Giáo án ngữ văn 10 bài: Đọc thêm: Tựa trích diễm thi tập - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Thái sư Trần Thủ Độ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đọc thêm: Tựa trích diễm thi tập - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Thái sư Trần Thủ Độ. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 19 – Tiết 56: Đọc thêm: TỰA TRÍCH DIỄM THI TẬP - Hoàng Đức Lương HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ - Ngô Sĩ Liên I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. c/ Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm. d/ Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm trung đại. 2. Kĩ năng: a/ Biết làm: bài đọc hiểu về trung đại b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về trung đại 3. Thái độ a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về trung đại c/Hình thành nhân cách: có đạo đức trong sáng. II. Trọng tâm 1. Về kiến thức: - Tìm hiểu về hai nhân vật có công khai sáng nhà Trần. - Có thái độ đúng đắn khi nhìn nhận về con người có công và những sai lầm, tàn bạo. - Hiểu rõ hơn về “Văn sử bất phân”. - Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử. 2. Về kĩ năng: Đọc hiểu văn bản kí trung đại 3. Về thái độ, phẩm chất a. Thái độ: Cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng thời Trần, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau b. Phẩm chất : + Sống yêu thương + Sống tự chủ. + Sống trách nhiệm. 4. Về phát triển năng lực a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. III. Chuẩn bị GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học Bước 1: Ổn định tổ chức lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Khởi động: Gv chiếu hình ảnh, video về thời Trần, đặc biệt là hai vị anh hùng Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ, từ đó dẫn dắt vào bài học. Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ ? Những hiểu biết của bản thân về hai vị anh hùng dân tộc. Bước 2: học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả Bước 4: gv nhận xét, dẫn dắt vào bài mới. Nói tới triều đại nhà Trần không thể không nói tới đóng góp của Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ. Hôm nay chúng ta sẽ đọc thêm 2 đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ Độ để thấy được nhân cách cao cả và những đóng góp lớn lao của hai nhân vật này. Nói tới triều đại nhà Trần không thể không nói tới đóng góp của Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ. Hôm nay chúng ta sẽ đọc thêm 2 đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ Độ để thấy được nhân cách cao cả và những đóng góp lớn lao của hai nhân vật này. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học A. Tìm hiểu VB: Tựa “ Trích diễm thi tập” Thao tác 1: Tìm hiểu chung: Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được những nét cơ bản nhất về tác giả và thể tựa Phương tiện thực hiện: máy chiếu. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: kĩ thuật phản hồi… Hình thức tổ chức: Học sinh làm việc độc lập Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy nêu những nét khái quát về tác giả Hoàng Đức Lương và thể loại tựa, giải thích nhan đề? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc phần tiểu dẫn và khái quát ý. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Mục tiêu: Cảm nhận được nguyên nhân khiến cho thơ ca không được lưu truyền hết ở trên đời. Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương - Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi - Hình thức tổ chức:hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: * Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1; Nhóm 2: Có những nguyên nhân nào khiến thơ văn không được lưu truyền hết ở trên đời? Nhóm 3; Nhóm 4: Trước thực trạng thơ văn không được lưu truyền hết ở trên đời tác giả có tâm trạng như thế nào và có hành động gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ. * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận cặp đôi, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - HS trong từng nhóm thống nhất ‎ý kiến và ghi câu trả lời vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm - Chốt kiến thức: + Nghệ thuật lập luận chặt chẽ. + Thể hiện lòng tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn hoá, văn học của tác giả. A. Tựa “ Trích diễm thi tập” I. Tìm hiểu chung - Lời tựa: sưu tầm, bảo tồn di sản văn hoá tinh thần của tổ tiên ông cha là một công việc rất quan trọng và cần thiết nhưng cũng hết sức khó khăn, đặc biệt là những thời kì xa xưa, hoặc sau chiến tranh. Tiến sĩ Hoàng Đức Lương là một trong những trí thức thời Lê ở thế kỉ XV đã không tiếc công sức, thời gian để làm công việc đó. Sau khi hoàn thành Trích diễm thi tập, ông lại tự viết một bài tựa đặt ở đầu sách với người đọc. - Thể tựa: + Là bài viết thường đặt ở đầu sách + Do tác giả hoặc người khác viết nhằm mục đích nói rõ hơn với độc giả về hoàn cảnh, mục đích sáng tác, kết cấu, nội dung hoặc tâm sự của tác giả hay những đánh giá phê bình, cảm nhận của người đọc + Được viết bằng thể văn nghị luận, thuyết minh, biểu cảm hoặc thể hỗn hợp. II. Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết 1. Nguyên nhân khiến cho thơ ca không được lưu truyền hết ở trên đời - Phương pháp lập luận: phân tích bằng những luận cứ cụ thể về các mặt kác nhau để lí giải bản chất của hiện tượng, vấn đề. + Sở dĩ tác giả mở đầu bằng luận điểm trên -và đó chính là luận điểm quan trọng nhất của bài tựa, là bởi ông muốn nhấn mạnh việc làm sưu tầm, biên soạn cuốn sách là xuất phát từ yêu cấp thiết của thực tế chứ không chỉ từ sở thích cá nhân và đó là một cv khó khăn vất vả nhưng nhất định phải làm. + Liên hệ đến hậu quả của chính sách cai trị đồng hoá thâm hiểm của nhà Minh: tìm mọi biện pháp để huỷ diệt nền văn hoá, văn học Đại Việt: thu đốt mọi sách vở, trừ kinh phật; đập, xoá các văn bia…Bởi vậy, trong các triều vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông… công việc sưu tầm, thu thập, ghi chép, phục dựng các di sản hoá tinh thần củan gười Việt bị tản mát, sau chiến tranh được khuyến khích tiến hành. Theo tác giả, có 4 nguyên nhân chính: + Chỉ có thi nhân (nhà thơ- người có học vấn) mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca. Cách lập luận : Liên tưởng s2 thơ văn như khoái chá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp, vị ngon ngoài vị ngon ( vì trừu tượng, khó cảm nhận cụ thể). Từ đó, dấn tới kết luận => Dùng lối quy nạp. + Người có học, người làm quan thì bận việc hoặc không quan tâm đến thơ văn ( còn mải học thi). + Người yêu thích sưu tầm thơ văn lại không đủ năng lực, trình độ, tính kiên trì. + Nhà nước (triều đình nhà vua) không khuyến khích in ấn (khắc ván), chỉ in kinh Phật. Đó là 4 nguyên nhân chủ quan và chủ yếu dẫn đến tình hình rất nhiều thơ văn bị thất truyền. Cách lập luận chung là phương pháp quy nạp . Ngoài ra, còn 2 nguyên nhân khách quan khác: + Đó là sức phá huỷ của thời gian đối với sách vở. + Đó là chiến tranh, hoả hoạn cũng góp phần thiêu huỷ văn thơ trong sách vở. Cách lập luận: dùng hình ảnh và câu hỏi tu từ “tan nát trôi chìm, rách nát tân tành…làm sao giữ mãi … được mà không 2. Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương - Tình cảm yêu quý, trân trọng văn thơ của ông cha, tâm trạng xót xa, thương tiếc trước di sản quý báu bị tản mát, huỷ hoại đắm chìm trong quên lãng…của người viết. - Đức Lương này… đau xót lắm sao. - Tác giả kể lại những việc mình đã làm để hình thành cuốn sách, sửa lại lỗi cũ với giọng kể giản dị, khiêm nhường: không tự lượng sức mình, tài hèn sức mọn, trách nhiệm nặng nề, tìm quanh hỏi khắp, lại thu lượm thêm… Gthiệu qua nd và bố cục của sách… III. Tổng kết B. Tìm hiểu văn bản: Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ Độ Thao tác1: Tìm hiểu chung bài 1 Mục tiêu: Nắm được những nét cơ bản về tác giả Ngô Sĩ Liên, tác phẩm Đại Viết sử kí toàn thư - Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: * Hoạt động cá nhân: Nêu những nét khái quát về tác giả Ngô Sĩ Liên và bộ Đại Việt sử kí toàn thư? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs trả lời câu hỏi Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm - Chốt kiến thức: Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất, tính cách, tài năng của Trần Quốc Tuấn. - Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi - Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: * Hoạt động cá nhân: xem lại văn bản và bố cục * Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1: Hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm là một người như thế nào? +Tài năng, nhân cách, lối sống? Nhóm 2: Chi tiết nào thể hiện Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba, mưu lược? Nhóm 3: Đức độ của Trần Quốc Tuấn được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Nhóm 4: Ngô Sĩ Liên sử dụng nghệ thuật khác họa nhân vật lịch sử như thế nào? Tác dụng của nghệ thuật kể chuyện? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ. * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận cặp đôi, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - HS trong từng nhóm thống nhất ‎ý kiến và ghi câu trả lời vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm - Chốt kiến thức Thao tác 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết bài học. Mục tiêu: Tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn' từ đó cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất, tính cách, tài năng của Trần Quốc Tuấn. - Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi - Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: + Nội dung? +Nghệ thuật? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ. * Hoạt động cá nhân ghi câu trả lời vào giấy nháp. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm - Chốt kiến thức: Thao tác 4: GV hướng dẫn hs tìm hiểu nhân vật Trần Thủ Độ Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất, nhân cách của Trần Thủ Độ. - Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi - Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: * Hoạt động cá nhân: xem lại văn bản, bố cục, tình huống… * Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1; Nhóm 2: Ngô Sĩ Liên khắc họa nhân vật Trần Thủ Độ qua những tình tiết nào? Nêu nhận xét về ứng xử của Trần Thủ Độ? Nhóm 3; Nhóm 4: Nhận xét khái quát về nhân cách Trần Thủ Độ? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ. * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận cặp đôi, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - HS trong từng nhóm thống nhất ‎ý kiến và ghi câu trả lời vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm - Chốt kiến thức: Thao tác 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết bài học. Mục tiêu: Tổng kết nội dung và nghệ thuật của từ đó cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất, tính cách, tài năng của Thái sư Trần Thủ Độ. - Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi - Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: + Nội dung? +Nghệ thuật? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ. * Hoạt động cá nhân ghi câu trả lời vào giấy nháp. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm - Chốt kiến thức: B. Văn bản: Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ Độ I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Ngô Sĩ Liên (?.....?), người làng Chúc Lí, huyện Chương Đức (nay là Chúc Sơn, Chương Mĩ) Hà Tây. - Đỗ tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm. - Các chức danh của ông: Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán. 2. Tác phẩm: - Đại Việt sử kí toàn thư: bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do ông biên soạn và hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển,.... => Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học, vừa co giá trị văn học. II. Đọc - hiểu VB HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẦN 1. Văn bản 2. Phân tích a. Hưng Đạo Đại Vuơng Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc, tài cao, đức trọng: - Phẩm chất nổi bật của Trần Quốc Tuấn là “trung quân ái quốc”: + Phẩm chất sáng ngời khi ông phải giải quyết những mối mâu thuẫn giữa hiếu và trung, giữa tình nhà và nợ nước. + Đặt trung lên trên hiếu, nợ nước trên tình nhà (Hiếu với nước, với dân mới là đại hiếu) + Trước lời cha dặn: “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”, ông “để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”. + Khi vận nước ở trong tay, ông vẫn một lòng trung nghĩa với vua Trần. + Thái độ, hành động của Trần Quốc Tuấn: “cảm phục đến khóc”; “khen ngợi” Yết Kiêu, Dã Tượng; “rút gươm kể tội”, “định giết” Trần Quốc Tảng càng tôn lên tấm lòng trung nghĩa của ông. + Lòng yêu nước thể hiện qua câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”. - Ông là vị tướng tài ba mưu lược với tầm nhìn xa rộng: + Tâu trình vua cách dùng binh và thượng sách giữ nước. Soạn sách binh gia lưu truyền răn dạy đời sau. + Tư tưởng thân dân của bậc lương thần thể hiện ở chủ trương “khoan sức dân”, ở việc chú trọng tới vai trò, sức mạnh đoàn kết toàn dân. + Chiêu hiền đãi sĩ, môn khách của ông nhiều người giỏi chính sự và nổi tiếng về văn chương. - Hưng Đạo Đại Vuơng Trần Quốc Tuấn là người có đức độ lớn lao: + Là thượng quốc công, được vua trọng đãi rất mực nhưng ông luôn kính cẩn, khiêm nhường “giữ tiết làm tôi”, + Người đời ai cũng ngưỡng mộ (hiển linh phò trợ nhân dân), giặc Bắc phải nể phục. b. Nghệ thuật khắc họa nhân vật lịch sử sắc nét sống động: - Trần Quốc Tuấn được xây dựng trong nhiều mối quan hệ và đặt trong những tình huống thử thách: + Đối với nước: sẵn sàng quên thân; + Đối với vua: hết lòng hết dạ; + Đối với dân: quan tâm lo lắng; + Đối với tướng sĩ dưới quyền: tận tâm dạy bảo; + Đối với con cái: nghiêm khắc giáo dục; + Đối với bản thân: khiêm tốn, giữ đạo trung,… => Cách kể này mạch lạc, khúc chiết, giữ được tính lôgíc của những câu chuyện nhưng vẫn sinh động, hấp dẫn, có tác dụng làm nổi bật chân dung nhân vật. III. Tổng kết: 1. Nội dung - Đề cao và ca ngợi vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. - Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị - quân sự lỗi lạc của dân tộc, đặc biệt luôn nêu cao tinh thần trung quân ái quốc, sẵn sàng xả thân vì đất nước. 2. Nghệ thuật - Kể chuyện lịch sử rất đặc sắc. - Khắc hoạ hình tượng nhân vật sâu sắc. - Lập luận chặt chẽ, lôgíc, gợi biểu cảm. THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ I. Tìm hiểu chung - Tham khảo bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn II. Đọc - hiểu 1. Văn bản (SGK) 2. Phân tích a. Nhân cách Trần Thủ Độ: - Ngô Sĩ Liên thể hiện nhân cách Trần Thủ Độ qua bốn tình tiết: + Có người hặc tội ông chuyên quyền, ông không thù oán, tìm cách trừng trị, ngược lại Trần Thủ Độ công nhận và tán thưởng. Ông là người phục thiện, công minh, độ lượng và có bản lĩnh. + Trần Thủ Độ không bênh vợ mà tìm hiểu rõ sự việc, khen thưởng việc làm đúng phép nước. Ông là người tôn trọng pháp luật, chí công vô tư, không thiên vị người thân (vợ mình). + Trần Thủ Độ dạy cho tên chạy chọt chức câu đương một bài học: muốn làm chức quan ấy hắn phải chặt một ngón chân để phân biệt với những người khác do xứng đáng mà được cử. Ông là người giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài từ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân thích. + Đề nghị vua chọn một trong hai anh em ông làm tướng, nếu cả hai cùng cầm quyền sẽ chia bè kéo cánh làm rối loạn việc triều chính. Ông đặt việc công lên hàng đầu, không tư lợi, gây bè kéo cánh. => Trần Thủ Độ là người bản lĩnh và nhân cách: thẳng thắn cầu thị, độ lượng, nghiêm minh đặc biệt là chí công vô tư. b. nghệ thuật kể chuyện của Ngô Sĩ Liên: - Tạo tình huống giàu kịch tính; - Chọn chi tiết đắt giá cho những tình huống truyện đẩy đến cao trào và giải quyết bất ngờ. III. Tổng kết 1. Nội dung - Đề cao và ca ngợi vị anh hùng dân tộc Trần Thủ Độ qua bài học.. - Trần Thủ Độ là nhà chính trị - quân sự lỗi lạc của dân tộc, đặc biệt luôn nêu cao tinh thần trung quân ái quốc, sẵn sàng xả thân vì đất nước. 2. Nghệ thuật - Kể chuyện lịch sử rất đặc sắc. - Khắc hoạ hình tượng nhân vật sâu sắc. - Lập luận chặt chẽ, lôgíc, gợi biểu cảm. HOẠT ĐỘNG - LUYỆN TẬP Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học Kĩ thuật Đặt câu hỏi, Trình bày 1 phút Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu 1: Cách xử trí, thái độ của Trần Thủ Độ với người hặc tội mình có gì khác thường? Điều đó cho thấy ở ông phẩm chất gì? Câu 2: Tại sao Trần Thủ Độ lại sai người bắt tên quân hiệu? Hắn có bị ông trừng trị như dự đoán của người đọc ko? Cách kết thúc bất ngờ đó có ý nghĩa gì? Câu 3: Nhận xét về tính cách của Trần Thủ Độ qua câu chuyện về cái giá của chức câu đương Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ. * Hoạt động cá nhân ghi câu trả lời vào giấy nháp. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gợi ý: **Lẽ thường: Chối cãi, biện minh,Thù oán, trừng trị, kẻ hặc tội **Cách xử trí của Trần Thủ Độ + Dứt khoát công nhận, khẳng định sự thật “Đúng...” + Ban thưởng cho kẻ hặc tội. - Vua Trần đem người hặc tội đến và nói rõ lời của kẻ đó với Trần Thủ Độ. Tình huống này mang tính chất của một cuộc đối chất ba mặt một lời. - Trái với lẽ thường, những hành động, cách xử trí của Trần Thủ Độ khiến vua Trần ngạc nhiên và khâm phục, kẻ hặc tội vừa sợ hãi vừa khâm phục. Vì cả hai người đó chưa hiểu hết tấm lòng và ý chí của Trần Thủ Độ. Trong tình thế vua Trần còn nhỏ, triều đình nhà Trần mới lập, ông ko thể ko chuyên quyền nhưng sự thực, ông tự biết mình ít học, võ biền, mưu mô quyền biến, ko hề có chí làm vua, chỉ có lòng hết sức giúp vua mà thôi. Ông nói với vua như vậy để nhà vua ko còn mối ngờ vực... Tính cách: trung thực, thẳng thắn, công minh, độ lượng và giàu bản lĩnh. Câu 2: Gợi ý: Câu chuyện thứ hai: Bắt tên quân hiệu - Nguyên nhân: trước yêu cầu và lời nói khích của Linh Từ Quốc Mẫu, Trần Thủ Độ cả giận, sai đi bắt ngay tên lính xấc láo phạm thượng. - Cách xử trí: sau khi nghe lời trình bày sự thật, ông khen ngợi anh lính và còn ban thưởng vàng lụa Cách giải quyết vẹn cả đôi bề, công bằng và gây bất ngờ cho người đọc. Bà vợ hài lòng và ko thể tiếp tục lợi dụng địa vị của chồng để làm khó kẻ dưới. Đem đến sự công bằng cho tên quân hiệu, khuyến khích kẻ dưới giữ nghiêm phép nước dù có làm ảnh hưởng đến người thân của mình. Tính cách: chí công vô tư, tôn trọng pháp luật. Câu 3: - Trần Thủ Độ nhận lời xin riêng cho một người nhà làm chức câu đương, lại cẩn thận ghi tên và quê quán của kẻ đó. - Đến khi gặp mặt, ông lại nói với kẻ đó: “Ngươi vì...được”. Có thể ông sẽ cho hắn làm chức câu đương thực mà còn có thể được ưu tiên thêm nữa vì là người nhà xin cho. - Nhưng khi ông nói nốt vế còn lại kết thúc thật bất ngờ, kịch tính. Đó chỉ là lời cảnh báo răn đe nghiêm khắc để người kia hoảng vía mà xin tha, mà nhớ đời, bỏ hẳn thói nhờ vả, chạy chọt. Đồng thời đó cũng là cách răn vợ ko được dựa quyền thế để làm việc công theo ý mình. Tính cách: chí công vô tư, kiên quyết trừng trị nạn chạy chức, chạy quyền, đút lót, hối lộ, dựa dẫm thân thích và giữ công bằng của pháp luật. * Câu chuyện thứ tư tác giả đặt ra vấn đề gì? - An Quốc hay là thần? - Đặt ra yêu cầu lựa chọn và trọng dụng hiền tài đúng mực cho nhà vua. - Câu hỏi hay lời than: “Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao” sự cảm khái và dứt khoát của Trần Thủ Độ. Tính cách: thẳng thắn, cương trực, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, gia đình HOẠT ĐỘNG – VẬN DỤNG Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung: + Tư tưởng khoan thư sức dân của Hưng Đạo Vương là biết thương yêu dân, trọng dân và chăm lo cho dân hết mực. + Những biểu hiện cụ thể khoan thư sức dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay: trong lãnh đạo, Đảng ta luôn phát huy truyền thống lấy dân làm gốc của cha ông. Đó là chăm lo đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho nhân dân, nhất là những đồng bào nơi đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc, miền núi, hải đảo xa xôi + Phê phán tệ nạn tham ô, tham nhũng, lãng phí, những kẻ sống trên mồ hôi nước mắt của nhân dân. + Bài học nhận thức và hành động: thể hiện lòng biết ơn nhân dân, đóng góp sức mình trong xây dựng và bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. HOẠT ĐỘNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học ? Sưu tầm thêm một số câu chuyện về Hưng Đạo Đại Vương TQT. - Học sinh làm ở nhà. Bước 4: Giao bài và hướng dẫn bài, chuẩn bị bài ở nhà - Nắm được nội dung, nghệ thuật của 3 văn bản - Soạn bài: Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 10

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài đọc thêm tựa trích diễm thi tập, hưng đạo đại vương trần quốc tuấn, thái sư trần thủ độ; giáo án chi tiết bài bài đọc thêm tựa trích diễm thi tập, hưng đạo đại vương trần quốc tuấn, thái sư trần thủ độ; giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài đọc thêm tựa trích diễm thi tập, hưng đạo đại vương trần quốc tuấn, thái sư trần thủ độ; giáo án 4 bước bài bài đọc thêm tựa trích diễm thi tập, hưng đạo đại vương trần quốc tuấn, thái sư trần thủ độ

Giải bài tập những môn khác