  1. Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tế.

- Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm.

  1. Thái độ

- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.

  1. Năng lực, phẩm chất.

- Năng lực chung: Năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý ; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II- TRỌNG TÂM

- Tác dụng của áp lực. Áp suất

- Công thức tính áp suất

- Áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

- Sách hướng dẫn học môn KHTN.

- Bộ thí nghiệm kiểm tra H16.2, 3, 4 lực tác dụng của chất ở mỗi trạng thái.

  1. Học sinh

 - Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội  dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Giới thiệu số tiết của bàI- Tổ chức cho HS quan sát mô hình của máy nén thủy lực.

HS: Thảo luận nhóm nêu nguyên tắc làm việc của máy nén thủy lực.

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân, nhóm.

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV tổ chức cho HS dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán như hình 16.8

HS: Nêu dự đoán và tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm

 

 

GV: Tổ chức cho HS rút ra kết luận về độ cao các mặt thoáng chất lỏng đứng yên trong các nhánh.

 

GV: Thông báo cho HS về nguyên lý Pa- xcan. Cho HS quan sát hình 16.9 về cấu tạo của máy thủy lực.

GV hướng dẫn chứng minh công thức:

               

HS: Ghi nhanh vào vở.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

4. Áp suất chất lỏng

b) Bình thông nhau:

* Cấu tạo: Là bình có 2 hay nhiều ống được thông đáy với nhau

* Ứng dụng:

*Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.

c) Máy thủy lực

* Cấu tạo: Bộ phận chính gồm hai ống hình trụ tiết diện s và S khác nhau, thông đáy với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pít tông.

* Nguyên tắc hoạt động:

Khi tác dụng một lực f lên pitông nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất p = f/s. áp suất này được truyền đi nguyên vẹn tới pitông lớn có diện tích S và gây nên lực nâng F lên pitông này:

* Công thức

 

* Ứng dụng:

- Kích thủy lực, máy ép cọc thủy lực, máy ép nhựa thủy lực

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân làm bài tập 5

HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.

GV: Chốt đáp án

C. Hoạt động luyện tập

Ấm bên trái sẽ đựng được nhiều nước hơn, vì ấm được coi như là bình thông nhau, với cùng một loại chất lỏng, ấm nào có vòi cao hơn sẽ đựng được nhiều nước hơn.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu 1 SHD/110

HS: Hoạt động cá nhân. Một HS lên bảng trình bày. HS khác nhận xét

GV: Chốt đáp án đúng.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV: Yêu cầu HS về nhà chế tạo ra dụng cụ kiểm tra mặt phẳng nằm ngang.

Sản phẩm: Nộp vào tiết sau

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án vật lý 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 8, giáo án khoa học tự nhiên 8 môn lí, giáo án VNEN lí 8, giáo án chi tiết bài 16: Áp suất, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 8

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác