Giải VBT Công dân 9 Kết nối bài 9: Vị phạm phép luật và trách nhiệm pháp lí
Giải chi tiết VBT Công dân 9 Kết nối tri thức bài 9: Vị phạm phép luật và trách nhiệm pháp lí. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 9: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Bài tập 1 trang 34: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.
a/ Vi phạm pháp luật là:
A. Hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
C. Hành vi có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
b/ Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là:
A. Hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi.
D. Tất cả các ý trên.
c/ Trách nhiệm pháp lí nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Trừng phạt về kinh tế đối với người vi phạm.
B. Trừng phạt về tinh thần đối với người vi phạm.
C. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
d/ Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:
A. Bất kì ai vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
B. Bất kì ai do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. Mọi người ở tất cả các độ tuổi, dân tộc, nghề nghiệp khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
D. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Bài giải chi tiết:
Đáp án a – B; b -D; c – C; d – D
Bài tập 2 trang 36: Em hãy xác định các hành vi sau đây vi phạm pháp luật gì.
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Bài giải chi tiết:
Bài tập 3 trang 36: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Giải thích vì sao.
a) Tất cả những hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đều là hành vi vi phạm pháp luật.
b) Người say rượu không nhận thức được hành vi của mình nên mọi hành vi trái pháp luật do người say rượu gây ra đều không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
c) Trách nhiệm pháp lí gắn liền với các hậu quả bất lợi mà các chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu nên chỉ mang lại những ý nghĩa tiêu cực.
d) Trách nhiệm pháp lí góp phần ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong cuộc sống.
Bài giải chi tiết:
a) Sai. Không phải tất cả những hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Để được coi là vi phạm pháp luật, hành vi đó phải có lỗi và do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, đồng thời xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b) Sai. Dù người say rượu có thể không nhận thức đầy đủ hành vi của mình, nhưng nếu hành vi của họ vi phạm pháp luật và họ vẫn có năng lực trách nhiệm pháp lý, họ vẫn có thể bị xử lý theo pháp luật. Người say rượu không được miễn trách nhiệm hoàn toàn, trừ khi họ bị mất năng lực nhận thức hoàn toàn.
c) Sai. Trách nhiệm pháp lý không chỉ mang lại ý nghĩa tiêu cực mà còn có ý nghĩa giáo dục, răn đe, giúp công dân ý thức về hành vi của mình. Trách nhiệm pháp lý giúp đảm bảo trật tự, ổn định xã hội và là cơ sở để sửa chữa hậu quả hành vi vi phạm.
d) Đúng. Trách nhiệm pháp lý có vai trò ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật bằng cách răn đe và giáo dục công dân không tái phạm. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật giúp người dân nhận thức được hậu quả của hành vi sai trái và tránh thực hiện chúng trong tương lai.
Bài tập 4 trang 37: Em hãy phân tích dấu hiệu vi phạm pháp luật của các hành vi dưới đây và xác định loại trách nhiệm pháp lí tương ứng với hành vi vi phạm của mỗi chủ thế.
Bài giải chi tiết:
Hành vi
| Phân tích dấu hiệu vi phạm
| Trách nhiệm pháp lí
|
A | - Hành vi có lỗi: chị D cố. ý không chịu trả nợ dù bà N đã đòi tiền.
- Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự thực hiện: chị D đủ tuổi (trên 18 tuổi) để có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình.
– Hành vi gây thiệt hại về tiền bạc cho bà N.
| Chị D phải chịu trách nhiệm dân sự vì:
Trách nhiệm đó phát sinh khi chị D vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ trả nợ của bên vay).
Trách nhiệm đó được quy định trong Bộ luật Dân sự (Điều 466) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trách nhiệm đó sẽ gây nên những thiệt hại về tài sản, nhân thân,... cho chị D (phải trả lại tiền cho bà N, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín,...).
– Trách nhiệm đó buộc chị D phải chịu các biện pháp cưỡng chế như: buộc trả nợ,...
|
B | - Hành vi có lỗi: anh Q nhiều lần đi muộn, biết rõ vi phạm quy định của công ty mà vẫn thực hiện. - Hành vi do chủ thể trong nội bộ cơ quan, tổ chức thực hiện: anh Q là nhân sự của Công ty M. - Hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của công ty. | - Trách nhiệm đó phát sinh khi anh Q vi phạm kỉ luật. - Trách nhiệm đó được quy định trong Bộ luật Lao động, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức. - Trách nhiệm đó do người đứng đầu công ty áp dụng đối với anh Q. – Trách nhiệm đó gây nên những thiệt hại về công việc, thu nhập,... cho anh Q. – Trách nhiệm đó buộc anh Q phải chịu các biện pháp cưỡng chế như khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc,… |
C | - Hành vi có lỗi: anh P cố ý điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng trên đường. - Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện: anh P đã 20 tuổi, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. | Anh Q phải chịu trách nhiệm kỉ luật vì: - Trách nhiệm đó phát sinh khi anh P vi phạm hành chính. - Trách nhiệm đó phát sinh khi anh P vi phạm hành chính. - Trách nhiệm đó có giá trị bắt buộc và được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. – Trách nhiệm đó do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan công an) áp dụng đối với anh P. |
Bài tập 5 trang 38: Em hãy đọc các tình huống dưới đây để trả lời câu hỏi:
a) K (14 tuổi – học sinh lớp 9) sử dụng xe đạp điện để đi học. Khi đến ngã tư gặp đèn đỏ, do sợ đến trường muộn giờ, K không dừng lại mà phóng vụt qua, chẳng may va vào cô P – người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và cô P bị gãy tay.
