Giáo án ngữ văn 10 bài: Trình bày một vấn đề

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trình bày một vấn đề. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: ………………………………… ………………………………… Tuần 14 – Tiết 40: TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : a/ Nhận biết: Nhận biết khái niệm về trình bày một vấn đề b/ Thông hiểu: Hiểu và trình bày một vấn đề phù hợp, hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể c/ Vận dụng thấp: Nhận diện được cách trình bày một vấn đề d/ Vận dụng cao: Trinh bày một vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo 2. Kĩ năng : a/ Biết làm: bài đọc hiểu liên quan đến tiếng Việt b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt trong trình bày một vấn đề 3.Thái độ : a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày một vấn đề c/ Hình thành nhân cách: - Có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị trong sáng của Tiếng Việt - Biết phê phán những người làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt II. Trọng tâm 1. Về kiến thức: Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề, có thể trình bày một vấn đề trước tập thể. 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu, trình bày một vấn đề. 3. Thái độ, phẩm chất: - Thái độ: Rèn luyện tính tự tin, chủ động trong học tập cũng như trong cuộc sống. - Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm... 4. Phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: Năng lực tự học, hợp tác: Hình thành năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu các văn bản văn học khác. III. Chuẩn bị GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học Bước 1: Ổn định tổ chức lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài trên lớp Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Khởi động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv cho Hs xem đoạn video về một bài tham luận của Hs về vấn đề kinh nghiệm học tốt môn văn trong buổi đại hội lớp. Em hãy cho biết bài tham luận gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nhận xét về cách trình bày bản tham luận ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời câu hỏi Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức: Gv dẫn dắt: Việc trình bày một vấn đề rất phổ biến trong cuộc sống, nó có ý nghĩa như thế nào, cần chuẩn bị những gì để vệc trình bày hiệu quả.. ..Chúng ta sẽ trả lời được những câu hỏi đó sau tiết học hôm nay. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Hoạt động 2, 3, 4, 5: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc phần (I) ở SGK. Gv hỏi: Việc trình bày một vấn đề có tầm quan trọng như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời câu hỏi Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Thao tác 2: Tìm hiểu các công việc chuẩn bị: Mục tiêu: Giúp học sinh: + Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề, có thể trình bày một vấn đề trước tập thể. + Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu ,trình bày một vấn đề. - Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. - Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập, làm việc nhóm - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Xác định các cơ sở để chọn vấn đề trình bày? - GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề tài: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người” - Nêu các ý chính mà em định trình bày về đề tài trên? - Vấn đề mà em lựa chọn trong đề tài đó là gì? - Em sẽ nói gì về vấn đề đó? - Từ ví dụ trên, em hãy rút ra cách lập dàn ý cho bài trình bày một vấn đề? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. * VD: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người” a. Quan niệm thế nào là an toàn giao thông? - Không làm ảnh hưởng tới người khác hoặc gián tiếp gây ra tai nạn trong quá trình tham gia giao thông . - Đi đến nơi, về đến chốn. b. Một số bức xúc trong quá trình tham gia giao thông hiện nay. - Số lượng người tham gia giao thông quá đông. - Không phải ai cũng có hiểu biết về yêu cầu tham gia giao thông như nhau (còn phóng nhanh, vượt ẩu, không chấp hành quy định của an toàn giao thông…) - Phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo thông số kĩ thuật. - Người tham gia giao thông không phải lúc nào, ở đâu cũng hiểu về yêu cầu. c. Biện pháp khắc phục:: - Cần có ý thức chấp hành luật giao thông. - Phương tiện tham gia giao thông phải thực sự đảm bảo, đúng quy định. - Mọi người phải tự giác chấp hành luật.. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức: Thao tác 3: Trình bày vấn đề Mục tiêu: Giúp học sinh: + Có thể trình bày một vấn đề trước tập thể. + Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu ,trình bày một vấn đề. - Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. - Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập, làm việc nhóm - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi - Các thủ tục cần thiết khi bắt đầu trình bày? - Để trình bày nội dung chính, chúng ta cần làm những công việc nào? - Các thủ tục khi kết thúc? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời câu hỏi Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc và học phần ghi nhớ - sgk. Thao tác 4: Học sinh luyện tập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành 4 nhóm đọc và làm bài tập. Nhóm 1, 3: Làm bài tập 1 Nhóm 2, 4: Làm bài tập 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS cử đại diện trả lời câu hỏi Các nhóm khác nhận xét GV quan sát hỗ trợ Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv nhận xét, chốt kiến thức I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề: - Trình bày một vấn đề giúp chúng ta bày tỏ rõ ràng, chính xác, sinh động suy nghĩ, nhận thức, tình cảm của mình. - Trình bày một vấn đề giúp chúng ta có khả năng thuyết phục người khác hiểu, cảm thông, đồng tình với mình - Trình bày một vấn đề là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống II. Công việc chuẩn bị: 1. Chọn vấn đề trình bày: - Cơ sở để lựa chọn: + Hiểu biết của bản thân về vấn đề. + Tuổi tác trình độ, nghề nghiệp của người nghe. + Tính hấp dẫn của vấn đề được lựa chọn. 2. Lập dàn ý cho bài trình bày. - Lập dàn ý giúp việc trình bày đúng, đủ, hàm súc, người trình bày được chủ động… - Thao tác cụ thể: + Để làm sáng tỏ vấn đề cần bao nhiêu ý lớn, nhỏ, ý nào là ý trọng tâm? + Sắp xếp các ý theo trình tự nào? + Chuẩn bị câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ… III. Trình bày: 1. Bắt đầu trình bày: - Bước lên diễn đàn. - Chào cử toạ và mọi người. - Tự giới thiệu. - Nêu lí do trình bày. 2. Trình bày nội dung chính: - Nêu nội dung chính sẽ trình bày. - Nêu lần lượt các ý chính, cụ thể hóa các ý đó. - Có chuyển ý, dẫn dắt. - Chú ý xem thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách trình bày. 3. Kết thúc và cảm ơn: - Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính. - Cảm ơn. * Ghi nhớ: (sgk). IV. Luyện tập: 1. Bài 1: - Bắt đầu trình bày: + “Chào các bạn. Tôi rất...” + “Chào các bạn. Cảm ơn...” + “Trước khi bắt đầu...” - Trình bày nội dung chính: “Giờ chúng ta...” - Chuyển qua chủ đề khác: + “Đã xem...” + “Giờ chúng ta...” - Tóm tắt và kết thúc: + “Tôi muốn kết thúc...” + “Giờ tôi muốn kết thúc…” 2. Bài 2: * Lập dàn ý cho bài trình bày về đề tài: Thần tượng của tuổi học trò. - Giải thích khái niệm: thần tượng- những người được tôn sùng, ngưỡng mộ, yêu mến. - Các loại thần tượng của tuổi học trò: ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, bóng đá, các danh nhân,... - Tác động của thần tượng đối với tuổi học trò: + Tích cực: - Làm cho đời sống tinh thần phong phú. - Là tấm gương về đạo đức, tài năng cho các em học tập. + Tiêu cực: - Một số bạn biến mình thành hình bóng của thần tượng. - Mất nhiều thời gian, tiền bạc... - Các biện pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thần tượng đối với tuổi học trò: + Chọn thần tượng đẹp về phẩm chất đạo đức và tài năng thực sự. + Cố gắng nỗ lực học tập các mặt tốt đó ở họ. Hoạt động 3: Luyện tập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành 4 nhóm đọc và làm bài tập. Lập dàn ý cho đề tài: Thời trang và tuổi trẻ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS cử đại diện trả lời câu hỏi Các nhóm khác nhận xét GV quan sát hỗ trợ Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv nhận xét, chốt kiến thức - Chọn vấn đề trình bày: Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ. - Lập dàn ý cho bài trình bày: (1) Trang phục là người bạn đồng hành thủy chung với con người, đặc biệt là người phụ nữ, từ xưa đến nay. - Cơm ăn , áo mặc là nhu cầu thiết yếu của con người. - Trang phục làm đẹp cho con người, đặc biệt là người phụ nữ. - Vẻ đẹp mỗi người -> tăng vẻ đẹp cộng đồng. (2)Trang phục đẹp không thể thay thế đượcvẻ đẹp tính nết, tâm hồn. - “ Cái nết đánh chết cái đẹp” - “ Gặp nhau nhìn quần áo…” - Vẻ đẹp về trang phục là vẻ đẹp bên ngoài, dễ thấy nhưng chóng phai. Vẻ đẹp tâm hồn khó thấy nhưng càng lâu càng đậm… - Cần chú ý vừa đẹp người nhưng lại vừa đẹp nết. (3). Cái đẹp trong trang phục cá nhân phải thống nhất, hài hòa với cái đẹp của cộng đồng. - Cái đẹp không phải là cái lập dị, tách biệt cộng đồng. - Cái đẹp phải hài hòa giữa truyền thống- hiện đại, giữa bên trong – bên ngoài. Hoạt động 4: Vận dụng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giải thích tại sao khi trình bày một vấn đề, người nói cần phải chú ý tới đối tượng (người nghe) ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS cử đại diện trả lời câu hỏi Các nhóm khác nhận xét GV quan sát hỗ trợ Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv nhận xét, chốt kiến thức - Đối tượng chi phối việc lựa chọn nội dung: Những nội dung trình bày phải phù hợp với trình độ nhận thức, tầm đón đợi của người nghe. Việc xác định lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của đối tượng cũng là căn cứ để người trình bày tập trung vào những nội dung thiết thực, phù hợp. - Đối tượng đòi hỏi lựa chọn cách trình bày phù hợp: Nói với đối tượng nào thì cách nói, ứng xử khi nói, ngôn từ, thái độ,… phải phù hợp với đối tượng ấy. - Đối tượng giúp người nói điều chỉnh khi trình bày: Trong khi trình bày, thái độ, phản ứng của đối tượng giúp người nói có thể điều chỉnh để thu hút, tăng sức thuyết phục. Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tại sao cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS cử đại diện trả lời câu hỏi Các nhóm khác nhận xét GV quan sát hỗ trợ Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv nhận xét, chốt kiến thức + Mở đầu: Vấn đề bình đẳng nam nữ; Cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ. + Nội dung : - Trong xã hội Việt Nam hiện nay, hiện tượng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn, nó biểu hiện trong quan hệ xã hội, trong quan hệ gia đình và ngay cả trong nhà trường phổ thông; - Cần phải tôn trọng, đối xử bình đẳng với bạn gái vì: vẻ đẹp của phụ nữ cần được tôn trọng, bảo vệ, bạn gái là phái yếu,…; - Những biểu hiện cụ thể của thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng với bạn gái: lời nói, hành động,…; Việc tôn trọng bạn gái không hề làm giảm đi nam tính, mà ngược lại càng khiến hình ảnh người nam giới thêm đẹp,…; - Cần phê phán những biểu hiện thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử với bạn gái: ngoài xã hội, trong trường học,… + Kết thúc: Khẳng định và kêu gọi mọi người tôn trọng, đối xử bình đẳng với bạn gái; Có thể đưa ra những tình huống đã gặp trong thực tế để thảo luận,… Bước 4: Giao bài và hướng dẫn bài, chuẩn bị bài ở nhà - Hoàn thành các BT - Chuẩn bị: Lập kế hoạch cá nhân.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 10

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài trình bày một vấn đề, giáo án chi tiết trình bày một vấn đề, giáo án theo định hướng phát triển năng lực trình bày một vấn đề, giáo án 4 bước trình bày một vấn đề

Giải bài tập những môn khác