Giáo án ngữ văn 10 bài: Ôn tập phần tiếng Việt

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập phần tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: ………………………………… ………………………………… Tuần 29 – Tiết 86: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản đã học trong năm học về tiếng Việt. 2. Kĩ năng: Luyện tập để nâng cao kĩ năng về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các yêu cầu sử dụng tiếng Việt. 3. Về thái độ, phẩm chất a. Thái độ: Có ý thức cao trong học tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt b. Phẩm chất: + Sống yêu thương + Sống tự chủ. + Sống trách nhiệm. 4. Về phát triển năng lực a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Soạn giáo án giảng dạy. - Thiết kế giáo án, SGK ngữ văn 10, sách giáo viên ngữ văn 10 tập 2, các tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Vở soạn - sách giáo khoa ngữ văn 10 tập 2. III. Các bước lên lớp Bước 1: Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ (1’) Bước 3: Bài mới 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình lớp 10, từ đó dẫn dắt vào bài ôn tập. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập tiếng Việt. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Hoạt động giao tiếp là gì? những nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngụn ngữ? Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình nào ? - Lập bảng so sánh giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ. * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận cặp đôi, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - HS trong từng nhóm thống nhất ‎ý kiến và ghi câu trả lời vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm - Chốt kiến thức Câu 2: Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? Câu 1: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,... - Các nhân tố tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp: + Nhân vật giao tiếp. + Hoàn cảnh giao tiếp. + Nội dung giao tiếp. + Mục đích giao tiếp. + Phương tiện và cách thức giao tiếp. - Các quá trình: + Quá trình tạo lập (sản sinh) văn bản do người nói (người viết) thực hiện. + Quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe (người đọc) thực hiện.  Quan hệ tương tác. Câu 2: So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viết * Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng: - Là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp tự nhiên hàng ngày, trong đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe. - Người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh. - Diễn ra tức thời, mau lẹ nên người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ; người nghe cũng phải tiếp nhận, lĩnh hội kịp thời, ít có điều kiện suy nghĩ, phân tích. * Các yếu tố phụ trợ: - Ngữ điệu: bộc lộ, bổ sung thông tin. - Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,... * Đặc điểm chủ yếu về từ và câu: - Từ: các lớp từ được sử dụng đa dạng (từ mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ xã hội, trợ từ, thán từ, từ đưa đẩy, chêm xen,...). - Câu: thường dùng câu tỉnh lược, có những câu rườm rà, nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp do tính chất tức thời hoặc do chủ ý của người nói. - Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. - Muốn viết và đọc văn bản, cả người viết và người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy cách tổ chức văn bản. - Khi viết, người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa; khi đọc (do chữ viết được lưu giữ ổn định), người đọc có điều kiện đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo. - Ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi ko gian rộng lớn và thời gian lâu dài. - Hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, các hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ,... - Từ: được lựa chọn chính xác, hợp với phong cách ngôn ngữ, tránh dùng các từ khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ xã hội,... - Câu: thường dùng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp. Câu 3: Văn bản có đặc điểm cơ bản nào? Hãy phân tích các đặc điểm ấy qua 1 VB cụ thể trong sgk Ngữ văn 10? - Vẽ sơ đồ các loại văn bản? Câu 3: Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường bao gồm nhiều câu. - Các đặc điểm của văn bản: + Mỗi văn bản tập trung nhất quán vào 1 chủ đề và triển khai chủ đề đó 1 cách trọn vẹn. VD: VB Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm) Chủ đề: Nỗi lòng cô đơn, sầu nhớ, những khát khao, hoài vọng của người vợ có chồng chinh chiến nơi biên ải xa xôi. + Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo 1 kết cấu mạch lạc. + Mỗi văn bản có dấu hiệu hình thức biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung: thường mở đầu bằng 1 tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc thích hợp với từng loại văn bản. Sơ đồ các loại văn bản: Câu 4: Lập bảng so sánh phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Tính cụ thể. - Tính cảm xúc. - Tính cá thể. - Tính hình tượng. - Tính truyền cảm. - Tính cá thể hóa. Câu 5: - Nhóm 1: Làm bài tập 5-Nguồn gốc tiếng Việt?- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt? Lịch sử phát triển của tiếng Việt? - Nhóm 2: Làm bài tập 6: Lập bảng tổng hợp về những yêu cầu sử dụng tiếng Việt. - Nhóm 3: Làm bài tập 7: Tìm và sửa lỗi sai? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc, tìm hiểu yêu cầu của từng câu hỏi. * Hoạt động cặp đôi: Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức Câu 5: a. Các vấn đề lịch sử tiếng Việt: * Nguồn gốc tiếng Việt: - Bản địa (ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt). - Thuộc họ ngôn ngữ Nam á. * Quan hệ họ hàng: Có quan hệ họ hàng với tiếng Mường. * Lịch sử phát triển: - Tiếng việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: có sự tiếp xúc, ảnh hưởng sâu rộng, vay mượn nhiều từ ngữ gốc Hán bằng nhiều cách: + Vay mượn trọn vẹn từ ngữ hán, Việt hóa âm đọc, giữ nguyên nghĩa. + Rút gọn. + Đảo lại vị trí các yếu tố. + Đổi yếu tố (trong các từ ghép). + Mở rộng (thu hẹp) nghĩa. - Tiếng Việt trong thời kì phong kiến độc lập tự chủ: + Việc học ngôn ngữ - văn tự hán được đẩy mạnh  Việc vay mượn chữ Hán theo hướng Việt hóa làm tiếng Việt càng thêm phong phú, uyển chuyển. + Chữ Nôm ra đời vào thế kỉ XIII - thứ chữ ghi âm tiếng Việt trên cơ sở chữ Hán. - Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc: + Chữ quốc ngữ dần trở nên thông dụng, có sự tiếp xúc, ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ, văn hóa phương Tây (chủ yếu là ngôn ngữ, văn hóa Pháp). + Một nền văn xuôi tiếng Việt hiện đị đã nhanh chóng hình thành và phát triển. Báo chí, sách xuất bản ngày càng nhiều. Nó có khả năng thích ứng trong lĩnh vực KHTN, xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học ngày càng hoàn chỉnh. - Tiếng Việt từ sau cách mạng Tháng 8-1945 đến nay: + Công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học nói riêng và chuẩn hóa tiếng Việt được đẩy mạnh. + Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia Câu 6: Lập bảng tổng hợp về những yêu cầu sử dụng tiếng Việt: Ngữ âm- chữ viết Từ ngữ Ngữ pháp Phong cách ngôn ngữ - Tránh nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa hoặc phát âm ko đúng chuẩn mực. - Thận trọng khi dùng từ địa phương. - Viết đúng quy tắc chính tả và chữ viết. - Tránh dùng từ sai nghĩa. - Tránh dùng từ trùng lặp. - Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ. - Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ của từ. - Tránh dùng câu thiếu thành phần. - Tránh diễn đạt mơ hồ, tối nghĩa. - Các câu có liên kết. - Không dùng lẫn phong cách ngôn ngữ. Câu 7: Tìm và sửa lỗi sai của các câu văn - Câu a sai, do: thừa từ “đòi hỏi”, thiếu dấu phẩy. - Câu b đúng. - Câu c sai, do: thừa từ “làm”, thiếu dấu phẩy. - Câu d đúng. - Câu e sai, do: ko phân định rõ các thành phần câu. - Câu g đúng. - Câu h sai, do: thừa từ “nên” 2. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học B1: GV giao nhiệm vụ Hệ thống hóa kiến thức bằng bảng biểu Ôn lại kiến thức bài học. B2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời. B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ B4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức Hệ thống hóa kiến thức bằng bảng biểu Bước 4: Củng cố - Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 10

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài ôn tập phần tiếng Việt, giáo án chi tiết bài ôn tập phần tiếng việt, giáo án theo định hướng phát triển năng lực ôn tập phần tiếng Việt, giáo án 4 bước bài ôn tập phần tiếng việt

Giải bài tập những môn khác