Giáo án ngữ văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: ………………………………… ………………………………… Tuần 25 – Tiết 74, 75: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó. 2. Về kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 3. Về thái độ: Yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. Trọng tâm 1. Kiến thức: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 2. Kĩ năng: Phân tích ngôn ngữ nghệ thuật 3. Về thái độ: Trân trọng sự giàu đẹp của Tiếng Việt 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực thu thập thông tin - Năng lực đọc – hiểu các văn bản nghệ thuật - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. - Sưu tầm tranh, ảnh, video clip, audio về các tác phẩm nghệ thuật 2. Học sinh: Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm... IV. Tổ chức dạy và học. Bước 1: Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học - Gợi ý cho HS nhớ về ngôn ngữ nghệ thuật - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là một trong những phong cách chức năng ngôn ngữ quan trọng của tiếng Việt 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học TT1: GV hướng dẫn tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chiếu 1 vài hình ảnh liên quan đến ngôn ngữ nghệ thuật. GV chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK và 1 số thông tin trên hình ảnh, em hãy cho biết: + Thể nào là ngôn ngữ nghệ thuật? + Có bao nhiêu loại ngôn ngữ nghệ thuật chính? + Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và ghi lại những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. * Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về các đặc trưng của ngô ngữ nghệ thuật Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chiếu 1 vài hình ảnh liên quan đến đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV đưa ví dụ ra, Y/c HS trả lời câu hỏi: - Nhóm 1: Tìm hiểu bài ca dao “Trong đầm…” +Bài ca dao này gợi cho ta hình ảnh về loài hoa gì? +Xuất phát từ hiện thực tiễn hay bằng trí tưởng tượng của người sáng tác? +Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì khi nói về con người? +Tóm lại thế nào là tính hìng tượng? +Tính hình tượng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ ngôn từ như thế nào? - Nhóm 2: Tìm hiểu bài ca dao “Gió đưa cây cải…” + Nội dung ý nghĩa của câu ca dao trên? + Mang giá trị biểu cảm như thế nào? + Thế nào là tính truyền cảm? + Sức mạnh của ngôn ngữ mang tính truyền cảm là gì? - Nhóm 3: Tìm hiểu các câu thơ viết về trăng: + Miêu tả trăng của các nhà văn, nhà thơ có giống nhau?Vì sao? + Thế nào là tính cá thể hoá? + Thể hiện như thế nào đối với các nhà văn, nhà thơ? + Sáng tạo nghệ thuật là như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và ghi lại những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. I. Ngôn ngữ nghệ thuật 1. Khái niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. 2. Các loại ngôn ngữ: có 3 loại - Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự… - Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ ( nhiều thể loại khác nhau)… - Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng… 3. Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: - Chức năng thông tin - Chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người người nghe, người đọc II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 1. Tính hình tượng *VD: Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” (Ca dao* Nhận xét: - Hình ảnh: lá xanh, bống trắng, nhị vàng,... hôi tanh, bùn... (cái đẹp hiện thực về loài hoa sen trong đầm lầy) - Sen: với ý nghĩa là “bản lĩnh của cái đẹp - ngay cả ở trong môi trường xấu nó vẫn không bị tha hoá”. * Kết luận: - Tính hình tượng thể hiện cách diễn đạt thông qua một hệ thống các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng… để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ và rút ra những bài học nhân sinh nhất định. - Tính hình tượng có thể được hiện thực hoá thông qua các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, điệp âm… - Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa => Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật cũng quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn. 2. Tính truyền cảm *VD:“ Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chụi lời đắng cay.” (Ca dao) *Nhận xét: Ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh, có khả năng gợi ra những cảm xúc tinh tế của con người. *Kết luận: Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người đọc cùng vui buồn, yêu thích, căm giận, tự hào,… như chính người nói (viết). - Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là gợi ra sự đồng cảm sâu sắc giữa người viết với người đọc. 3. Tính cá thể hoá *VD: Cùng tả về “trăng”, nhưng “hồn vía” của trăng là rất khác nhau -“Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá”. (Xuân Diệu) -“Ta nằm trên vũng đọng vàng khô” (Hàn Mặc Tử) -“Vầng trăng vằng vặc giữa trời” (Nguyễn Du) *Nhận xét: Đây chính là tài năng của các nhà văn, nhà thơ, trong việc vận dụng ngôn ngữ ngôn từ, xây dựng ý thơ. *Kết luận: Thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tu từ…) của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ. - Sáng tạo nghệ thuật: là một quá trình hoạt động mang tính cá nhân, cá thể “ đơn nhất, không lặp lại” (không ai giống ai, ngay cả nhà văn, nhà thơ cũng không được phép lặp lại mình). - Tính cá thể còn tái hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật. - Tính cá thể cũng tái hiện ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống khác nhau trong tác phẩm. - Tính cá thể hoá tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo, mới lạ không trùng lặp. 1. LUYỆN TẬP (3 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Bước 1: GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài tập 1 Nhận xét, cung cấp một số dẫn chứng, một số biện pháp tu từ: Bước 2: Làm bài tập 2: - GV yêu cầu HS thảo luận – Nhóm 2 HS – thời gian 3 phút - Trả lời yêu cầu bài tập 2: (SGK tr.101) Gọi đại diện nhóm trả lời Bước 3: làm bài tập 3 Gọi HS đọc và thực hiện yêu cầu bài tập. Bước 4: Làm bài tập 4: Đọc và trả lời yêu cầu bài tập 4? III – Luyện tập 1. Bài tập 1:Các phép tu từ được sử dụng để tạo ra tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ, phóng đại… 2. Bài tập 2:Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản về: - Là phương tiện, mục đích sáng tạo nghệ thuật. - Cách lựa chọn từ ngữ, câu thể hiện có tính sáng tạo nghệ thuật. 3. Bài tập 3: a) canh cánh b) rắc – giết 4. Bài tập 4: a) Giống: - Lấy cảm hứng từ mùa thu - Xây dựng thành cụng hỡnh tượng mùa thu. b) Khác: - Sử dụng từ ngữ, hỡnh ảnh khỏc nhau. - Nhịp điệu khác nhau - Tâm trạng, thời đại, dấu ấn cá nhân của các tác giả khác nhau. 2. VẬN DỤNG (5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Phân tích tính đa nghĩa của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương. Hs dựa vào kiến thức bài học trả lời 3. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Tìm thêm những tác phẩm thơ hiện đại để thực hành Sưu tầm, chia sẻ Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (5 phút) - Làm bài tập phần luyện tập. - Dặn dò: Soạn bài “Trao duyên” và “Thề nguyền”

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 10

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, giáo án chi tiết bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, giáo án 4 bước bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Giải bài tập những môn khác