Giải siêu nhanh Sinh học 11 cánh diều Bài 14 Tập tính ở động vật

Giải siêu nhanh Bài 14 Tập tính ở động vật sách Sinh học 11 cánh diều. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

MỞ ĐẦU

Câu 1: Ong bắp cày cái (Philanthus triangulum) có tập tính đi kiếm ăn xa tổ và tìm lại đúng tổ của nó giữa rất nhiều các tổ khác khi trở về. Nhà tập tính học Niko Tinbergen đã làm thí nghiệm đánh dấu xung quanh tổ ong bằng các quả thông (trong khi ong ở trong tổ). Sau hai ngày, ông dịch chuyển vòng đánh dấu ra xa khỏi tổ (hình 14.1 trang 93). Theo em, ong có tìm thấy tổ của mình khi quay trở về không? Vì sao?

Ong bắp cày cái (Philanthus triangulum) có tập tính đi kiếm ăn xa tổ và tìm lại đúng tổ của nó giữa rất nhiều các tổ khác khi trở về. Nhà tập tính học Niko Tinbergen đã làm thí nghiệm đánh dấu xung quanh tổ ong bằng các quả thông (trong khi ong ở trong tổ). Sau hai ngày, ông dịch chuyển vòng đánh dấu ra xa khỏi tổ (hình 14.1 trang 93). Theo em, ong có tìm thấy tổ của mình khi quay trở về không? Vì sao?

Trả lời:

  • Theo em, ong không tìm thấy tổ mình khi dịch chuyển vòng đánh dấu ra xa khỏi tổ ong.

  • Giải thích: Ong định vị tổ của mình bằng cách học vị trí tương đối của tổ so với các mốc nhìn thấy được → nếu chuyển dịch vòng quả thông đi → khi ong quay trở về, nó sẽ bay vào vị trí trung tâm của vòng quả thông.

I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TẬP TÍNH

Câu 1: Mỗi tập tính được mô tả ở hình 14.2 trang 94 có vai trò gì đối với đời sống động vật?

Mỗi tập tính được mô tả ở hình 14.2 trang 94 có vai trò gì đối với đời sống động vật?

Trả lời:

  • Tập tính (a) giúp nhện thực hiện việc di chuyển và làm bẫy để bắt mồi.

  • Tập tính (b) giúp kiến đánh dấu đường đi để giúp các con kiến khác trong đàn tìm được đường và lần theo.

  • Tập tính (c) giúp chim công đực thu hút được chim công cái trong mùa sinh sản, tăng cơ hội truyền gene cho thế hệ sau; ngoài ra còn để đe dọa kẻ thù.

  • Tập tính (d) giúp chó bảo vệ được nơi ở, nguồn thức ăn, bạn tình,… 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy lấy thêm ví dụ về tập tính ở động vật. Cho biết vai trò của tập tính đó đối với đời sống của động vật.

Trả lời:

Tập tính

Vai trò của tập tính

Chim cánh cụt tập trung xếp thành vòng tròn và thay phiên nhau hứng gió lạnh.

Duy trì thân nhiệt.

Gấu ngủ đông.

Duy trì sự sống.

Chuột bỏ chạy khi nhìn thấy mèo.

Tránh bị thiên địch săn bắt.

Chim ấp trứng và chăm sóc, bảo vệ con non.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chim non sinh trưởng và phát triển.

Người tập thể dục buổi sáng ở người.

Rèn luyện sức khỏe.

Câu 2: Cho biết các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 trang 94 thuộc loại tập tính nào? Lấy thêm ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp.

Trả lời:

  • Các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 là các tập tính bẩm sinh.

  • Ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp:

  • Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu gọi bạn tình sau cơn mưa đầu hạ, gà con khi mới nở đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy,…

  • Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ, người tập thể dục buổi sáng,…

  • Ví dụ về tập tính hỗn hợp: Hổ săn mồi, chim xây tổ,…

Câu 3: Con người có thể có những hình thức học tập nào? Lấy ví dụ minh họa về các hình thức học tập ở con người. Lấy thêm các ví dụ về mỗi hình thức học tập ở động vật.

