Giáo án ngữ văn 10 bài: Hướng dẫn tự học: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - Luyện tập viết đoạn văn tự sự

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hướng dẫn tự học: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - Luyện tập viết đoạn văn tự sự. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 7 – Tiết 20: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ A. MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhận biết: Củng cố vững chắc hơn những kiến thức và kỹ năng đã được học về miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. - Thông hiểu: Thấy rõ được vai trò của việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng trong văn tự sự - Vận dụng thấp : Xác định được đoạn văn tự sự - Vận dụng cao: Viết được các đoạn văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Biết làm: Biết kết hợp giữa miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự . - Thông thạo: Biết cách viết đoạn văn tự sự. 3. Thái độ: - Hình thành thói quen : Nghiêm túc trong hoc tập. - Hình thành nhân cách: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm... II. Trọng tâm: 1.Về kiến thức: - Hiểu được vai trò và tác dụng của các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự - Biết kết hợp giữa miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự . 2. Về kĩ năng: Biết kết hợp giữa miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự . 3. Về thái độ, phẩm chất: - Thái độ: Nghiêm túc trong hoc tập. - Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm... 4. Phát triển năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: + Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, + Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản, + Năng lực sáng tạo, Năng lực tạo lập văn bản, + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống… III. Chuẩn bị: GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học: Bước 1. Ổn định tổ chức lớp: Bước 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh, kiểm tra kết hợp trong giờ dạy Bước 3. Bài mới: Ở lớp 8 các em đã được làm quen với đề: Miêu tả - biểu cảm trong bài văn tự sự. Bài học hôm nay vừa có tính chất hệ thống hoá và nâng cao những kiến thức đã học, vừa hình thành cho các em kiến thức kĩ năng mới, giúp các em biết vận dụng và sáng tạo những điều đã học – > Viết bài. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Khởi động - GV giao nhiệm vụ: Đoạn trích dưới đây có phải là đoạn văn tự sự không ? Tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn bản ? “ Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường…” (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: + Phần văn bản trên là một đoạn văn tự sự vì nó có nhân vật và sự việc + Các yếu tố miêu tả: đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi; khuôn miệng xinh xắn nhai trầu + Các yếu tố biểu cảm: những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt; thơm tho lạ thường. - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Như vậy, trong chương trình Ngữ văn THCS, các em đã được làm quen với phương thức miêu tả và phương thức biểu cảm. Để củng cố vững chắc hơn những kiến thức và kĩ năng đã học, đồng thời, giúp các em vận dụng phương thức biểu cảm và miêu tả để viết bài văn tự sự, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”. + Phần văn bản trên là một đoạn văn tự sự vì nó có nhân vật và sự việc + Các yếu tố miêu tả: đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi; khuôn miệng xinh xắn nhai trầu + Các yếu tố biểu cảm: những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt; thơm tho lạ thường. Hoạt động 2, 3, 4, 5: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. - Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. - Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc nhóm - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu vấn đề: Nhóm 1: Dựa vào kiến thức đã học,em hãy cho biết thế nào là miêu tả ?Thế nào là biểu cảm? Nhóm 2: So sánh miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự với miêu tả và biểu cảm trong văn miêu tả và văn biểu cảm? Nhóm 3: Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời câu hỏi. HS khác: nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sgk/ tr 74 B2: H/s suy nghĩ để trả lời câu hỏi B3: Hs trả lời câu hỏi B4: gv nhậnxét, bổ sung Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. - Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. - Kĩ thuật dạy học: động não, phòng tranh, mảnh ghép. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chia học sinh thành 4 nhóm. Nhóm 1 - 2: Làm bài tập số 1, rút ra kết luận. Nhóm 3 - 4: Làm bài tập số 2, rút ra kết luận. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên. - Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày. - Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự: 1. Miêu tả, biểu cảm: - Miêu tả là dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc người nghe hình dung ra được các đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… - Biểu cảm : Là biểu lộ cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ... của mình trước 1 sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống 2. Miêu tả và tự sự trong văn bản tự sự và trong văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm: . Nếu như miêu tả cho hay, cho rõ là mục đích của bài văn miêu tả. Trong văn tự sự miêu tả chỉ là phương tiện để việc kể chuyện thêm cụ thể, sinh động, lí thú hơn. - Biểu cảm trong văn biểu cảm làm cho bài văn dồi dào cảm xúc thì nó cũng chỉ là phương tiện để biểu hiện, dẫn dắt câu chuyện trong văn tự sự. 3. Căn cứ đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự: - Căn cứ vào sự hấp dẫn của hình ảnh miêu tả để liên tưởng đến những yếu tố bất ngờ. - Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách bày tỏ tư tưởng của tác giả. 4. Miêu tả và biểu cảm trong một đoạn trích Những vì sao của A. Đô-đê: - Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm: - Tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích: + Yếu tố miêu tả mang lại không gian yên tĩnh của một đêm đầy sao với hai người đang thức. + Yếu tố biểu cảm làm nổi rõ vẻ bâng khuâng xao xuyến của chàng trai trước cô chủ nhỏ. -> Yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật và lòng người. II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối vớiviệc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự: 1. Bài tập: (1) Chọn và điền từ: a. Điền từ “liên tưởng” b. Điền từ “quan sát” c. Điền từ “tưởng tượng” (2) Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn không chỉ quan sát đối tượng mà còn phải biết liên tưởng, tưởng tượng mới gây được những cảm xúc. - Ví dụ: Trong đoạn trích ở tác phẩm Những vì sao, tác giả đã liên tưởng chú mục đồng nhà trời khi nhìn cô gái, tới đàn cừu lớn khi ngắm cuộc hành trình của ngàn sao… (3) Trong quá trình tự sự, những cảm xúc rung động được nảy sinh từ sự quan sát tinh tế, sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng và từ những sự vật sự việc khách quan lay động trái tim người kể chứ không phải chỉ từ bên trong trái tim người kể chuyện. 2. Kết luận: - Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn tự sự. Nó giúp cho câu chuyện trở nên sinh động hấp dẫn và có sức truyền cảm. - Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời phải chú ý quan sát, liên tưởng và tưởng tượng. Hoạt động 3: Luyện tập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hs đọc và làm bài tập 1 sgk/ tr 76 Nhóm 1: Câu a Nhóm 2: Câu b Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên. - Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày. III. Luyện tập 1. Bài tập 1 a. Đoạn văn kể lại cuộc chiến đấu giữa Đam Săn với Mtao Mxây trong sử thi Đam Săn là một đoạn văn có sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm. Có thể nói nhờ các yếu tố này mà khung cảnh cũng như diễn biến của cuộc chiến hiện ra cụ thể sinh động tới từng chi tiết trong sự hình dung của người đọc. Các yếu tố miêu tả (những hình ảnh so sánh ví von) và biểu cảm (cảm xúc của các nhân vật cũng như của cộng đồng) đã làm cho cuộc chiến đấu trở nên hoành tráng và dữ dội. Cũng từ đó mà hình ảnh người anh hùng cũng được nâng bổng hơn lên. b. Trong đoạn văn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki, người kể đã "kể chuyện" bằng quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm. Để giúp người đọc hình dung rõ rệt hơn, cảm nhận thích thú hơn vẻ đẹp của mùa thu, nhà văn đã không miêu tả trực tiếp mà tưởng tượng "nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo"; và suy ngẫm "những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch...". Những câu văn ấy cũng là nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu nhưng yếu tố miêu tả và biểu cảm đã mang đến cho chúng ta một cách cảm nhận khác lạ lẫm và lí thú hơn. Hoạt động 4 : Vận dụng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 4 nhóm thực hiện Em rất xúc động khi được gặp lại một người thân sau nhiều ngày xa cách (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,…). Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về cuộc gặp gỡ ấy trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm học sinh tiến hành thảo luận,trả lời câu hỏi. - Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày. Gợi ý: - Kể: + Cuộc gặp gỡ mở đầu, diễn ra, kết thúc ra sao? (thời gian, địa điểm,…) + Nhân vật: gồm những ai? + Lời kể: theo ngôi thứ nhất - “tôi” hoặc “em”. - Tả: khung cảnh gặp gỡ; hình dáng, cử chỉ của người thân,… - Biểu cảm: cảm xúc của em, cảm xúc của người thân,… Phải biết kết hợp khéo léo giữa ba yếu tố trên. Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố biểu cảm và miêu tả kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc (một lần về quê, một chuyến tham quan du lịch…). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (Hs làm ở nhà) Bước 3: Báo cáo kết quả (Tiết học sau) - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Bước 4: Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau B. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ I. Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức: - Nhận biết: Củng cố vững chắc hơn những kiến thức và kỹ năng đã được học về miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. - Thông hiểu: Hiểu khái niệm, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự, - Vận dụng thấp : Xác định được đoạn văn tự sự - Vận dụng cao: Viết được các đoạn văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Biết làm: Biết kết hợp giữa miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự . - Thông thạo: Biết cách viết đoạn văn tự sự. 3. Thái độ: - Hình thành thói quen : Nghiêm túc trong hoc tập. - Hình thành nhân cách: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm... II. Trọng tâm 1. Về kiến thức: Hiểu khái niệm, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự, từ đó viết được các đoạn văn tự sự. 2. Về kĩ năng: - Về kĩ năng chuyên môn: Biết cách viết đoạn văn tự sự. - Về kĩ năng sống: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm. 3. Về thái độ, phẩm chất: - Thái độ: Có ý thức rèn luyện cách viết đoạn văn tự sự. - Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm... 4. Phát triển năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: + Năng lực tự học + Năng lực giao tiếp + Năng lực hợp tác… III. Chuẩn bị: GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học: Bước 1: Ổn định tổ chức lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Khởi động B1: Giáo viên giao nhiệm vụ - Gv chiếu một văn bản ngắn trong đó có một số đoạn văn và yêu cầu HS nhận diện đoạn văn B2: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi B3: HS trả lời câu hỏi B4: GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Bất cứ một văn bản nào cũng có thể bao gồm từ một đến nhiều đoạn văn hợp thành để thể hiện một chủ đề nào đó. Văn bản tự sự cũng vậy. Vậy đoạn văn trong văn bản tự sự có đặc điểm như thế nào? Làm thế nào để viết tốt những đoạn văn đó, đấy chính là nội dung của tiết học hôm nay. Hoạt động 2, 3, 4, 5: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn văn trong văn bản tự sự Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu hơn vị trí, vai trò của đoạn văn trong văn bản tự sự. - Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Thế nào là đoạn văn trong văn bản tự sự? Nhóm 2: Nêu cấu trúc chung của đoạn văn trong văn bản tự sự. Nhóm 3: Nêu các loại đoạn văn Nhóm 4: Nêu nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức - Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm qua hàng, thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự. - Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hs đọc yêu cầu bài tập 1. GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1,2: Các đoạn văn đã trích có thể hiện đúng dự kiến của tác giả ko? Nội dung và giọng điệu của đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau? Nhóm 3,4: Em học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hs đọc yêu cầu bài tập 2. GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1, 3: Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự ko?Vì sao? Theo anh (chị), đoạn văn đó thuộc phần nào của “truyện ngắn” mà bạn đó định viết? Nhóm 2, 4: Viết đoạn văn này, bạn hs đó đã thành công ở nội dung nào? Nội dung nào bạn còn phân vân và để trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào những chỗ trống đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức B1: Giáo viên giao nhiệm vụ - Qua kinh nghiệm của nhà văn Nguyên Ngọc và thu hoạch từ hai bài tập trên, anh (chị) hãy nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự? B2: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi B3: HS trả lời câu hỏi B4: GV nhận xét I. Đoạn văn trong văn bản tự sự 1. Khái niệm: - Đoạn văn là bộ phận của văn bản -> Đoạn văn tự sự là bộ phận của văn bản tự sự. 2. Cấu trúc chung của đoạn văn: - Thường do nhiều câu tạo thành - Câu nêu ý khái quát (câu chủ đề) - Các câu triển khai 3. Các loại đoạn văn: Mỗi đoạn văn tự sự gồm nhiều loại đoạn văn.... * Theo kết cấu thể loại văn bản: + Đoạn mở bài.... + Đoạn thân bài.... + Đoạn kết bài.... * Theo cấu trúc và phương thức tư duy: - Đoạn văn diễn dịch - Đoạn văn quy nạp - Đoạn văn song hành - Đoạn văn móc xích - Đoạn văn tổng- phân- hợp 4. Nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự: - Nội dung và nhiệm vụ riêng: tả cảnh, tả người, kể sự việc, biểu cảm, bình luận, đối thoại, độc thoại... - Nội dung và nhiệm vụ chung: thể hiện chủ đề, ý nghĩa văn bản. II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự 1. Tìm hiểu ngữ liệu sgk: a. Các đoạn văn trong truyện ngắn Rừng xà nu: - Nét giống: + Nội dung: tả sự đau thương và sức sống mãnh liệt của rừng xà nu. + Giọng điệu: ngợi ca. - Nét khác: + Đoạn mở: " Hình ảnh cây xà nu gợi hiện thực cuộc sống đau thương nhưng bất khuất của con người Tây Nguyên. + Đoạn kết: → Hình ảnh cây xà nu gợi sự bất diệt, ngày một trưởng thành, lớn mạnh