Giáo án ngữ văn 10 bài: Lập kế hoạch cá nhân

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Lập kế hoạch cá nhân. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: ………………………………… ………………………………… Tuần 15 – Tiết 43: LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: a/ Nhận biết: Nhận biết khái niệm về lập kế hoạch cá nhân b/ Thông hiểu: Hiểu về các cách lập kế hoạch cá nhân c/ Vận dụng thấp: Nhận diện được kê hoạch cá nhân d/ Vận dụng cao: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo kế hoạch cá nhân 2. Kĩ năng : a/ Biết làm: bài đọc hiểu liên quan đến tiếng Việt b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt trong lĩnh hội và tạo lập văn bản 3. Thái độ : a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về ngôn ngữ tiếng Việt c/ Hình thành nhân cách: Có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị trong sáng của Tiếng Việt - Biết phê phán những người làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt II. Trọng tâm 1. Về kiến thức: Nắm được yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân. - Biết xác định mục tiêu, định liệu kế hoạch khoa học và viết thành văn bản kế hoạch cá nhân. 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu, lập được bản kế hoạch cá nhân khoa học. 3. Thái độ, phẩm chất: - Thái độ: Có ý thức và thói quen làm việc theo kế hoạch một cách khoa học. - Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm... 4. Phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: Năng lực tự học, hợp tác: Hình thành năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu các văn bản văn học khác. III. Chuẩn bị GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học Bước 1: Ổn định tổ chức lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài trên lớp Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Khởi động Bước 1: GV nêu vấn đề: Bạn dự định sau này sẽ làm gì? Bạn đã đạt ra kế hoạch cho bản thân mình chưa ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ câu trả lời GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời câu hỏi - “Tôi sẽ làm chủ một doanh nghiệp, sẽ làm một diễn giả, muốn thành đạt, muốn cống hiến… ”. - Đã đạt mục tiêu, kế hoạch - Chưa đạt kế hoạch Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv nhận xét, gợi mở và dẫn vào bài mới: Các em thường đưa ra những mơ ước trong tương lai của mình, nhưng đa phần các em lại chưa hề có một kế hoạch rành mạch để hiện thực hóa dự định đó. Các em đang cần kỹ năng lập kế hoạch cá nhân. Vậy kế hoạch cá nhân là gì và cách lập kế hoạch cá nhân như thế nào? Chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Hoạt động 2, 3, 4, 5: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân: - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Nắm được yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân. + Biết xác định mục tiêu, định liệu kế hoạch khoa học và viết thành văn bản kế hoạch cá nhân. - Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. - Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập, làm việc nhóm - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Thế nào là kế hoạch cá nhân? Tác dụng của việc lập kế hoạch cá nhân? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. - Kế hoạch cá nhân là việc trình bày nội dung và phân bố hoạt động thời gian để hoàn thành tốt công việc của cánhân. - Lập kế hoạch cá nhân ta cần hình dung trước các công việc cần làm, phân bố thời gian hợp lý để hoàn thành tốt các công việc, bỏ sót các công việc cầnlàm. - Biết cách và có thói quen lập kế hoạch cá nhân là một thói quen tốt. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cách lập kế hoạch ôn tập môn Ngữ Văn (tập 1) lớp 10: + Nội dung ôn tập. + Cách thức tiến hành. + Địa điểm thực hiện + Thời gian thực hiện. + Mục tiêu cần đạt - Từ nội dung thảo luận, em hãy cho biết thể thức mở đầu của bản kế hoạch cá nhân gồm những gì? Được trình bày ra sao? - Nội dung kế hoạch gồm mấy phần lớn? - Các phần trong bản kế hoạch cá nhân được sắp xếp ntn? - Ngôn ngữ trình bày kế hoạch cần đáp ứng yêu cầu gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. Ví dụ: - Lập kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn chuẩn bị thi học kỳ I. Lập bảng: Nội dung ôn tập Hình thức, cách thức Thờigian Kết quả đạt được GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận làm các bài tập SGK/ tr 153 Nhóm 1, nhóm 2: Bài tập 1, bài tập 3 sgk /tr 153 Nhóm 3, nhóm 4: Bài tập 2 skg/ tr 153 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức I. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân: 1. Kế hoạch cá nhân: Là bản dự kiến cách thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành một công việc nhất định của một người nào đó. 2. Tác dụng: - Giúp hình dung trước các công việc cần làm. - Phân bố thời gian hợp lí. - Tránh bị động, bỏ sót, bỏ quên công việc. -> Tạo phong cách làm việc khoa học, chủ động, hiệu quả. II. Cách lập kế hoạch cá nhân: 1. Thể thức mở đầu: - Tiêu đề. - Họ tên, nơi làm việc, học tập của người viết. * Lưu ý: Khi viết kế hoạch cá nhân cho riêng mình thì không cần nêu tên, nơi làm việc, học tập của mình. 2. Nội dung kế hoạch: - Địa điểm. - Thời gian. - Nội dung công việc cần làm. - Dự kiến kết quả đạt được. 3. Cách thức trình bày: - Theo hệ thống lôgíc, có thể kẻ bảng. - Ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng. III. Luyện tập: 1. Bài 1: - VB có các thông tin: + Nội dung công việc. + Thời gian thực hiện. "tính chất chung chung. - Thiếu: Dự kiến kết quả cần đạt. " Là bản thời gian biểu chứ ko phải là bản kế hoạch cá nhân. 2. Bài 2: * Nội dung công việc: (1) Viết dự thảo báo cáo- dự kiến nội dung: - Kiểm điểm quá trình thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kì qua của chi đoàn: + Những việc đã làm được. + Những mặt yếu kém. - Phương hướng công tác trong nhiệm kì tới. (2) Cách thức tiến hành đại hội: - Thời gian, địa điểm. - Người tổ chức trang hoàng cho đại hội. - Bí thư báo cáo các ưu- nhược điểm trong hoạt động của chi đoàn. - Đề cử, ứng cử ban chấp hành chi đoàn. - Bầu ban kiểm phiếu - Bỏ phiếu. - Văn nghệ. - Kết quả kiểm phiếu. - Bế mạc đại hội. 3. Bài 3: Nội dung công việc Yêu cầu Cách thực hiện Thời gian hoàn thành ... ... ... ... Hoạt động 3: Luyện tập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS lập kế hoạch ôn tập môn Toán (tập 1) lớp 10: + Nội dung ôn tập. + Cách thức tiến hành. + Địa điểm thực hiện + Thời gian thực hiện. + Mục tiêu cần đạt Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức - Lập kế hoạch ôn tập môn Toán chuẩn bị thi học kỳ I. Lập bảng: Nội dung ôn tập Hình thức, cách thức Thờigian Kết quả đạt được Hoạt động 4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ: Khi lập kế hoạch cá nhân chúng ta cần phải chú ý điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức Cần chú ý: - Khi lập kế hoạch cần định hình rõ thời gian, mục tiêu phấn đấu và cần có quyết tâm cao để hoàn thành đúng thời gian, kế hoạch đã định. - Linh hoạt khi thực hiện - Đánh dấu vào việc bản thân đã hoàn thành - Đối chiếu với thực tế và điều chỉnh hợp lí Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo Bước 1: GV giao nhiệm vụ: + Vẽ sơ đồ tư duy bài học Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức - Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap Bước 4: Giao bài và hướng dẫn bài, chuẩn bị bài ở nhà - Hoàn thành bài tập - Soạn: Thơ hai – cư của Ba-sô

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 10

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài lập kế hoạch cá nhân, giáo án chi tiết bài lập kế hoạch cá nhân, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài lập kế hoạch cá nhân, giáo án 4 bước bài lập kế hoạch cá nhân

Giải bài tập những môn khác