Em hãy nhận xét hành vi của K. K đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? Vì sao?
b) Chú G là cán bộ kiểm lâm, chú đã nhận số tiền 200 triệu đồng của lâm tặc để làm ngơ cho lâm tặc khai thác gỗ trái phép ở khu vực chú quản lí.
1/ Theo em, hành vi của chú G là hành vi gì?
2/ Chú G đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?
c) Khi li hôn, ông H đồng ý để bà N nuôi hai con nhỏ, còn mình sẽ có trách nhiệm chu cấp tiền nuôi con hằng tháng. Tuy nhiên, sau đó ông không chịu đóng góp chi phí cấp dưỡng cho con như đã thoả thuận khiến bà N và các con gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Không đồng tình với hành vi của ông H, bà N đã làm đơn khởi kiện gửi Toà án đề nghị xem xét giải quyết.
Theo em, ông H đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? Vi sao?
Bài giải chi tiết:
a) Hành vi của K (14 tuổi):
Nhận xét hành vi của K:
K không chấp hành luật giao thông đường bộ, vượt đèn đỏ và gây tai nạn, ảnh hưởng đến an toàn của cô P và chính bản thân K. Đây là hành vi vi phạm pháp luật.
K đã vi phạm pháp luật gì?
K đã vi phạm luật giao thông đường bộ.
K phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? Vì sao?
K thuộc đối tượng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng theo quy định của pháp luật, K có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự (do cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện thay) cho cô P vì hành vi của mình đã gây thiệt hại cho người khác.
b) Hành vi của chú G (cán bộ kiểm lâm):
Hành vi của chú G: Chú G đã nhận hối lộ để làm ngơ cho lâm tặc khai thác gỗ trái phép, đây là hành vi tham nhũng và lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi.
Chú G đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí sau:
- Vi phạm pháp luật: Chú G vi phạm luật phòng chống tham nhũng và các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ tài nguyên rừng.
- Trách nhiệm pháp lí:
+ Trách nhiệm hình sự: Chú G sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ.
+ Trách nhiệm kỷ luật: Chú G có thể bị cách chức, buộc thôi việc hoặc các hình thức kỷ luật khác trong cơ quan nhà nước.
c) Hành vi của ông H (không cấp dưỡng nuôi con):
Ông H đã vi phạm pháp luật gì?
Ông H đã vi phạm quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng trong luật hôn nhân và gia đình. Hành vi này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của con cái trong cuộc sống.
Ông H phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? Vì sao?
- Trách nhiệm dân sự: Ông H phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
- Trách nhiệm hành chính: Nếu cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, ông H có thể bị xử phạt hành chính.
- Trách nhiệm hình sự: Nếu hành vi không cấp dưỡng kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng, ông H có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật.
Bài tập 6 trang 39: Nêu hiểu biết của em về khẩu hiệu dưới đây:
“Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân".
Bài giải chi tiết:
Khẩu hiệu trên nhấn mạnh vai trò quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội và trách nhiệm của mỗi người dân đối với pháp luật. Dưới đây là các ý chính:
Tìm hiểu pháp luật: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Mỗi công dân cần chủ động tìm hiểu pháp luật để nắm vững quyền lợi và nghĩa vụ của mình, cũng như những quy định cần tuân thủ trong cuộc sống.
Học tập pháp luật: Học tập pháp luật giúp công dân nâng cao nhận thức, hiểu rõ hơn về các quy định, chế tài và quyền lợi mà pháp luật bảo vệ. Đây là quá trình không chỉ diễn ra trong nhà trường mà còn qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cộng đồng.
Chấp hành pháp luật: Chấp hành pháp luật là hành vi tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong mọi lĩnh vực như giao thông, kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v…Điều này không chỉ đảm bảo an toàn và trật tự xã hội, mà còn xây dựng niềm tin và sự công bằng giữa các thành viên trong cộng đồng.
Ý nghĩa của khẩu hiệu:
- Pháp luật là nền tảng của một xã hội văn minh. Nếu mỗi công dân đều thực hiện đúng khẩu hiệu trên, xã hội sẽ vận hành tốt đẹp, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của từng người.
- Trách nhiệm tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật không chỉ là nghĩa vụ cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và đất nước.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Công dân 9 Kết nối tri thức , Giải VBT Công dân 9 KNTT, Giải VBT Công dân 9 bài 9: Vị phạm phép luật và trách
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận