Giáo án ngữ văn 10 bài: Trả bài viết số 2, ra đề bài viết số 3

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trả bài viết số 2, ra đề bài viết số 3. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 12 – Tiết 34: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2, RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 3 Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết - Tên bài học: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2, RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 3 - Hình thức dạy: Dạy học trên lớp - Chuẩn bị của GV và HS: + Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học, bài kiểm tra của HS + Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài. Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học: Ôn tập, củng cố kiến thức về văn tự sự; văn nghị luận Bước 3: Xác định mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố kiến thức về văn tự sự - Tích hợp với tiếng Việt ở bài Văn bản và bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; phần văn học dân gian 2. Kĩ năng: - Kĩ năng viết văn tự sự - Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung 3.Thái độ, phẩm chất: - Thái độ: Có tình cảm chân thành trước những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống - Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm... 4. Phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống… Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Khởi động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chiếumột vài hình ảnh về đền Cổ Loa và nơi thờ công chúa Mị Châu ngày nay. Yêu cầu HS xem tranh đoán tên tác phẩm Nhóm nào đoán đúng sẽ là nhóm thắng cuộc. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức - Từ đó GV giới thiệu vào bài mới: Ở tiết trước, các em đã đượcviết bài văn tự sự. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nhìn nhận lại những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Hoạt động 2: Luyện tập Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm văn. - Mục tiêu: Học sinh biết cách nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm của mình. - Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên chép đề lên bảng, yêu cầu học sinh phân tích đề và lập dàn ý ‎, từ đó, giúp học sinh nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: phân tích đề, lập dàn ý, đối chiếu với bài làm của mình để nhận ra ưu, khuyết điểm và tự sửa chữa. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS nêu lên những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của mình. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét bài làm của học sinh, giúp học sinh chữa lỗi. I. Sửa chữa bài làm: 1. Yêu cầu. - Đề bài yêu cầu tạo lập văn bản tự sự có sự chuyển đổi ngôi kể (kể lại nội dung đoạn trích với ngôi kể là nhân vật Mị Châu - Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý; phân tích triển khai các ý để bài viết không đơn điệu, khô khan. - Lời văn phải đạt yêu cầu về ngữ pháp, tránh lặp từ. 2. Lập dàn ý: - Mị Châu giới thiệu được về mình và kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân vì nền hoà bình của hai nước. - Câu chuyện tình nghĩa vợ chồng: tâm trạng cả tin khi tiết lộ bí mật nỏ thần, sự nhớ nhung đợi chờ khi xa chồng và nỗi lo lắng khi nhớ tới lời chồng dặn. - Câu chuyện về cuộc chiến giữa hai quốc gia và niềm đau xót khi phải cùng cha chạy trốn. - Sự thức tỉnh theo tiếng thét của rùa vàng: Hiểu mình đã là nạn nhân của âm mưu chiến tranh thôn tính, không còn cơ hội để làm lại, chấp nhận cái chết vì tội lỗi với gia đình, đất nước quê hương, nhưng vẫn khẳng định tình cảm và tâm hồn trong sáng của mình qua lời nguyền. Hoạt động 3: Vận dụng Giáo viên rút kinh nghiệm về cách làm bài văn tự sự Mục tiêu: Giúp học sinh rút kinh nghiệm, có kĩ năng làm bài tốt hơn. - Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi - Hình thức tổ chức: học sinh hoạt động độc lập. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt vấn đề để học sinh tự nhận thức được những ưu, khuyêt điểm, đưa ra những kinh nghiệm làm bài văn tự sự Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Tự rút ra những kinh nghiệm mình có được qua phần sửa chữa, nhận xét của giáo viên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trình bày những kinh nghiệm để rèn kĩ năng làm bài văn tự sự Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét. Chốt kiến thức II. Nhận xét về ưu khuyết điểm. 1. Ưu điểm: - Một số bài viết khi nhập vai nhân vật người kể chuyện đã tái hiện được nỗi lòng của nhân vật - Nhiều bài trình bày cẩn thận, chữ viết sạch đẹp. 2. Khuyết điểm: - Một số bài viết rất chung chung, không có dấu ấn cá nhân. - Nhiều bài trình bày cẩu thả, chữ viết không cẩn thận, sai nhiều lỗi viết câu dùng từ. 3. Đọc bài làm tốt. 4. Trả bài: - Tiếp thu ý kiến của HS. - Chỉnh sửa (nếu có) Hoạt động 4: Mở rộng B1: GV giao nhiệm vụ cho HS (thực hiện ở nhà) Sưu tầm những bài kể chuyện tưởng tượng mình là Mị Châu, kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy theo cách kết thúc truyện khác nhau để làm tư liệu học tập. B2: HS làm bài tập ở nhà B3: HS nộp sản phẩm trong tiết học sau. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét. Chốt kiến thức BÀI VIẾT SỐ 3 A. Mục đích kiểm tra, đánh giá - Kiểm tra: bài viết số 3 + Đối tượng: HS k10 + Hình thức tổ chức: HS viết bài ở nhà - Đề ra đảm bảo: + Kiến thức: Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã hội + Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề và các thao tác lập luận trong bài nghị luận + Thái độ: Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện. + Năng lực : Giúp HS hình thành năng lực giải quyết tình huống, sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ và tạo lập văn bản B. Khung ma trận đề thi Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: 01 đoạn trích hoặc văn bản. -Tiêu chí: +Dài khoảng 200 chữ. + Nội dung đề cập những vấn đề gần gũi, phù hợp với tâm lí, trình độ học sinh. - Nhận biết: + phương thức biểu đạt của văn bản. + Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. + 4 biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối. - Khái quát được chủ đề, nội dung…của văn bản. - Hiểu được quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản. - Hiểu được nghĩa của từ, câu, hình ảnh… trong văn bản - Phân tích tác dụng của các biên pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối. - Nhận xét, đánh giá tư tưởng, quan điểm, tình cảm… của tác giả trong văn bản. - Nhận xét về một giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Rút ra bài học cuộc sống từ văn bản. - Trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản Số câu 01 02 01 04 Số điểm 0,5 1,5 1,0 3,0 Tỉ lệ 5% 15% 10% 30% II. Tạo lập văn bản Viết bài văn nghị luận xã hội Số câu 0 01 01 Số điểm 0 7 7 Tỉ lệ 0% 100% 100% Tổng cộng Số câu 01 02 01 01 05 Số điểm 0,5 1,5 1,0 7,0 10 Tỉ lệ 0,5% 15% 10% 70% 100% C. Biên soạn đề kiểm tra Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: BÀI HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ Một ngày kia, một người cha cùng gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi du lịch đến một đất nước với mục đích là cho con trai mình thấy ở nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao. Họ ở một ngày, một đêm trong nông trại của một gia đình nghèo khổ. Khi kết thúc chuyến đi, người cha hỏi con mình: - Con thấy chuyến đi như thế nào? - Rất thú vị cha ạ! Ngạc nhiên trước câu trả lời của đứa con, người cha hỏi lại: - Con có nhìn thấy những người sống ở đó nghèo khổ đến thế nào không? - Vâng, có! Vậy con đã học được những gì nào? Cậu con trai trả lời: - Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời. Khi cậu con trai dứt lời, người cha im lặng không nói được gì. Cậu bé nói tiếp: - Cảm ơn cha đã cho con thấy họ nghèo khổ đến thế nào! (Theo Quà tặng cuộc sống tr.101,102 - NXB Văn học, 2014) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 đ) Câu 2: Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật tương phản lời nói của cậu con trai: "Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời." (1,0 đ) Câu 3: Vì sao người cha lại « nín lặng không nói được gì » sau khi nhận được câu trả lời của cậu con trai? (0,5đ) Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với ạnh/ chị thông qua câu chuyện trên? (1,0đ) Phần II. Tạo lập văn bản (7điểm) Câu 1: (7đ) Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 - 1865) viết: "xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. D. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự/ Phương thức tự sự 0,5 2 + Đối lập tương phản: tài sản của cha con cậu bé tưởng là nhiều nhưng lại là ít và tài sản của những người dân nghèo tưởng là thiếu thốn nhưng lại là nhiều trong cái nhìn của cậu bé. + Tác dụng: làm nổi bật sự khác biệt giữa cuộc sống của gia đình cậu bé với những người nghèo khổ, từ đó cho thấy một thái độ sống, một cách nhìn khác về sự giàu - nghèo trong xã hội. 1,0 3 Người cha lại « nín lặng không nói được gì » sau khi nhận được câu trả lời của cậu con trai, vì mục đích ban đầu của ông là muốn cho con trai thấy nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao nhưng hóa ra, con trai ông lại giúp ông nhận ra không phải người ta nghèo khổ mà cha con ông mới là người nghèo khổ. 0,5 4 Học sinh rút ra được một trong những bài học sau: - Cần nhìn nhận cuộc sống bằng thái độ tích cực, lạc quan, yêu đời và cả sự hài hước, dí dỏm. - Sự giàu nghèo trong cuộc sống chỉ mang tính chất tương đối. Điều đáng quý đối với cuộc sống con người không phải là sự giàu có về vật chất mà là sự giàu có về tinh thần. - Sự nghèo khổ về vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn… 1,0 II TẠO LẬP VĂN BẢN 7,0 1 Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, đoạn trích; Thân bài triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận 0,5 b. Xácđịnh đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 c. Triển khai các luận điểm: vận dụng tốt các thao táclập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách Sau đây là một số gợi ý tham khảo: - Giới thiệu khái quát câu chuyện. - HS rút ra một trong những ý nghĩa sau hoặc có những cách kiến giải khác nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục: P/a 1 : + Tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều phụ thuộc vào cách nhìn cuộc sống của chúng ta. Nếu nhìn đời bằng thái độ lạc quan, yêu đời, bằng tấm lòng nhân hậu, chúng ta sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp và đầy ý nghĩa. P/a 2 : + Không nên có cái nhìn kì thị, phân biệt giàu nghèo trong xã hội, cũng đừng tự than trách cuộc sống của mình, những người có điều kiện vật chất đầy đủ tiện nghi chưa chắc đã có hạnh phúc, có niềm vui. P/a 3: + Bạn có thể có tất cả những gì bạn muốn ( tình yêu, bạn bè, gia đình, sức khỏe ...) nhưng nếu tinh thần nghèv nàn bạn sẽ không có gì cả. - Bàn luận, mở rộng vấn đề: + Cuộc sống luôn chứa đựng những điều thú vị. Nếu biết cách nhìn nhận cuộc sống đúng đắn, tích cực chúng ta sẽ tự tạo cho mình niềm vui, niềm hạnh phúc. + Hãy bồi đắp cho đời sống tâm hồn ngày một phong phú, rộng mở, sống chan hòa yêu thương với mọi người để cuộc đời tươi đẹp và có ý nghĩa hơn. + Phê phán những người có tâm hồn cằn cỗi, nghèo nàn, chỉ lo làm giàu về vật chất, tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống... - Rút ra bài học cho bản thân. Kết bài: Khái quát lại vấn đề 5,0 d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. 0,5 * Lưu ý chung: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu 2 phần làm văn chỉ viết một đoạn văn. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. ------- Hết -------

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 10

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài trả bài viết số 2, ra đề bài viết số 3, giáo án chi tiết trả bài viết số 2, ra đề bài viết số 3, giáo án theo định hướng phát triển năng lực trả bài viết số 2, ra đề bài viết số 3, giáo án 4 bước trả bài viết số 2, ra đề bài viết số 3

Giải bài tập những môn khác