Giáo án ngữ văn 10 bài: Ôn tập phần làm văn

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập phần làm văn. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: ………………………………… ………………………………… Tuần 30 – Tiết 90, 91: ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Ôn lại tri thức về các kiểu văn bản đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10. - Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm. 2. Kĩ năng: Luyện tập để nâng cao kĩ năng viết các kiểu văn bản đã học 3. Về thái độ, phẩm chất a. Thái độ: Có ý thức cao trong hệ thống và khái quát lại các kiến thức đã học b. Phẩm chất: + Sống yêu thương + Sống tự chủ + Sống trách nhiệm. 4. Về phát triển năng lực a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực riêng: Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Đối với giáo viên: - Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2. - Thiết kế bài giảng. - Giáo án điện tử 2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn văn, vở ghi. III. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức bài dạy bằng cách kết hợp các phương pháp công não, thông tin – phản hồi, thảo luận nhóm (kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh). IV. Thiết kế hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại và nêu các kiến thức làm văn đã học, từ đó GV dẫn dắt vào bài ôn tập. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Nhóm 1: Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế văn bản? - Nhóm 2: Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết kiểu văn bản này? - Nhóm 3: Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm? - Nhóm 4: Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong 1 bài văn thuyết minh?Làm thế nào để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc, tìm hiểu yêu cầu của từng câu hỏi. * Hoạt động cặp đôi: Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức I. Lí thuyết: Câu 1: a. Văn bản tự sự: - Khái niệm: Tự sự là trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa. - Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ, tình cảm. b. Văn bản thuyết minh: - Khái niệm: Thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giải thích, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. - Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn với chúng. c. Nghị luận: - Khái niệm: Nghị luận là trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội và con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. - Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu. d. Mối quan hệ giữa 3 loại văn bản trên: - Tự sự: có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. - Thuyết minh: có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận. - Nghị luận: có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.  Việc sử dụng kết hợp các kiểu văn bản trên nhằm tạo sự linh hoạt, thuyết phục và hấp dẫn cho các loại văn bản. Câu 2: - Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. - Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. - Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. - Chi tiết đặc sắc là chi tiết tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu. - Các bước thực hiện việc lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu: + Xác định đề tài, chủ đề câu chuyện. + Dự kiến cốt truyện (sự việc tiêu biểu). + Triển khai sự việc bằng các chi tiết. Câu 3: - Cách lập dàn ý: + Xác định đề tài: Kể về việc gì, chuyện gì? + Xác định nhân vật. + Dự kiến cốt truyện: Sự việc 1, 2, 3,... - Dàn ý chung: + MB: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, ko gian, thời gian, nhân vật,...) + TB: Kể những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. + KB: Nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc. Câu 4: Các phương pháp thuyết minh thông dụng: - Định nghĩa. - Phân tích, phân loại. - Liệt kê, nêu ví dụ. - Giảng giải nguyên nhân- kết quả - So sánh. - Dùng số liệu. Câu 5: a.Yêu cầu đảm bảo tính chuẩn xác: - Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết. - Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các tài liệu có giá trị. - Chú ý vấn đề thời điểm xuất bản của tài liệu để cập nhật thông tin. b. Yêu cầu đảm bảo tính hấp dẫn: - Đưa ra các chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn ko trừu tượng, mơ hồ. - So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, tạo ấn tượng. - Kết hợp và sử dụng các kiểu câu linh hoạt. - Khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Nhóm 1: Trình bày cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh? - Nhóm 2: Trình bày cấu tạo của 1 lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận? - Nhóm 3: Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt VB tự sự và VB thuyết minh? Các cách tóm tắt VB tự sự: tóm tắt theo cốt truyện và tóm tắt theo nhân vật chính. Tóm tắt Vb thuyết minh nhằm hiểu và nắm được những nội dung chính của VB đó. -Nhóm 4: Nêu đặc điểm cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo?Nêu cách thức trình bày 1 vấn đề? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc, tìm hiểu yêu cầu của từng câu hỏi. * Hoạt động cặp đôi: Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức Hoạt động 2: Luyện tập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tóm tắt bài khái quát về văn học dân gian Việt Nam Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận, thống nhất ý kiến, ghi vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Câu 6: a. Cách lập dàn ý: - MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh. - TB: Cung cấp các đặc điểm, tính chất, số liệu,... về đối tượng. - KB: Vai trò, ý nghĩa của đối tượngđối với đời sống. b. Cách viết đoạn văn thuyết minh: - Xác định chủ đề của đoạn văn. - Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh. - Đảm bảo tính liên kết về hình thức và nội dung. - Dùng từ, đặt câu trong sáng, đúng phong cách ngôn ngữ. Câu 7: a. Cấu tạo của 1 lập luận: - Luận điểm. - Các luận cứ. - Các phương pháp lập luận. b. Các thao tác nghị luận: - Diễn dịch. - Quy nạp. - Phân tích. - Tổng hợp. - So sánh. c. Cách lập dàn ý: - Nắm chắc các yêu cầu của đề bài. - Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ. - Sắp xếp các luận điểm, luận cứ hợp lí. Câu 8: - Yêu cầu của tóm tắt VB tự sự: + Tôn trọng nội dung cơ bản của tác phẩm. + Thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của 1 văn bản. + Đáp ứng được mục đích tóm tắt. - Tóm tắt VB tự sự theo nhân vật chính: Mục đích: + Giúp ta nắm vững tính cách , số phận nhân vật chính. + Góp phần tìm hiểu và đánh giá tác phẩm. - Cách thức tóm tắt VB tự sự: + Xác định mục đích tóm tắt. + Đọc kĩ VB, xác định nhân vật chính, đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác và diễn biến của các sự việc trong cốt truyện. + Viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình, có thể trích dẫn nguyên văn 1 số từ ngữ, câu văn trong tác phẩm. - Yêu cầu của tóm tắt VB thuyết minh: VB tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nôi dung văn bản gốc. - Cách thức tóm tắt VB thuyết minh: + Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt. + Đọc kĩ VB gốc để nắm được đối tượng thuyết minh. + Tìm bố cục văn bản. + Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình Câu 9: - Đặc điểm cách viết bản kế hoạch cá nhân: + Thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, cách thức và thời gian tiến hành. + Lời văn ngắn gọn, thể hiện dưới các mục lớn nhỏ khác nhau, cần thiết có thể kẻ bảng. - Đặc điểm cách viết quảng cáo: + Ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng. + Trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục. + Chọn được 1 nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối. + Kết hợp sử dụng các từ ngữ và hình ảnh minh họa. Câu 10: - Cách thức trình bày 1 vấn đề: + Trước khi trình bày cần tìm hiểu, suy nghĩ, nắm chắc các đặc điểm của vấn đề, đối tượng cần trình bày. + Chuẩn bị đề tài, đề cương cho bài nói. + Khi trình bày cần tuân thủ trình tự: khởi đầu- diễn biến- kết thúc. - Yêu cầu: đảm bảo các yêu cầu về nội dung, ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, cảm xúc,...để lôi cuốn người nghe. II. Luyện tập Văn học dân gian Việt Nam là những sáng tác của nhân dân lao động. Văn học dân gian có 2 đặc trưng: đó là sản phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng và là sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể. Văn học dân gian có hệ thống thể loại rất phong phú: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, hũ vố, truyện thơ và các hình thức sân khấu dân gian. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian được thể hiện cụ thể. Đó là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. Bước 4: Hướng dẫn học và làm bài về nhà Yêu cầu HS: - Về ôn lại, hoàn thiện các câu hỏi ôn tập. - Vẽ sơ đồ tư duy bài học

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 10

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài ôn tập phần làm văn, giáo án chi tiết bài ôn tập phần làm văn, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài ôn tập phần làm văn, giáo án 4 bước bài ôn tập phần làm văn

Giải bài tập những môn khác