của con người Tây Nguyên. - Bài học: + Trước khi viết nên dự kiến ý tưởng về các phần của truyện, nhất là phần đầu và phần cuối. + Phần mở và kết truyện nên hô ứng với nhau, thể hiện rõ chủ đề của truyện. + Thống nhất về giọng điệu ở phần đầu và phần kết. b. Đoạn văn trong truyện về hậu thân của chị Dậu: Đó là đoạn văn tự sự. Vì: + Có yếu tố tự sự: có nhân vật, sự việc, chi tiết. + Có yếu tố miêu tả và biểu cảm phụ trợ. → Thuộc phần thân truyện. - Thành công của đoạn văn: Kể sự việc: chị Dậu đã được giác ngộ cách mạng, được cử về làng Đông Xá vận động bà con vùng lên" rất sinh động. - Nội dung còn phân vân: + Tả cảnh. + Tả diễn biến tâm trạng (nội tâm) nhân vật. - Gợi ý một vài chi tiết: + Tả cảnh: ánh sáng rực rỡ, chói chang xua tan bóng tối thăm thẳm của màn đêm. + Tâm trạng chị Dậu: Chị Dậu ứa nước mắt. Chị như thấy lại trước mắt bao cảnh cay đắng ngày nào. Đó là cái ngày nắng chang chang, chị đội đàn chó con, tay dắt con chó cái cùng cái Tí lầm lũi theo sau để sang bán cho nhà Nghị Quế thôn Đoài. Cái lần chị phải cõng anh Dậu ốm ngất ở ngoài đình về. Rồi việc chị xô ngã tên cai lệ, cả lần vùng thoát khỏi tay tên tri phủ Tư Ân và địa ngục nhà lão quan cụ.Nhưng những cảnh đau buồn đó đã tan đi trước niềm vui, niềm tin vào cuộc sống hiện tại. Những giọt nước mắt của chị không phải dành cho khổ đau ngày cũ mà vì niềm vui trước sự đổi thay của dân tộc, khí thế cách mạng đã sục sôi... 2. Cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự - Xác định nội dung cần viết, định ra hướng viết, cần phác thảo chi tiết . - Mỗi chi tiết miêu tả nét chính, đặc sắc, gây ấn tượng . - Nắm vững nhiệm vụ của các đoạn trong từng phần của văn bản. - Cần huy động năng lực quan sát, tưởng tượng và vốn sống khi viết đoạn văn. - Vận dụng kĩ năng miêu tả, kểchuyện, biểu cảm để hoàn chỉnh tốt đoạn văn. Hoạt động 3: Luyện tập Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập phần Luyện tập Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự, áp dụng vào làm một số bài tập. - Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Bài tập 1 (sgk /tr 99) Nhóm 2: Bài tập 2 (sgk /tr 99) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức chuyển giao nhiệm vụ mới. III. Luyện tập Bài 1:Tìm hiểu đoạn văn “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất… […] … mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.”. a) Đoạn văn này kể lại sự việc cô Phương Định - một nữ thanh niên xung phong đang phá bom để mở đường ra mặt trận. Đây là đoạn văn nằm ở phần thân bài (phần phát triển) của văn bản tự sự Những ngôi sao xa xôi (truyện ngắn của Lê Minh Khuê). b) Đoạn văn được chép lại có một số sai sót về ngôi kể. Trong truyện ngắn, người kể chuyện (nhân vật Phương Định xưng tôi, kể chuyện về bản thân mình và tổ thanh niên xung phong). Một số câu trong đoạn này, đại từ "tôi" đã bị thay bằng "cô gái" (câu 5); "Cô" (câu 6, 16), danh từ riêng "Phương Định" (câu 14, 20). Cần sửa lại để văn bản được thống nhất về ngôi kể (ngôi thứ nhất - xưng tôi). c) Từ những phát hiện và chỉnh sửa trên có thể rút ra bài học : Trong văn bản tự sự, người viết cần nhất quán về ngôi kể. Nếu không có sự thay đổi về người kể thì ngôi kể ấy sẽ phải thống nhất từ đoạn đầu đến các đoạn tiếp theo. Có như vậy, văn bản tự sự mới chặt chẽ, lôgic, hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Bài 2: Để viết được đoạn văn thuật lại cử chỉ và tâm trạng của cô gái bị ép duyên trong đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu, cần chú ý diễn tả các cử chỉ và tâm trạng sau : - Cử chỉ : cất bước theo chồng, vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông, khi tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, khi tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,… - Tâm trạng : lòng càng đau càng nhớ, chờ, đợi,… Lưu ý : Khi viết, cần biết kết hợp giữa diễn tả cử chỉ và tâm trạng, tả cử chỉ cũng là để lột tả tâm trạng luyến lưu, buồn đau của người con gái phải lìa xa người yêu về nhà chồng. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng B1: GV giao nhiệm vụ cho HS Viết đoạn văn tự sự với chủ đề MẸ TÔI B2: HS suy nghĩ câu trả lời B3: HS trả lời câu hỏi trong tiết học sau - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Bước 4: Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau - Hoàn thành BT Sgk + BT 4 SBT. - Soạn: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 10

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột hướng dẫn tự học: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, giáo án hai cột luyện tập viết đoạn văn tự sự, giáo án chi tiết Hướng dẫn tự học miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - luyện tập viết đoạn văn tự sự giáo án theo định hướng phát triển năng lực Hướng dẫn tự học: miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - luyện tập viết đoạn văn tự sự, giáo án 4 bước hướng dẫn tự học: miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - uyện tập viết đoạn văn tự sự

Giải bài tập những môn khác