Trả lời:

  • Những hình thức học tập có ở con người: Quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ, học giải quyết vấn đề, học xã hội.

  • Ví dụ:

Hình thức học tập

Ví dụ ở người

Ví dụ ở động vật

Quen nhờn

Ném 1 con rắn nhựa vào 1 người, người đó sẽ bỏ chạy → Lặp lại nhiều lần, người đó sẽ không sợ nữa.

Thả một hòn đá nhỏ bên cạnh rùa → rùa rụt đầu vào mai → lặp lại nhiều lần → rùa không rụt vào mai nữa.

In vết

Trẻ em thường có "tính bám" đối với người thường xuyên chăm sóc mình.

Khi mới nở ra, chim non có "tính bám" và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên.

Học nhận biết không gian

Con người đã định vị được đường đi sau vài lần đi qua.

Chim bay đi rất xa để kiếm ăn nhưng sau đó vẫn có thể quay trở về tổ của mình.

Học liên hệ

Khi ăn một quả chanh chua → người ăn tiết rất nhiều nước bọt. Sau vài lần, khi nghe đến từ "quả chanh", người đó sẽ có phản ứng tiết nước bọt.

Kết hợp tiếng gõ kẻng với việc cho cá ăn, sau nhiều lần, chỉ cần gõ kẻng thì cá đã nổi lên mặt nước.

Học giải quyết vấn đề

Thầy dạy toán yêu cầu học sinh giải một bài tập mới. Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh giải được bài tập đó.

Tinh tinh biết cách xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao.

Học xã hội

Trẻ em học cách ăn bằng đũa bằng cách quan sát những người xung quanh.

Hổ con quan sát cách hổ mẹ săn mồi để hoàn thiện kĩ năng săn mồi.

Câu 4: Hãy lấy thêm một số ví dụ về ứng dụng tập tính trong đời sống.

Trả lời:

Ví dụ: Dạy khỉ, cá heo,… biểu diễn xiếc; huấn luyện trâu bò trở về chuồng khi nghe thấy tiếng kẻng,..

VẬN DỤNG

Câu 1: Lấy ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài.

Trả lời:

Ví dụ: Tuyến ở cuối bụng bướm tằm cái tiết pheromone vào không khí để thu hút bướm tằm đực đến giao phối. Loại pheromone này không có tác dụng thu hút các loài khác.

Câu 2: Cho biết những ví dụ sau thuộc hình thức học tập nào.

  • Khi chuột nhắt cắn vào một con sâu bướm sặc sỡ của loài bướm chúa, nó sẽ nhận được chất dịch khó chịu trong miệng. Từ đó, chuột sẽ không tấn công các con sâu có hình dáng tương tự.

  • Học sinh làm bài thi cuối kì.

  • Ong chỉ đường cho các con ong thợ khác về vị trí của hoa bằng "kiểu múa lắc bụng".

  • Nếu chạm nhẹ vào đầu một con ốc sên đang bò, con ốc sên sẽ rụt đầu vào trong vỏ. Lặp lại kích thích này nhiều lần thì ốc sên không rụt đầu vào vỏ nữa.

Trả lời:

  • "Khi chuột nhắt cắn vào một con sâu bướm sặc sỡ của loài bướm chúa, nó sẽ nhận được chất dịch khó chịu trong miệng. Từ đó, chuột sẽ không tấn công các con sâu có hình dáng tương tự" là hình thức học liên hệ kiểu học hành động.
  • "Học sinh làm bài thi cuối kì" là hình thức học giải quyết vấn đề.
  • "Ong chỉ đường cho các con ong thợ khác về vị trí của hoa bằng "kiểu múa lắc bụng" là hình thức học xã hội.
  • "Nếu chạm nhẹ vào đầu một con ốc sên đang bò, con ốc sên sẽ rụt đầu vào trong vỏ. Lặp lại kích thích này nhiều lần thì ốc sên không rụt đầu vào vỏ nữa" là hình thức học quen nhờn.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải ngắn gọn Sinh học 11 cánh diều bài 14 Tập tính ở động vật, Soạn ngắn Sinh học 11 CD bài 14 Tập tính ở động vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác