Giáo án VNEN bài Công cơ học - Công suất (T3)
Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Công cơ học - Công suất (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 19: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG (T3)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.
- Kĩ năng
- Vận dụng định luật về công để giải thích mối quan hệ giữa lực và đường đi khi sử dụng máy cơ đơn giản.
- Thái độ
- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật,nguyên lý vật lý; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II- TRỌNG TÂM
- Định luật về công
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Dụng cụ thí nghiệm mỗi nhóm có : 1 giá đỡ, 1 ròng rọc động, 1 quả nặng, 1 lực kế, 1 thước thẳng.
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
2.3. Luyện tập
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân câu 2. HS – HS: Kiểm tra chéo. GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm
|
C. Hoạt động luyện tập 2. a) Khi kéo vật bằng ròng rọc động thì lực kéo chỉ bằng nửa trọng lượng F = P = 180 ( N) A = F.s =180.10 = 1800(N) b) Do có ma sát nên công của người công nhân đó là: A = 200. 10 = 2000 N |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập sau:
Bài tập: Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng 1 vật lên cao 7 m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N Hỏi người công nhân đó đã thực hiện 1 công bằng bao nhiêu?
HS: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.
Sản phẩm: Kéo một vật lên cao nhờ một ròng rọc động thì được lợi 2 lần về lực, nhưng lại thiệt 2 lần về đường đi.
Vật được nâng lên cao 7m thì đầu dây tự do phải kéo đi một đoạn bằng 14m.
Công do người công nhân thực hiện là:
A = F.s = 160.14 = 2240J.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thành bài tập:
Người ta dùng 1 mặt phẳng nghiêng để kéo 1 vật có khối lượng lên cao 2m
- a) Nếu không có lực ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng?
- b) Thực tế có ma sát và lực kéo vật là 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án vật lý 8