Giáo án ngữ văn 10 bài: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 23 – Tiết 67, 68: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Trích : Chinh phụ ngâm) - Đặng Trần Côn - I. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. - Biết phân tích một đoạn trích thuộc thể loại khúc ngâm theo đúng đặc trưng thể loại. - Thông cảm với nỗi đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa. II. Trọng tâm 1. Kiến thức: Những cung bậc tâm trạng của người chinh phụ. Nghệ thuật biểu hiện tâm trạng của tác giả 2. Kĩ năng: Phân tích tâm trạng nhân vật 3. Về thái độ: Đồng cảm với nỗi đau thân phận của người phụ nữ 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực thu thập thông tin - Năng lực đọc – hiểu các văn bản trữ tình - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tâm trạng nhân vật trữ tình - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, những đặc điểm cơ bản, giá trị của thể loại ngâm khúc - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. - Sưu tầm tranh, ảnh, video clip, audio về hoàn cảnh của chinh phụ trong xã hội phong kiến, về tác giả, tác phẩm 2. Học sinh: Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm... IV. Tổ chức dạy và học. Bước 1: Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học - - GV giao nhiệm vụ: + Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh thời đại phong kiến, những cuộc chiến tranh và số phận người phụ nữ + Yêu cầu học sinh thể hiện những suy tư, ấn tượng của mình. - HS: Tự do trình bày thể nghiệm - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (70 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, dịch giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào phần tiểu dẫn / SGK và 1 số thông tin trên hình ảnh, em hãy cho biết những hiểu biết của em về tác giả, dịch giả?Cho biết hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Nêu vị trí của đoạn trích? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc phần tiểu dẫn trong SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và ghi lại những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả - dịch giả : a. Tác giả - Đặng Trần Côn quê làng Nhân Mục- Thanh Trì - Hà Nội - Sống : nửa đầu thế kỷ 18 - Là người nổi tiếng hiếu học tài ba. - Để lại nhiều tác phẩm chữ Hán có giá trị b. Dịch giả - Hiện có hai ý kiến : + Đoàn thị Điểm + Phan Huy Ích -> Nghiêng về Đoàn Thị Điểm (Sự đồng cảm) 2. Tác phẩm: a, Hoàn cảnh sáng tác: - Xã hội rối ren, mâu thuẫn nội bộ pk dẫn đến các cuộc chiến tranh, nhiều trai tráng phải ra trận. ĐTC cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là những ngưòi vợ lính trong chiến tranh, đã viết “Chinh phụ ngâm” b, Giá trị: * Nội dung: - Oán ghét chiến tranh phi nghĩa. - Thể hiện tâm trạng khao khát hạnh phúc lứa đôi. * Nghệ thuật: - Nguyên tác chữ Hán: 478 câu làm theo thể trường đoản cú. - Dich Nôm: 408 câu (Song thất lục bát) Bút pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình, đặc biệt là bút pháp phân tích diễn biến tâm lý 3. Vị trí đoạn trích: Từ câu 193-> 216 HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: * Hoạt động cá nhân: Em hãy đọc diễn cảm văn bản và chú thích một số từ ngữ khó, chia bố cục văn bản. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản bài thơ. - Tâm trạng của người chinh phụ được khắc họa qua những biểu hiện nào? - Chỉ ra những hành động, cử chỉ của người chinh phụ và giá trị biểu đạt của nó? - Hãy chỉ ra những yếu tố ngoại cảnh giúp thể hiện tâm trạng của người chinh phụ? Chỉ ra ý nghĩa diễn tả nội tâm của yếu tố đó? - Suy nghĩ của em về hình ảnh này? - Dùng ngoại cảnh để diễn tả tâm trạng của nhân vật, nt gì? - Ngoài những biện pháp nghệ thuật trên tác giả còn sử dụng những biện pháp nt nào nữa để miêu tả tâm trạng người chinh phụ? - Chi tiết nào thể hiện thời gian chờ đợi đơn điệu, nhàm tẻ.? - Đọc chú thích 6, 7, 8 (SGK tr87) và trả lời câu hỏi: ? Những hành động gắng gượng gượng có giúp chinh phụ vơi đi nỗi cô đơn, niềm thương nhớ? ? Những từ ngữ hình ảnh nào diễn tả tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ? ? Có nhận xét gì về hai câu thơ? Nó gợi ta nhớ đến câu thơ nào của ND trong TK? Nhận xét hai câu thơ? II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc - Chú thích: giọng