Giáo án ngữ văn 10 bài: Bài viết số 2 (Văn tự sự)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bài viết số 2 (Văn tự sự). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 8 – Tiết 23, 24: BÀI VIẾT SỐ 2 (VĂN TỰ SỰ) I. Mục đích 1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố kiến thức về văn tự sự - Tích hợp với tiếng Việt ở bài Văn bản và bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; phần văn học dân gian 2.Kĩ năng: - Kĩ năng viết văn tự sự - Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung 3.Thái độ, phẩm chất: - Thái độ: Có tình cảm chân thành trước những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống - Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm... 4.Phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống… II. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng I. Đọc hiểu Số câu 1 0 4 5 Số điểm 0,5 2,5 3 Tỉ lệ 6% 0% 24% 30% II. tập làm văn Viết bài văn tự sự Số câu 0 01 01 Số điểm 0 7 7 Tỉ lệ 0% 70% 70% Tổng cộng Số câu 1 0 0 5 6 Số điểm 0,5 0 2,5 7 10 Tỉ lệ 6% 0% 24% 70% 100% III. THIẾT LẬP ĐỀ THI 1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5. "...Hạt gạo làng ta Có bão tháng Bảy Có mưa tháng Ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy...." (Trích Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa) Câu 1: Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật được dùng để viết đoạn thơ? (0.5 điểm) Câu 2: Xác định hình ảnh tương phản được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0.5 điểm) Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó. (0.5 điểm) Câu 4: Đoạn thơ khẳng định những giá trị gì của "hạt gạo làng ta"? (0.5 điểm) Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 4-5 câu trình bày cảm nhận của em về "hạt gạo làng ta" trong đoạn thơ trên? (1.0 điểm) 2. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Đề bài: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó ( 7 điểm) IV. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần câu Nội dung Điểm 1 1 Hai phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Tự sự Miêu tả (0,5) 2 Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ trên là: Cua ngoi lên bờ > < Mẹ em xuống cấy (0.5) 3 - Biện pháp tu từ so sánh: Nước như ai nấu. - Lột tả cái nóng của nước ruộng trưa hè, cái khắc nghiệt của thời tiết, nỗi vất vả của mẹ (0.5) 4 Hạt gạo kết tinh của ngọt ngào quê hương, những vất vả, cơ cực của con người (giá trị vật chất và tinh thần). (0.5) 5 HS có cảm nhận khác nhau nhưng phải hợp lí. Viết đoạn văn hoàn chỉnh, có nội dung theo hướng: nỗi cơ cực vất vả của người lao động và thái độ trân trọng thành quả lao động của họ. (1.0) 2 MB Giới thiệu chung về cốt truyện và dẫn dắt vào sự kiện: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu 1,0 TB Kể lại chuyện Trọng Thủy gặp Mị Châu dưới thủy cung: Chú ý lời thoại giữa hai nhân vật, hành động, cử chỉ, điệu bộ, thái độ... * Chú ý: Sử dụng ngôi xưng khi kể chuyện, sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm với các yếu tố liên tưởng và tưởng tượng... Phát huy sự sáng tạo trong bài viết 5,0 KB Kết thúc câu chuyện và quan điểm của người kể chuyện 1,0 *Lưu ý chung: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu 2 phần làm văn chỉ viết một đoạn văn. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. ---------Hết---------

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 10

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài bài viết số 2 văn tự sự, giáo án chi tiết bài bài viết số 2 văn tự sự, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài viết số 2 văn tự sự, giáo án 4 bước bài viết số 2 văn tự sự

Giải bài tập những môn khác