buồn, nhịp đều đều, chậm rãi 2. Bố cục Hai phần : + 16 câu đầu “Dạo hiên vắng …ngại chùng”: Nỗi buồn cô đơn của người chinh phụ trong cảnh 1 mình 1 bóng trong đèn, ngoài hiên. + Còn lại : nỗi nhớ thương chồng ở phương xa, 3. Đọc hiểu chi tiết: a. Nỗi cô dơn, lẻ bóng của người chinh phụ (8 câu đầu): * Hành động, cử chỉ: => Tâm trạng: Buồn rầu, bồn chồn, lo lắng không yên * Ngoại cảnh: => Tâm trạng trống trải, lẻ loi - Hình ảnh ngọn đèn: Điệp lại 3 lần, điệp bắc cầu. + Khát khao sự đồng cảm, chia sẽ. + Tô đậm nỗi cô đơn, sầu tủi. + Nỗi buồn triền miên không dứt. * Nghệ thuật đối: -> Nổi buồn bao trùm cả không gian và thời gian giọng điệu: thống thiết, than vãn, Đoạn trích đã thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ: Buồn, cô đơn, khát khao tình yêu, hạnh phúc. Đoạn trích thể hiện bút pháp tả tâm trạng đặc sắc (Tả qua hành động, cử chỉ; tả cảnh ngụ tình; giọng điệu tha thiết; điệp từ, điệp ngữ...) b. Nỗi sầu muộn triền miên (8 câu tiếp): => Những từ láy được sử dụng tài tình, vừa để biểu đạt không gian, thời gian vừa thể hiện độ mênh mang không gì đo đếm được của nỗi nhớ chồng trong lòng chinh phụ. - Những hành động gắng gượng của chinh phụ: Từ “gượng” lặp lại ba lần diễn tả những gắng gượng của chinh phụ mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi cô đơn c. Nỗi nhớ thương đau đáu (8 câu cuối) - Hình ảnh: gió đông non Yên -> Ước lệ tượng trưng. - Gió đông, non Yên là hình ảnh mang tính ước lệ -> Gợi không gian rộng lớn, một khoảng cách muôn trùng xa xôi giữa người chinh phu và người chinh phụ. Chính không gian, thời gian đó như càng nhân lên đến cao độ nỗi nhớ mong da diết, khắc khoải của người chinh phụ. - Câu thơ: + “Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời” => Hai từ láy thăm thẳm, đau đáu gợi lên một nỗi nhớ nhung da diết, khôn nguôi, một nỗi nhớ luôn canh cánh trong lòng. Nó đã diễn tả rất chân thực nỗi lòng người chinh phụ nhớ chồng. + Hai câu: “Cảnh buồn người thiết tha lòng” Cả hai câu thơ trong CPN và TK đều đã thể hiện sâu sắc và tinh tế mqh giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng con người. Đó là sự hòa đồng tâm trạng giữa thiên nhiên và con người. Tâm trạng: khát khao sự đồng cảm của chinh phu nơi biên ải nhưng vô vọng, sầu nhớ da diết, triền miên. HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT - Thao tác 1: + GV: Bài thơ có đặc điểm nổi bật gì về mặt nghệ thuật? + HS: Trả lời. - Thao tác 2: + GV: Còn về mặt nội dung, bài thơ thể hiện điều gì? + HS: Dựa vào phần ghi nhớ của sách giáo khoa để trả lời. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Bút pháp tả cảnh ngụ tình, mtả tinh tế nội tâm n/v. - Ngôn từ chọn lọc, nhiều BBTT. 2. Nội dung: Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi cơ đơn. Đề cao hp lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh pk. 3. LUYỆN TẬP (3 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: ? Nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong đoạn trích? Ngoại cảnh làm nảy sinh tâm trạng, cảm xúc cho con người. Cảnh thuộc không gian hẹp, tù túng, bế tắc, thời gian đêm dài vắng lặng, cô độc tô đậm sự cô độc, buồn chán, lẻ loi của chinh phụ. 4. VẬN DỤNG (5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: ? Từ nỗi niềm chinh phụ, bàn về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay - Trong xã hội xưa: người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh cả về thể xác và tinh thần - Ngày nay, người phụ nữ đã được tạo cơ hội và điều kiện để sống tốt hơn. Nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút) Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm những tác phẩm viết về thân phận người chinh phụ. Sưu tầm trên mạng, qua sách báo những tác phẩm có giá trị. Ví dụ: Khuê oán (Vương Xương Linh)… Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. (5 phút) - Đoạn trích là lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa và dề cao khát vọng tình yêu lứa đôi. - Dặn dò: Soạn bài viết số 5

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 10

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, giáo án chi tiết bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, giáo án 4 bước bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Giải bài tập những môn khác